Sử dụng sự nở nhiệt Nội dung

Một phần của tài liệu 40 THỦ THUẬT(NGUYÊN TẮC) SÁNG TẠO CƠ BẢN (Trang 42)

Nội dung

a) Sử dụng sự nở (hay co) nhiệt của các vật liệu.

b) Nếu đã dùng sự nở nhiệt, sử dụng với vật liệu có các hệ số nở nhiệt khác nhau.

Nhận xét

1- Nguyên tắc này liên quan đến việc sử dụng các kiến thức, cụ thể, liên quan đến những hiệu ứng nở (hay co) nhiệt của các vật liệu. Do vậy, người giải cần chú ý "nắm" những kiến thức cần thiết để có thể sử dụng chúng trong quá trình giải các bài toán của mình: các hiệu ứng nói riêng, các kiến thức nói chung đều có tác dụng giải quyết những mâu thuẫn có trong bài toán.

2- Tuy "nhiệt học" là bộ môn khoa học tương đối cổ nhưng với thời gian nó vẫn phát hiện thêm những hiệu ứng mới, bất ngờ, có nhiều tính chất thú vị, có thể áp dụng trong các sáng chế, ví dụ, hiệu ứng "trí nhớ" của kim loại...

3- Cần chú ý khai thác các nguồn tạo nhiệt hoặc hấp thu nhiệt có sẵn trong môi trường xung quanh như ánh sáng mặt trời, nhiệt độ môi trường...

4- Sự nở (hay co) nhiệt tạo nên sự thống nhất mới giữa các mặt đối lập như: ngắn và dài, thẳng và cong, nóng và lạnh...

5- Ngoài ra, thủ thuật này còn khuyên người giải sử dụng kết hợp những vật liệu có các hệ số nở nhiệt khác nhau. Việc kết hợp này có thể làm tăng hiệu quả hoặc có được những tính chất mới.

Các thí dụ

1- Các loại nhiệt kế sử dụng hiệu ứng nở nhiệt.

2- Để tạo chân không trong ống giác, người ta hơ nóng để không khí bên trong nở ra, thoát bớt ra ngoài. Sau đó, người ta áp sát vào đối tượng. Khi ống giác nguội, phần còn lại của không khí trong ống giác co lại, áp suất giảm, tạo nên lực hút.

3- Đèn kéo quân chuyển động được nhờ đốt nóng không khí và có sự đối lưu. 4- Quả bóng bàn bị móp méo, để làm tròn lại có thể cho vào nước sôi.

5- Còi báo hiệu nước sôi gắn trên nắp ấm đun nước

6- Các loại rờ-le đóng ngắt mạch điện nhờ vào sự giãn nở của tấm kim loại lưỡng kim...

Chuyện vui

cô luộc rau muống. Cô đổ cả rổ rau vào nồi, lúc vớt ra thì chỉ còn một diã. Sợ mẹ chồng nghĩ mình ăn vụng, cô sợ quá ôm mặt khóc. Mẹ chồng biết chuyện, giải thích cho cô biết rau bị ngót khi đun sôi. Lần khác, mẹ chồng sai cô luộc năm quả trứng, luộc chín còn nguyên 5 quả, thấy lạ cô liền ăn hết hai quả. Lúc mở mâm cơm thấy có ba quả trứng, mẹ chồng hỏi:

-Sao luộc năm quả lại còn lại ba? Cô ấp úng trả lời:

Thưa mẹ, trứng luộc bị ngót đi đấy ạ.

Một phần của tài liệu 40 THỦ THUẬT(NGUYÊN TẮC) SÁNG TẠO CƠ BẢN (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)