Nguyên tắc thay đổi màu sắc Nội dung

Một phần của tài liệu 40 THỦ THUẬT(NGUYÊN TẮC) SÁNG TẠO CƠ BẢN (Trang 37)

Nội dung

a) Thay đổi màu sắc của đối tượng hay môi trường bên ngoài

b) Thay đổi độ trong suốt của của đối tượng hay môi trường bên ngoài.

c) Để có thể quan sát được những đối tượng hoặc những quá trình, sử dụng các chất phụ gia màu, hùynh quang.

d) Nếu các chất phụ gia đó đã được sử dụng, dùng các nguyên tử đánh dấu. e) Sử dụng các hình vẽ, ký hiệu thích hợp.

Nhận xét

1- Từ "trong suốt" cần được hiểu theo nghiã rộng, không chỉ riêng cho vùng biểu kiến.

2- Trong năm giác quan của con người, thị giác phát triển và đóng vai trò quan trọng nhất: hơn 90% thông tin nhận được từ thế giớ bên ngoài và qua con đường thị giác. Nguyên tắc này, xét về mặt quan hệ với con người, liên quan đến bộ môn :"Tâm lý học kỹ thuật" (Xem phần nhận xét của thủ thuật 19.

nguyên tắc tác động theo chu kỳ).

3- Màu sắc có nhiều, do đó cần tránh thói quen chỉ sử dụng một loại màu nào đó. Cần qui ước mỗi loại màu tương ứng với cái gì, trên cơ sở đó dễ bao quát, xử lý thông tin nhanh.

4- Các hình vẽ, ký hiệu thích hợp rất có tác dụng, giúp cho suy nghĩ thoáng, thấy được các mối liên hệ giữa các bộ phận. Nếu có thể, nên vẽ sơ đồ khối, chúng giúp không chỉ thấy cây mà còn thấy rừng. 5- Nguyên tắc này còn liên quan đến những kiến thức về các hiện tượng phát quang, gây ra bởi các cách kích thích khác nhau. Cho nên cần chú ý đến những hiệu ứng thuộc loại này.

6-Nguyên tắc thay đổi màu sắc hay sử dụng với các thủ thuật như 2.nguyên tắc tách khỏi, 3.nguyên tắc phẩm chất cục bộ, 10.nguyên tắc thực hiện sơ bộ, 26 nguyên tắc sao chép (copy)....

Các ví dụ

1- Băng keo trong suốt, dán trang sách bị rách mà vẫn đọc được. 2- Các vật chứa trong suốt có thể nhìn thấy chất đựng bên trong.

4- Các chai lọ thuỷ tinh có những màu sắc khác nhau, thích hợp cho việc phân loại, bảo quản những chất đựng bên trong.

5- Các màu sắc ký hiệu qui ước trong giao thông như đèn đỏ thì dừng, đèn xanh thì đi...hình đầu lâu xương chéo- coi chừng nguy hiểm.

6- Trong các nhà máy lớn, những người làm công việc khác nhau mặc những bộ quần áo, màu sắc, kiểu dáng, phù hiệu khác nhau, để dễ theo dõi, kiểm tra chức năng, công việc.

7- Bảng hiệu dùng sơn phát quang dễ nhìn trong bóng tối.

8- Sử dụng các loại giấy với màu sắc khác nhau để qui ước tính chất công việc và để dễ kiểm tra, kiểm soát.

9- Sử dụng màu sắc cho việc phân loại nhận diện...

Chuyện vui

A nói với B

- Mình không hiểu, tại sao một người nghèo tốt bụng, tử tế với mọi người xung quanh, nhưng khi trở nên giàu có, lập tức anh ta khinh khỉnh như chẳng nhìn thấy ai. Chẳng lẽ tiền bạc làm người ta thay đổi nhanh thế.

B mỉm cười nói:

Cậu hãy lại gần cửa sổ, nhìn qua lớp kính xem thấy những gì?

A:- Ồ thấy mọi thứ trên đời: người, xe cộ, nhà cửa, cây cối...tất cả đếu sống động, muôn màu, muôn vẻ. B: Còn bây giờ cậu lại tấm gương soi, cậu thấy gì trong đó?

A: Thấy có mỗi một mình mình.

B: Vậy là đúng rồi. Cũng là kính nhưng chỉ cần phủ lên một lớp bạc thì mọi sự đã thay đổi, huống gì con người.

Một phần của tài liệu 40 THỦ THUẬT(NGUYÊN TẮC) SÁNG TẠO CƠ BẢN (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)