Sử dụng các vật liệu hợp thành (composite) Nội dung

Một phần của tài liệu 40 THỦ THUẬT(NGUYÊN TẮC) SÁNG TẠO CƠ BẢN (Trang 44)

a) Thay môi trường thông thường bằng môi trường trung hoà. b) Đưa thêm vào đối tượng các phần , các chất , phụ gia trung hoà. c) Thực hiện quá trình trong chân không.

Nhận xét

1- Thủ thuật này có phần ngược với 38. sử dụng các chất ôxy hoá mạnh, được sử dụng để tránh nhũng quá trình ôxy hoá không mong muốn.

2- Ngoài ra, trong thủ thuật còn có ý sử dụng các chất phụ gia (chất độn), không làm ảnh hưởng xấu, ngược lại bổ sung thêm cho hoạt động của đối tượng. Sử dụng các chất phụ gia thích hợp, người giải có thêm được những tính chất mới, so với việc không dùng chất phụ gia.

3- Môi trường chân không là môi trường có nhiều ưu điểm như: rất sạch, cách nhiệt, cách điện rất tốt, tạo được lực hút mạnh...

4- Thủ thuật, phần nào, cũng cụ thể hoá việc xem xét khả năng và sử dụng các nguồn dự trữ có sẵn để giải bài toán.

5- "Thay đổi độ trơ" có thể dùng để giải quyết các mâu thuẫn như ít mà nhiều, nhỏ mà lớn...

Thí dụ

1- Các loại bóng đèn được hút chân không hoặc được bơm các khí trơ.

2- Các loại bình có hai thành, giữa hút chân không, dùng đựng nước sôi hay giữ các chất lạnh.\ 3- Các cái giác hút dạng phễu, dùng gắn lên kính hay gạch men...

4- Các biến thế điện ngâm trong môi trường dầu.

5- Các loại thuốc, ở đó, với mục đích bảo quản tốt, người ta thay không khí thường bằng CO2 6- Các chất và các cách kìm hãm sự ăn mòn của kim loại trong công nghiệp

7- Ống hút chân không dạng ống tiêm dùng cho các nhà thám hiểm, hút chất độc nơi vết thương khi bị côn trùng, rắn độc...cắn.

...

Chuyện vui

Vợ nói với chồng:

- Anh bảo em nên lựa chọn chiếc mặt nạ nào để đi dự hội hoá trang mà không ai đoán được đấy là em. Chồng:

-Dễ thôi! Em chỉ cần không đội tóc giả, không son phấn, không vẽ mắt, không mang lông mi giả, cứ để trơ như thế là chắc không ai nhận ra được đâu.

40. 40. Sử dụng các vật liệu hợp thành (composite) Nội dung Nội dung

Chuyển từ các vật liệu đồng nhất sang sử dụng những vật liệu hợp thành (composite). Hay nói chung, sử dụng các vật liệu mới.

Vật liệu hợp thành (composite), là loại vật liệu gồm nhiều thành phần cấu tạo nên, có những tính chất mới mà không thể qui những tính chất đó thành những tính chất của từng thành phần riêng rẽ.

Nhận xét:

1- Hướng nghiên cứu, chế tạo các loại vật liệu mới, có những tính chất độc đáo, thoả mãn các nhu cầu phát triển luôn mang tính thời sự. Các vật liệu hợp thành, do tạo được tính hệ thống, càng ngày càng được sử dụng rộng rãi trong kỹ thuật và đời sống.

2- Tinh thần chung của nguyên tắc này là chú ý đến tính hệ thống (tính chất không thể qui về thành tính chất của từng thành phần riêng rẽ) và tính mới.

Một mặt khai thác những nguồn dự trữ có sẵn, bằng cách thay đổi sắp xếp, tổ chức nhằm đạt được những tính chất mới, mặt khác, luôn chú ý đến sự đổi mới vì "những gì đang hoạt động có nghiã là lạc hậu", ở đây có sự chi phối của qui luật "phủ định của phủ định".

3- Thủ thuật này hay dùng với 1.nguyên tắc phân nhỏ, 3. nguyên tắc phẩm chất cục bộ, 5. nguyên tắc kết hợp, 6.nguyên tắc vạn năng, 10.nguyên tắc thực hiện sơ bộ, 25 nguyên tắc tự phục vụ, 27.nguyên tắc "rẻ" thay cho "đắt", 31. sử dụng vật liệu nhiểu lỗ....

Các thí dụ:

1- Nhựa có cốt là sợi cacbon được dùng làm vỏ các động cơ phản lực, các cánh quạt của máy bay trực thăng vì chúng có độ bền cao. Robot có cánh tay máy dùng lắp ráp đồ điện tử, làm từ các loại polime có cốt cacbon, làm việc nhanh hơn, robot nhẹ hơn so với các robot có cánh tay làm bằng kim loại.

2- Vật liệu trên còn làm gậy trượt tuyết vì bền và nhẹ hơn so với gậy nhôm, gậy trúc. Sào nhảy cao cũng vậy.

3- Nhựa có cốt là sợi thuỷ tinh dùng chế tạo thân tàu ngầm 5 chổ ngồi ở Anh. Đây là tàu ngầm nhẹ nhất, chống ăn mòn cao, cơ động nhanh.

...

Chuyện vui

Một người đến gặp Edison, đề nghị ông giúp đỡ chế tạo một loại dung môi, có thể hoà tan bất kỳ chất nào.

Edison hỏi:

-Thế anh định đựng dung môi bằng gì? Người kia không trả lời được và lặng lẽ rút lui.

(Có lẽ lúc đó người ta chưa nghĩ đến vật liệu composite?!)

Một phần của tài liệu 40 THỦ THUẬT(NGUYÊN TẮC) SÁNG TẠO CƠ BẢN (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)