Nguyên tắc tự phục vụ Nội dung

Một phần của tài liệu 40 THỦ THUẬT(NGUYÊN TẮC) SÁNG TẠO CƠ BẢN (Trang 30)

Nội dung

a) Đối tượng phải tự phục vụ bằng cách thực hiện các thao tác phụ trợ, sửa chữa. b) Sử dụng phế liệu, chát thải, năng lượng dư.

Nhận xét

1- Để đối tượng, ngoài việc thực hiện chức năng chính, còn thực hiện thêm những chức năng phụ trợ, cần chú ý sử dụng các nguồn dự trữ có sẵn trong hệ, đặc biệt, những nguồn dự trữ trời cho không mất tiền như lực trọng trường, nhiệt độ môi trường , độ ẩm, không khí....

2- Do sự ô nhiễm môi trường, sự cạn kiệt dần các nguồn cung cấp tự nhiên, vấn đề sử dụng phế liệu, chất thải năng lượng dư ngày càng được chú ý giải quyết và đây cũng là một loại nguồn dự trữ cần khai thác. Về mặt lý tưởng, cần có một chu trình sản xuất khép kín.

3- Nguyên tắc này hay được dùng với các nguyên tắc 2-nguyên tắc tách khỏi, 6- nguyên tắc vạn năng, 23- nguyên tắc quan hệ phản hồi...

4- Nguyên tắc tự phục vụ phản ánh khuynh hướng phát triển: đối tượng dần tiến đến tự động thực hiện công việc hoàn toàn, nói cách khác, vai trò tham gia của con người sẽ dần tiến tới không. Cao hơn nữa, khi các đối tượng nhân tạo được thay thế bằng các quá trình có sẵn trong tự nhiên thì "tự phục vụ" sẽ đạt được mức lý tưởng.

5- "Tự phục vụ" có nguyên nhân sâu xa là: các mâu thuẫn bên trong quyết định sự phát triển và sự vận động là tự thân vận động.

6- Tinh thần của nguyên tắc này đặc biệt có ý nghiã đối với việc giáo dục, đào tạo. Phải làm sao để có được những con người biết tự học, tự rèn luyện, tự giác hành động theo những qui luật phát triển của hiện thực khác quan....

Các ví dụ:

1- Khi nhấc máy điện thoại bàn, lò xo bên trong máy đẩy lên nối công tắc, người gọi điện thoại có thể sử dụng được ngay. Ngược lại khi gác máy, lò xo bị nén xuống - ngắt mạch.

2- Các ống hứng gió đặt trên mái nhà có phần giống như đuôi cá, giúp quay được ống khi gió đổi hướng, để làm sao ống luôn ở chế độ tối ưu.

3- Loại vòi tưới rau hoặc tưới hoa, vừa phun nước vừa tự quay vòng tròn nên diện tích được tưới rất rộng và không cần có người.

4- Autostop các loại. ví dụ, khi hết băng cassette, máy ghi âm tự động tắt. 5- Sử dụng phân, rác làm khí đốt.

6- Mô hình VAC (Vườn-Ao-Chuồng).

7- Các cửa hàng tự giác, các nhà ăn tự phục vụ. 8- Hệ thống bơm cấp nước và ngắt tự động.

Chuyện vui

Có lần giáo sư toán học I.Đônbơnhin chấm thi ở Học viện địa chất Petecbua (thời Nga Hoàng). Một sinh viên đến trả thi vấn đáp có họ là Euler, thuộc dòng dõi nhà bác học nổi tiếng thế giới Leonard Euler. Giáo sư đưa ra một đề thi, anh sinh viên không trả lời được. Giáo sư đưa ra một đề thi thứ hai, Euler không nói được câu nào. Cuối cùng, giáo sư đưa sổ điểm cho anh sinh viên và trầm giọng bảo:

-Anh Euler, anh hãy viết vào đây điểm 2 bằng chính tay của anh. Tay của tôi không nỡ làm điều đó đối với một người mang dòng họ nổi danh như thế.

Một phần của tài liệu 40 THỦ THUẬT(NGUYÊN TẮC) SÁNG TẠO CƠ BẢN (Trang 30)