Nội dung
a) Phần đối tượng đã hoàn thành nhiệm vụ hoặc trở nên không cần thiết phải tự phân hủy (hoà tan, bay hơi..) hoặc phải biến dạng.
b) Các phần mất mát của đối tượng phải được phục hồi trực tiếp trong quá trình làm việc.
Nhận xét
1- Nguyên tắc này là trường hợp đặc biệt của hai nguyên tắc 15. nguyên tắc linh động, 20.nguyên tắc liên tục tác động có ích: khi không còn có ích nữa thì phải linh động biến mất, ngược lại khi cần có tác động có ích thì phải linh động xuất hiện. Như vậy mới thật tối ưu.
2- Với tinh thần trên, "Nguyên tắc phân hủy hoặc tái sinh các phần" có tính định hướng cao: đưa hệ (đối tượng) về phiá tăng mức độ lý tưởng. Do vậy nguyên tắc này rất có ích trong việc đánh giá, đặt bài toán và dự báo khuynh hướng phát triển của đối tượng....
3- Cần chú ý tránh tạo ra những tiền lệ khó bỏ, mặc dù đối tượng không còn đóng vai trò gì có ích nữa, nhưng vẫn phải mất chi phí duy trì, bảo quản, chiếm những không gian không cần thiết.... Muốn vậy, cần phải nhìn trước, nghĩ trước, bao quát cả quá trình và những hậu quả có thể có.
4- Nguyên tắc này hay dùng với các thủ thuật như 2.nguyên tắc 'tách khỏi", 3.nguyên tắc phẩm chất cục bộ, 9 nguyên tắc gây ứng suất sơ bộ. 10. nguyên tắc thực hiện sơ bộ, 11 nguyên tắc dự phòng, 25 nguyên trắc tự phục vụ, 35. Thay đổi các thông số hoá lý của đối tượng, 36. Sử dụng chuyển pha... 5- Để thực hiện việc phân hủy hoặc tái sinh , cần chú ý khai thác các nguồn dự trữ có sẵn trong hệ, đặc biệt những nguồn không mất tiền.
Các thí dụ:
1- Giấy vệ sinh tự hủy, các loại bao bì tự huỷ mà ko làm hại môi trường. 2- Chỉ khâu tự tiêu dùng trong phẫu thuật.
3-Tên lửa nhiều tầng, dùng xong phần nào, vứt bỏ tầng ấy. 4-Các máy bay khi tham chiến, vứt bỏ các thùng dầu phụ cho nhẹ.
5- Loại dao tiện gồm nhiều lớp kim loại có độ cứng khác nhau để khi làm việc có độ mòn giống nhau. Kết quả, góc nhọn của lưỡi dao luôn luôn được tái tạo trong quá trình làm việc, do vậy, không cần phải mài lại nên lưỡi dao có thể dùng liên tục.
...
Chuyện vui
Một người Scotland đem lúa mì từ làng ra tỉnh bán. Công việc xong xuôi, anh ra bưu điện, thảo bức điện gửi về cho vợ: "Bán hết, lãi nhiều, mai về, hôn em". Trước khi trao cho nhân viên bưu điện gửi đi, anh ta nghĩ lại: "cần gì phải đề là bán hết vì vợ mình biết tất nhiên sẽ bán hết, chứ đem về làm gì". Anh ta gạch bỏ chữ "bán hết". Anh ta đọc lại và tự nhủ: "Ở nhà biết rõ, một khi mình đi bán, lãi nhiều là cái chắc". Anh xoá chữ "lãi nhiều". Suy nghĩ một lúc, anh thấy không cần phải để từ "mai về", vì đã bán xong thì phải về chứ ở lại làm gì cho tốn tiền. Nhưng đánh có mỗi chữ "hôn em", lỡ bà xã hiểu lầm, mình ra thành phố, làm điều gì không phải, nên "nịch đầm" đột ngột thì thêm phiền. Anh gật gù, vò tờ điện vứt vào sọt rác, lững thững đi ra, vẻ mặt rất hài lòng.