5. Kết cấu của đề tài luận văn
1.4.1. Văn hóa doanh nghiệp ở Nhật Bản
Văn hóa kinh doanh đƣợc coi là cốt lõi trong hoạt động xây dựng và quản trị quan hệ trong mỗi doanh nghiệp hiện đại. Trên thực tế, mỗi nền văn hóa khác nhau có thể đƣa ra một hệ thống văn hóa doanh nghiệp khác nhau hay nói cách khác, văn hóa doanh nghiệp luôn mang tính đặc thù riêng. Theo ông A. Urata, văn hóa truyền thống của Nhật Bản, do hoàn cảnh sau chiến tranh thế giới đã tạo ra những nét đặc trƣng. Đó là những ngƣời lao động Nhật Bản thƣờng làm việc suốt đời cho một công ty, công sở. Họ đƣợc xếp hạng theo bề dày công tác. Trong các công ty của Nhật Bản đều có tổ chức công đoàn. Các quyết định sẽ đƣợc ra theo quyết định của tập thể và các hoạt động đặc trƣng đó có tên là Kaizen.
Chính văn hóa doanh nghiệp kiểu Nhật đã tạo cho công ty một không khí làm việc dựa trên cơ sở quan hệ với các thành viên nhƣ trong một gia đình, họ gắn bó với nhau chặt chẽ trong quá trình làm việc và sinh hoạt. Lãnh đạo của công ty luôn quan tâm đến các thành viên về mọi mặt. Thậm chí ngay cả trong những chuyện riêng tƣ của họ nhƣ cƣới xin, ma chay, ốm đau, sinh con... cũng đều đƣợc lãnh đạo thăm hỏi chu đáo. Vì làm việc suốt đời cho công ty nên ngƣời lao động sẽ đƣợc tạo điều kiện để học hỏi và đào tạo từ nguồn vốn của công ty. Nâng cao năng suất, chất lƣợng và đào tạo con ngƣời đƣợc coi là hai đặc trƣng cơ bản của văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản.
Có một sự khác bịêt cơ bản trong tƣ duy của ngƣời Nhật về doanh nghiệp. Tại Mỹ và phƣơng Tây, quyền lực cao nhất trong việc quyết định số phận của một doanh nghiệp là các cổ đông. Ngƣời quản lý doanh nghiệp và vốn của doanh nghiệp tách hẳn nhau. Cổ đông yêu cầu nhà quản lý phải nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp trong một thời gian ngắn. Chỉ số cổ tức là thƣớc đo năng lực của nhà quản lý. Tuy nhiên, ngƣời Nhật lại quan
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
niệm rằng doanh nghiệp tồn tại nhƣ một hoạt động mang tính đạo đức. Mọi ngƣời trong công ty phải kết nối với nhau trong mối quan hệ chung. Doanh nghiệp là một chủ thể thống nhất. Ngƣời Nhật quan tâm đến lợi ích doanh nghiệp và ngƣời làm trong doanh nghiệp, thay vì chỉ quan tâm đến lợi nhuận nhƣ ở phƣơng Tây. Do đó, tại một doanh nghiệp Nhật Bản, ngƣời lãnh đạo phải lo nâng cao đời sống cho ngƣời lao động và điều này ảnh hƣởng lớn đến chiến lƣợc phát triển của doanh nghiệp. Nó cũng liên quan mật thiết đến việc nâng cao chất lƣợng và năng suất lao động. Sự thống nhất giữa doanh nghiệp và ngƣời làm trong doanh nghiệp đã tạo cho mọi thành viên sự trung thành cao. Tất cả đều quan tâm đến sự sống còn của doanh nghiệp, do đó dẫn đến sự tăng trƣởng cao.
Về triết lý và phƣơng châm kinh doanh, ngƣời Nhật luôn coi trọng sáng tạo trên cơ sở bảo đảm chiến lƣợc kinh doanh; dành thị phần và nhấn mạnh chất lƣợng và hiệu quả.
Về nghi lễ, nghi thức và môi trƣờng làm việc: Khiêm tốn lễ độ; Điều chỉnh và tiếp thu; luôn biết cám ơn và xin lỗi đúng lúc đúng chỗ; tính kỷ luật cao trong công việc; có lối uy nghĩ và tác phong rất công nghiệp.; Logo, khẩu hiệu rất thuyết phục và có tính khích lệ. Chẳng hạn logo khẩu hiệu của tập đoàn fujitsu ban đầu là: “ Moị khả năng là vô tận”, sau đó từ tháng 4/2010 đến nay là: “Cùng định hình tƣơng lai với bạn”,... Bên cạnh đó, ngƣời Nhật luôn tôn trọng môi trƣờng làm việc. Khiếu hài hƣớc không có nhiều đất dụng, ngoại trừ trong giờ nghỉ. Hầu nhƣ không có chuyện va chạm cơ thể giữa các đồng nghiệp. Còn vỗ lƣng? Tuyệt đối không.
Khi có các cuộc đàm phán thì Ngƣời lãnh đạo có chức vụ cao nhất trong công ty của Nhạt Bản sẽ điều hành cuộc đàm phán. Những thành viên khác không đƣợc nói nhiều quá và thƣờng chỉ đƣa ra những lời bình hoặc nhận xét dựa vào quan điểm hoặc thái độcủa ngƣời có cấp cao nhất đang hiện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
diện ở đó, và không ai bày tỏ sự bất đồng với ngƣời đó. Nếu không làm nhƣ vậy sẽ bị coi là bất kính.
Ở Nhật Bản, nhiều công ty thƣờng bắt đầu ngày làm việc bằng một cuộc họp vào buổi sáng. Tại đó, nhân viên sẽ xếp hàng và hô to các khẩu hiệu của công ty nhƣ một cách để truyền cảm hứng và động lực làm việc cũng nhƣ sự trung thành. Và đó cũng là một hình thức làm tƣơi mới các mục tiêu của công ty trong tâm trí từng nhân viên.
Ngƣời Nhật thƣờng làm việc hăng say, chơi nhiệt tình. Chẳng hạn, sau một ngày thảo luận quyết liệt, các nhân viên Nhật Bản sẵn sàng tìm cách xả xì trét. Đi đến các quầy bar là một hoạt động phổ biến nếu không muốn nói là truyền thống. Nếu công sở là nơi đầy những lễ nghi hà khắc thì quầy bar lại là nơi để các doanh nhân Nhật Bản đƣợc trút hết bầu tâm sự. Một điểm đến đƣợc ƣa thích khác là các quán karaoke. Tại đây mọi ngƣời đƣợc thoải mái hát hò với tiêu chí “hát hay không bằng hay hát”. Các điểm đến về đêm nhƣ thế này ngoài việc giúp họ cân bằng công việc với giải trí thì còn là nơi để các đồng nghiệp chia sẻ thông tin, thắt chặt tình bạn hay củng cố tập thể.
Nhƣ vậy, một điều quan trọng cần phải nhớ là không đƣợc để công việc chiếm lĩnh cuộc sống riêng. Giải trí cũng là một phần quan trọng không kém trong một ngày. Nó giúp giải tỏa căng thẳng và làm vơi bớt lo âu. Khi đi chơi hoặc làm bất kỳ việc gì với đồng nghiệp, có một cam kết bất thành văn là luôn là một phần của nhóm.
Các mối quan hệ rất đƣợc coi trọng ở Nhật Bản. Sự ủng hộ từ nhiều ngƣời sẽ tạo cho họ lòng tự tin và sức mạnh. Thực tế, các doanh nhân Nhật thƣờng sắp xếp một cuộc gặp gỡ cá nhân với cấp quản trị cao hơn để tranh thủ sự tán thành và ủng hộ của cấp trên bên cạnh sự khích lệ từ đồng nghiệp. Do đó nếu có đƣợc sự tán thành của những ngƣời thành đạt, bạn sẽ trở nên đáng tin cậy trong con mắt của nhiều ngƣời và tạo nền tảng vững chắc để đảm nhận những vị trí cao hơn. Nhiều ngƣời cho rằng đây là kỹ năng "PR bản thân" và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
không đánh giá cao nó. Điều quan trọng trong hoạt động ngày là sự chân thành và chân thật.