Nội dung
a) Thay đổi trạng thái đối tượng. b) Thay đổi nồng độ hay độ đậm đặc. c) Thay đổi độ dẻo
d) Thay đổi nhiệt độ, thể tích.
Nhận xét
1- "Trạng thái" cần hiểu theo nghiã rộng, không nhất thiết chỉ có rắn, khí, lòng, plasma.
2- Khi thay đổi thông số, cần chú ý : lượng đổi, chất đổi" để có được những tính chất mới mà trước đây, đối tượng chưa có.
3- Cần khắc phục tính ì tâm lý, quen nhìn đối tượng chỉ một trạng thái nào đó hay bắt gặp.
4- Việc sử dụng các trạng thái khác nhau của đối tượng chính là sự thể hiện cụ thể của "khai thác các nguồn dự trữ có sẵn trong đối tượng".
5- Người giải có thể áp dụng tinh thần của nguyên tắc này vào chính bản thân mình để có thể chủ động thay đổi các trạng thái tâm lý cho thích hợp với các tình huống, công việc...mà mình phải làm. Nói cách khác, rèn luyện để tự điều chỉnh mình.
Các thí dụ
1- Để giữ thực phẩm tươi lâu, không hỏng, người ta làm đông lạnh chúng. 2- Cũng với mục đích như vậy, người ta phơi khô hoặc ướp muối.
3- Để dễ rèn, người ta nung sắt nóng đỏ.
4- Để uốn gỗ, mây tre nứa, người ta đốt nóng chúng.
5- Trong kỹ thuật, việc làm lạnh sâu có thể mang lại những tính chất mới cho đối tượng. Dây đàn vĩ cầm ngâm trong ni tơ lỏng vài tiếng đồng hồ có âm thanh tốt hơn, có thể sử dụng lâu hơn mà không phải lên dây đàn lại. Banh đánh golf ngâm ni tơ lỏng có thể bay xa hơn banh thường 20-30 mét.
...
Chuyện vui
-nếu anh chịu bỏ rượu, tôi sẽ cho anh lên chức trung sĩ. Viên hạ sĩ trả lời:
- Tôi không thích như vậy thưa đại tá. - Sao thế? Viên đại tá hỏi.
- Vì khi tôi uống rượu, tôi thấy mình là đại tướng.