5. Kết cấu của đề tài luận văn
1.2.1. Những biểu hiện trực quan hay nhóm các yếu tố hữu hình
Những biểu hiện giá trị VH hữu hình là những cái thể hiện ra bên ngoài rõ ràng, dễ nhận biết nhất của VHDN. Các thực thể hữu hình mô tả một cách tổng quan nhất môi trƣờng vật chất và các hoạt động xã hội trong một DN.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Một số biểu hiện hữu hình dễ quan sát tạo nên lớp bề mặt của VHDN có thể kể đến là: Phong trào, nghi lễ, nghi thức, kiến trúc trụ sở văn phòng, biển hiệu, trang phục hay đồng phục của cán bộ nhân viên, cấu trục của doanh nghiệp, môi trƣờng làm việc, thành tích và khen thƣởng,...là nhóm yếu tố cấu thành VHDN bề nổi, phản ánh đời sống, sinh hoạt của doanh nghiệp, công ty. Tuy không trực tiếp ảnh hƣởng đến kết quả kinh doanh, nhƣng ảnh hƣởng của nó đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp cũng rất lớn. Nó tuyên truyền phổ biến đƣờng lối, chính sách của công ty, tạo ra sự khác biệt của công ty với bên ngoài, tạo hình ảnh tốt cho công ty trƣớc cộng đồng, qua đó góp phần xây dựng thƣơng hiệu,... Chẳng hạn, tới thăm một DN có trụ sở to đẹp, biển hiệu rõ ràng, bảo vệ đứng hai bên, thấy nhiều ngƣời ra vào ăn mặc lịch sự… nhiều ngƣời có thể có thiện cảm và bƣớc đầu đánh giá văn hóa DN này có thể ở mức cao.
1.2.1.1. Kiến trúc công sở
Bao gồm kiến trúc ngoại thất và thiết kế nội thất công sở. Từ Sự tiêu chuẩn hóa về màu sắc, kiểu dáng đặc trƣng của công sở, thiết kế nội thất nhƣ mặt bằng, quầy, bàn ghế, phòng, giá để hàng, lối đi, loại dịch vụ, trang phục… đến những chi tiết nhỏ nhặt nhƣ đồ ăn, vị trí công tắc điện, thiết bị và vị trí của chúng trong phòng vệ sinh… Tất cả đều đƣợc sử dụng để tạo ấn tƣợng thân quen, thiện trí và đƣợc quan tâm. Sở dĩ nhƣ vậy là vì kiến trúc ngoại thất có thể có ảnh hƣởng quan trọng đến hành vi con ngƣời về phƣơng diện cách thức giao tiếp, phản ứng và thực hiện công việc. Hơn nữa, công trình kiến trúc có thể đƣợc coi là một “linh vật” biểu thị một ý nghĩa, giá trị nào đó của một doanh nghiệp(chẳng hạn: giá trị lịch sử gắn liền với sự ra đời và trƣởng thành của doanh nghiệp, các thế hệ nhân viên…), xã hội, còn các kiểu dáng kết cấu có thể đƣợc coi là biểu tƣợng cho phƣơng châm chiến lƣợc của doanh nghiệp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 1.2.1.2. Nghi lễ
Đây là những hoạt động đã đƣợc dự kiến từ trƣớc và chuẩn bị kỹ lƣỡng dƣới hệ thống các hoạt động, sự kiện văn hoá-xã hội chính thức, nghiêm trang, tình cảm đƣợc thực hiện định kỳ hay bất thƣờng nhằm thắt chặt mối quan hệ tổ chức và thƣờng đƣợc tổ chức vì lợi ích của những ngƣời tham dự. Những ngƣời quản lý có thể sử dụng nghi lễ nhƣ một cơ hội quan trọng để giới thiệu về những giá trị đƣợc tổ chức coi trọng, để nhấn mạnh những giá trị riêng của tổ chức, tạo cơ hội cho mọi thành viên cùng chia sẻ cách nhận thức về những sự kiện trọng đại, để nêu gƣơng và khen tặng những tấm gƣơng điển hình đại biểu cho những niềm tin và cách thức hành động cần tôn trọng của tổ chức. Có bốn loại nghi lễ cơ bản: chuyển giao(khai mạc, giới thiệu thành viên mới, chức vụ mới, lễ ra mắt..), củng cố( lễ phát phần thƣởng..), nhắc nhở( sinh hoạt văn hoá, chuyên môn, khoa học…), liên kết ( lễ hội, liên hoan, tết…).
1.2.1.3.Biểu tượng, bài hát truyền thống, trang phục
Biểu tƣợng là một thứ biểu thị một cái gì đó không phải là chính nó và có tác dụng giúp cho mọi ngƣời nhận ra hay hiểu đƣợc thứ mà nó biểu thị. Các công trình kiến trúc, lễ nghi, giai thoại, khẩu hiệu đều chứa những giá trị vật chất cụ thể, hữu hình, các biểu trƣng này đều muốn truyền đạt những giá trị, ý nghĩa tiềm ẩn bên trong cho những ngƣời tiếp nhận theo cách thức khác nhau. Một biểu tƣợng khác là logo hay một tác phẩm sáng tạo đƣợc thiết kế để thể hiện hình tƣợng về một tổ chức, một DN bằng ngôn ngữ nghệ thuật phổ thông. các biểu tƣợng vật chất này thƣờng có sức mạnh rất lớn vì chúng hƣớng sự chú ý của ngƣời thấy nó vào một ( vài) chi tiết hay điểm nhấn cụ thể có thể diễn đạt đƣợc giá trị chủ đạo mà tổ chức, DN muốn tạo ấn tƣợng, lƣu lại hay truyền đạt cho ngƣời thấy nó. Logo là loại biểu trƣợng đơn giản nhƣng lại có ý nghĩa rất lớn nên đƣợc các DN rất chú trọng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bài hát truyền thống, trang phục hay đồng phục là những giá trị VH tạo ra nét đặc trƣng cho DN và tạo ra sự đồng cảm, gắn bó giữa các thành viên. Đây cũng là những biểu tƣợng tạo nên niềm tự hào của nhân viên về công ty của mình. Ngoài ra, trang phục các giai thoại, truyện kể, các ấn phẩm điển hình … là những biểu tƣợng giúp mọi ngƣời thấy rõ hơn về những giá trị VH của tổ chức.
1.2.1.4. Ngôn ngữ, khẩu hiệu
Nhiều tổ chức, DN đã sử dụng những câu chữ đặc biệt, khẩu hiệu, ví von, ẩn dụ hay một sắc thái ngôn ngữ để truyền tải một ý nghĩa cụ thể đến nhân viên của mình và những ngƣời hữu quan. Khẩu hiệu là hình thức dễ nhập tâm và đƣợc không chỉ nhân viên mà cả khách hàng và nhiều ngƣời khác luôn nhắc đến. Khẩu hiệu thƣờng rất ngắn gọn, hay sử dụng các ngôn từ đơn giản, dễ nhớ; do đó đôi khi có vẻ “ sáo rỗng” về hình thức. Khẩu hiệu là cách diễn đạt cô đọng nhất của triết lý hoạt động, kinh doanh của một tổ chức, một công ty. Vì vậy, chúng cần đƣợc liên hệ với bản tuyên bố sứ mệnh của tổ chức, công ty để hiểu đƣợc ý nghĩa tiềm ẩn của chúng.
1.2.1.5. Ấn phẩm điển hình
Là những tƣ liệu chính thức có thể giúp những ngƣời hữu quan có thể nhận thấy rõ hơn về cấu trúc văn hoá của một tổ chức. Chúng có thể là bản tuyên bố sứ mệnh, báo cáo thƣờng niên, tài liệu giới thiệu về tổ chức, công ty, sổ vàng truyền thống, ấn phẩm định kỳ hay đặc biệt, tài liệu quảng cáo giới thiệu sản phẩm và công ty, các tài liệu, hồ sơ hƣớng dẫn sử dụng, bảo hành…
1.2.1.6. Các qui định về văn hóa trong doanh nghiệp
Doanh nghiệp nào cũng có các yếu tố văn hóa DN một cách tự nhiên ở các mức độ khác nhau. Chắc chắn ban lãnh đạo DN nào cũng đều quan tâm tới văn phòng, nhà máy và không gian làm việc cho mọi nhân viên. DN nào mà chẳng có điều lệ, các quy định, nội quy… ban hành bằng văn bản, phổ biến cho các phòng ban thực thi. Đây là đòi hỏi bắt buộc của xã hội cũng nhƣ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
của luật pháp đối với hoạt động của DN, để đảm bảo rằng DN kiếm đƣợc lợi nhuận nhƣng cũng phải thực hiện các nghĩa vụ nhƣ nộp thuế, đóng góp bảo vệ môi trƣờng, tôn trọng thuần phong mỹ tục quốc gia…
Các quy trình, quy định hay chính sách sẽ giúp doanh nghiệp hoạt động ổn định, theo chuẩn. Đây cũng là cấu thành giúp doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao về chất lƣợng sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp, góp phần tạo tính ổn định và nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp với nỗ lực làm hài lòng khách hàng và xã hội.