Nội dung
Sử dụng các hiện tượng nảy sinh trong quá trình chuyển pha như : thay đổi thể tích, toả hay hấp thu nhiệt lượng...
Nhận xét
1- Từ "pha" cần hiểu nghiã rộng như "trạng thái" trong thủ thuật 35. Thay đổi các thông số hoá lý của đối tượng.
2- Nguyên tắc này khác với nguyên tắc 35 ở chỗ, không sử dụng hoặc "pha" này hoặc "pha" kia, mà sử dụng những hiệu ứng nảy sinh chính vào lúc chuyển pha, thường là những hiệu ứng mang tính nhảy vọt. 3- Ở đây, người giải cần có những kiến thức về quá trình chuyển pha cùng các hiệu ứng để có thể dùng chúng trong lời giải bài toán của mình một cách có ích lợi nhất
4- "Sử dụng chuyển pha" cũng là một cách cụ thể hoá việc " sử dụng những nguồn dự trữ có sẵn trong đối tượng".
5- Tinh thần của nguyên tắc này đòi hỏi người giải phải khắc phục tính ì tâm lý, quen nhìn đối tượng ở dạng "trạng thái cân bằng" mà không để ý những gì nảy sinh trong các quá trình chuyển trạng thái, "thời kỳ quá độ". Bản thân quá trình chuyển trạng thái là quá trình phức tạp với những qui luật đặc thù của nó mà trong khuôn khổ của topic này, người viết không đi vào chi tiết.
6- Đối với người giải, trong quá trình rèn luyện để làm chủ mình, cần có sự chú ý xứng đáng đến những "hiệu ứng" nảy sinh do chuyển trạng thái mà có. Những hiệu ứng này có thể "dương" mà cũng có thể "âm". "Dương" thì cần phát huy khai thác, "âm" cần có biện pháp hạn chế, khắc phục.
Các thí dụ
1- Người ta thường cho nước đá vào các đồ uống giải khát để làm mát chúng. Ở đây sử dụng hiện tượng hấp thu nhiệt lượng khi nước chuyển từ trạng thái rắn sang trạng thái lỏng.
2- Từ pha lỏng chuyển sang pha khí (nhờ đốt cháy hay đun nóng), thể tích của đối tượng tăng lên nhiều lần, có thể dùng để thực hiện công cơ học. Đây là nguyên tắc của các động cơ như máy hơi nước, động cơ đốt trong, động cơ phản lực.
3- Trước đây người ta chế tạo lưỡng kim bằng phương pháp đúc, tráng và cán. Sau này người ta chuyển sang phương phápghép các vật liệu bằng cách tạo ra các vụ nổ trong khuôn kín để có thể nhận được các vật liệu nhiều lớp, có độ dày mong muốn.
...
Chuyện vui
"Về người chết, hoặc không nói gì cả, hoặc chỉ nói những điều tốt". Nhiều người coi đấy là cách cư xử hợp lý, nhất là đối với người mới mất.
Nhà phê bình âm nhạc Đức, Munne viết nhiều bài báo phê bình nhà soạn nhạc Vebe, đôi khi quá đáng. Một hôm, Vebe bỏ nhà lên núi cao và từ đó gửi về các báo đăng ...bản cáo phó, rằng mình đã chết. Tiếp theo tin buồn, tờ báo còn đăng một bài viết thương tiếc "cái chết đột ngột" của Vebe. Người viết nhận xét về Vebe với những lời ca ngợi như: "Một nhà soạn nhạc vĩ đại của nước Đức đã qua đời...một nhạc sĩ tài hoa nhất...một người thầy của các nhà soạn nhạc Đức..."
Tác giả bài viết không ai khác mà chính là Munne.
Sau đó mấy hôm, Vebe gửi một bức thư, cải chính tin nhạc sĩ chết là nhầm lẫn và ông quay về nhà. Từ đó về sau, Munne chỉ viết bài khen Vebe.