Những yếu tố ảnh hƣởng đến việc hình thành và phát triển Văn hóa

Một phần của tài liệu nghiên cứu các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp tại công ty điện lực bắc kạn (Trang 37)

5. Kết cấu của đề tài luận văn

1.3. Những yếu tố ảnh hƣởng đến việc hình thành và phát triển Văn hóa

cạnh tranh cho doanh nghiệp, doanh nhân, cán bộ quản lý cấp cao, các nhà lãnh đạo và quản lý các cấp khác phải nhất thiết tham gia vào quá trình xây dựng văn hóa của tổ chức mình.

1.3. Những yếu tố ảnh hƣởng đến việc hình thành và phát triển Văn hóa doanh nghiệp doanh nghiệp

Quá trình hình thành và phát triển VHDN là một quá trình lâu dài và chịu sự tác động của nhiều yếu tố, trong đó, có thể kể ra những yếu tố cơ bản nhất có ảnh hƣởng đến việc hình thành và phát triển VHDN, bao gồm: nền văn hóa hay văn hóa dân tộc; văn hóa cá nhân; vai trò dẫn dắt của Ban lãnh đạo doanh nghiệp; sự giao lƣu văn hóa trong kinh doanh; sự nhận thức cũng nhƣ ý thức tuân thủ của ngƣời lao động trong doanh nghiệp về các giá trị thuộc về VHDN; pháp luật và quan điểm của Nhà nƣớc; thái độ và sự nhận thức của khách hàng về doanh nghiệp; và sự nhận thức của công chúng trong xã hội về doanh nghiệp.

Mặc dù những nhân tố ảnh hƣởng khác không đƣợc trình bày đủ ra trong nội dung này, nhƣng trong thực tiễn và tùy vào từng trƣờng hợp của doanh nghiệp cụ thể trong tiến trình xây dựng VHDN, các nhân tố đó sẽ bộc lộ ra ở các giai đoạn khác nhau, và khi đó chúng sẽ đƣợc xem xét là những nhân tố cơ bản nhất có ảnh hƣởng.

Dƣới đây là nội dung một số nhân tố ảnh hƣởng cơ bản đến việc hình thành và phát triển VHDN đã đƣợc nêu ra ở trên.

- Nền văn hóa:

Nền văn hóa là tập hợp của các kiểu văn hóa khác nhau cùng tồn tại trên một địa bàn rộng lớn có chủ quyền giống nhƣ quốc gia, dân tộc. Nghiễm nhiên, VHDN trở thành một bộ phận cấu thành nền văn hóa.

Sự phản chiếu của văn hóa dân tộc lên VHDN là một điều tất yếu. Bản thân VHDN là một nền tiểu văn hóa nằm trong văn hóa dân tộc. Việc xác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

định những giá trị văn hóa dân tộc phản ánh trong VHDN là điều hết sức khó khăn vì văn hóa dân tộc là một phạm trù hết sức rộng lớn và trừu tƣợng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nền văn hóa hay văn hóa dân tộc có tác động rất lớn và ảnh hƣởng mạnh mẽ đối với doanh nghiệp. Mặc dù nền văn hóa là rất đa dạng, nhƣng chính sự đa dạng và phong phú này đã tạo nên bản sắc riêng của nền văn hóa đó. Chúng ta nhận diện đƣợc nền văn hóa thông qua chính những bản sắc riêng có này. Và cũng chính từ đó, chúng ta có thể hình dung và cảm nhận về từng nét văn hóa riêng biệt cấu thành nên nó.

Sứ mạng của doanh nghiệp là thể hiện nét riêng trong VHDN của mình trong nền văn hóa dân tộc nhƣng không đƣợc làm ảnh hƣởng đến giá trị văn hóa chung của dân tộc. Hay nói rộng ra, văn hóa dân tộc có vai trò dẫn dắt và định hƣớng cho các giá trị văn hóa của doanh nghiệp.

- Văn hóa cá nhân:

Các cá nhân, bao gồm tất cả các thành viên đang làm việc cho doanh nghiệp, từ ngƣời lãnh đạo cao nhất cho đến những ngƣời nhân viên bình thƣờng, họ mang đến cho doanh nghiệp những giá trị văn hóa khác nhau góp phần hình thành nên văn hóa chung của doanh nghiệp. Các giá trị chung đó có thể kể đến nhƣ: trình độ học vấn, tôn giáo, chủng tộc, ngôn ngữ, sở trƣờng chuyên môn, kỹ năng giao tiếp, các phát minh, sáng kiến, các công trình do họ tạo dựng hoặc góp sức tạo nên, v.v... Trong quá trình phát triển và chọn lọc, các giá trị văn hóa cá nhân đó sẽ đƣợc giữ lại những giá trị tốt đẹp và loại bỏ những giá trị xấu để góp phần tạo dựng nên VHDN.

Do vậy, có thể nói rằng, văn hóa cá nhân là nhân tố có ảnh hƣởng rõ ràng và dễ nhìn nhận nhất đến VHDN.

- Vai trò dẫn dắt của Ban lãnh đạo doanh nghiệp

Ban lãnh đạo không chỉ là ngƣời quyết định cơ cấu tổ chức và công nghệ của doanh nghiệp, mà còn là ngƣời sáng tạo ra các biểu tƣợng, các ý thức hệ, ngôn ngữ, niềm tin, nghi lễ và huyền thoại,... của doanh nghiệp. Qua

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

quá trình xây dựng và quản lý doanh nghiệp, hệ tƣ tƣởng và tính cách của các thành viên trong Ban lãnh đạo doanh nghiệp sẽ đƣợc phản chiếu lên VHDN.

Ban lãnh đạo doanh nghiệp giữ vai trò chính trong việc dẫn dắt và định hƣớng cho nội dung và hƣớng phát triển VHDN. Họ là những ngƣời có tiếng nói cuối cùng trƣớc khi tập thể doanh nghiệp quyết định lựa chọn một mô hình văn hóa nào đó trong kinh doanh.

Mặc dù vậy, sự ảnh hƣởng đó vẫn sẽ bị thay đổi theo thời gian khi mà có sự thay thế ở cấp lãnh đạo. Nhƣng dù sao, Ban lãnh đạo doanh nghiệp vẫn là ngƣời tạo ra những ảnh hƣởng và ghi dấu ấn của mình rõ nét nhất trong VHDN qua mỗi thời kỳ phát triển của doanh nghiệp.

- Sự giao lƣu văn hóa trong kinh doanh:

Trong văn hóa xã hội nói chung và trong văn hóa kinh doanh nói riêng không thể thiếu đƣợc sự giao lƣu học hỏi những giá trị văn hóa khác từ bên ngoài. Việc giao lƣu, học hỏi văn hóa có vai trò to lớn trong việc truyền bá những thông điệp có giá trị về văn hóa và làm nên sức mạnh của dân tộc, sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong sự giao lƣu đó, việc học hỏi về văn hóa là việc làm hết sức cần thiết. Nó là một đòi hỏi tất yếu trong quy trình xây dựng VHDN nhằm hƣớng đến việc hoàn thiện các giá trị VHDN.

Các giá trị VHDN học hỏi thƣờng đƣợc hình thành hoặc vô thức, hoặc có ý thức và ảnh hƣởng của chúng đến hoạt động của doanh nghiệp có thể tích cực, cũng có thể tiêu cực.

Mặc dù có rất nhiều con đƣờng và cách thức khác nhau để học hỏi văn hóa trong kinh doanh, thế nhƣng, một đặc điểm chung nhất dễ nhận ra là trên con đƣờng học hỏi này có rất ít sự đóng góp của lãnh đạo mà phần lớn tập trung ở nhân viên. Những nhà lãnh đạo khôn ngoan là những ngƣời biết cách ứng xử với những kinh nghiệm này để đạt hiệu quả quản trị cao nhất, tạo nên môi trƣờng văn hóa hỗ trợ đắc lực cho hoạt động của doanh nghiệp. Bởi việc học hỏi đó không làm xấu đi hình ảnh của doanh nghiệp cũng nhƣ làm lu mờ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

phong cách của lãnh đạo. Trái lại, chúng càng thể hiện sự thích ứng ngày càng tốt hơn của lãnh đạo doanh nghiệp với xu hƣớng phát triển tất yếu.

- Sự nhận thức cũng nhƣ ý thức tuân thủ của ngƣời lao động trong doanh nghiệp về các giá trị thuộc về VHDN:

Sự nhận thức và ý thức tuân thủ của ngƣời lao động về các đòi hỏi trong quá trình xây dựng và hoàn thiện VHDN là điều hết sức quan trọng. Nó đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có khả năng duy trì hay không duy trì đƣợc VHDN. Ngƣời xƣa đã có câu: “Chở thuyền là dân và lật thuyền cũng là dân”. Bởi vậy, VHDN muốn xây dựng thành công cũng phải tìm kiếm sự đồng thuận trong tập thể ngƣời lao động. Sự thành công này phụ thuộc rất lớn vào khả năng tuyên truyền, vận động và giáo dục của doanh nghiệp về các giá trị VHDN nhằm nâng cao tình thần tự giác của ngƣời lao động, hƣớng họ đến một tinh thần thực hiện tự nguyện và sẵn sàng cống hiến. Để thực hiện đƣợc điều đó, đòi hỏi các giá trị VHDN phải có sự hài hòa với ý trị và nguyện vọng của tập thể ngƣời lao động.

- Pháp luật và quan điểm của Nhà nƣớc:

Đây là điều kiện về môi trƣờng để VHDN có thể hình thành và phát triển. Hệ thống pháp luật phải đƣợc lập ra và điều khiển những hành vi của doanh nghiệp nhằm hƣớng đến những giá trị văn hóa tốt đẹp.

Pháp luật và quan điểm của Nhà nƣớc mang tính chất ảnh hƣởng theo kiểu định hƣớng. Vừa răn đe, trừng phạt vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kinh doanh phục vụ xã hội.

- Thái độ và sự nhận thức của khách hàng về doanh nghiệp:

Mọi biểu hiện trong kinh doanh của doanh nghiệp đều thể hiện và bộc lộ các giá trị văn hóa của doanh nghiệp. Các biểu hiện đó đều tác động lên sự nhận thức của khách hàng và đón nhận lại từ phía họ với những biểu hiện của những thái độ hoặc phản ứng khác nhau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trong khi đó, khách hàng là ngƣời đánh giá cuối cùng về các giá trị văn hóa trong kinh doanh của doanh nghiệp. Sự đánh giá đó đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đã xây dựng thành công hay chƣa thành công VHDN. Vì thế, cũng có thể coi VHDN là thƣớc đo số 1 (đối tƣợng trực tiếp mà doanh nghiệp hƣớng đến việc phục vụ, đối tƣợng chính mang lại lợi nhuận và sự thành công cho doanh nghiệp) về sự thành công trong xây dựng văn hóa trong kinh doanh của doanh nghiệp.

- Sự nhận thức của công chúng trong xã hội về doanh nghiệp:

Một nhân tố quan trọng khác góp phần ảnh hƣởng đến việc đánh giá thành công hay thất bại trong nỗ lực xây dựng văn hóa trong kinh doanh của doanh nghiệp, đó là công chúng. Sự đánh giá của họ cũng quan trọng không kém sự đánh giá của khách hàng. Đặc biệt, trƣớc yêu cầu của sự phát triển hiện nay, tính chất bền vững và giao tế với cộng đồng buộc doanh nghiệp phải có những hành động thân thiện và gần gũi hơn với cộng đồng. Những hành động đó phải trên cơ sở bảo vệ lợi ích của cộng đồng và tiến tới làm giàu cho xã hội. Trong quá trình thực hiện những hành động đó, các giá trị VHDN sẽ dần đƣợc bộc lộ và đƣợc xã hội nhận thức. Sự đánh giá của cộng đồng cũng sẽ trở thành thƣớc đo số 2 (đối tƣợng gián tiếp tạo ra lợi nhuận và sự thành công cho doanh nghiệp) để đo lƣờng mức độ thành công của doanh nghiệp trong quá trình xây dựng VHDN.

Tóm lại, trong quá trình hình thành và phát triển, xét về mặt lý

thuyết, VHDN đƣợc cấu thành và chịu sự tác động của nhiều yếu tố, trong đó có những yếu tố cơ bản nhƣ: nhóm các yếu tố hữu hình (phong trào, nghi lễ, nghi thức, kiến trúc trụ sở văn phòng,biển hiệu trang phục của cán bộ nhân viên, ấn phẩm, ngôn ngữ, khẩu hiệu và các qui định của doanh nghiệp,...) và nhóm các yếu tố vô hình (triết lý và phƣơng châm kinh doanh, chất lƣợng ban lãnh đạo và nhân viên, hệ thống trao đổi thông tin và các mối quan hệ trong doanh nghiệp,..).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu nghiên cứu các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp tại công ty điện lực bắc kạn (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)