Nguyên tắc sử dụng trung gian

Một phần của tài liệu 40 THỦ THUẬT(NGUYÊN TẮC) SÁNG TẠO CƠ BẢN (Trang 28)

Nội dung

Sử dụng đối tượng trung gian, chuyển tiếp.

Nhận xét

1- Mới thoạt nhìn ta thấy không thuận lắm, vì trung gian, chuyển tiếp thường gây phiền phức, tốn thêm chi phí.... (20. Nguyên tắc liên tục tác động có ích- khuyên chúng ta cần khắc phục vận hành không tải, trung gian). Ở đây cần hiểu là do tính lịch sử - cụ thể của các kiến thức, giải pháp đã biết, không cho phép người ta giải quyết vấn đề một cách trực tiếp. Vậy không nên cầu toàn, chờ đợi, mà nên giải quyết thông qua các đối tượng trung gian, chuyển tiếp. Tuy nhiên, khi điều kiện cho phép thì trung gian loại này nên bỏ.

(Tự nhiên liên tưởng nếu hai người nào đó giận nhau thì người thứ ba làm trung gian lắng nghe, hoà giải sẽ rất có ích nhỉ.)

2- Mặt khác, có những trường hợp, "trung gian" là sự đòi hỏi khách quan, thiếu nó hoạt động của hệ thống sẽ kém hiệu quả. Điều này liên quan đến quá trình phân công, chuyên môn hoá, ghép nối, sự cần thiết qui về một mối.... Ví dụ, tiền là hàng hoá trung gian, ta thử tưởng tượng không có tiền thì sự lưu thông trong kinh tế sẽ ra sao.

(Liên tưởng đến hệ thống phân phối bán lẻ cần các nhà bán buôn trung gian.)

3- Nhờ trung gian mà người ta có thể tạo nên sự thống nhất các mặt đối lập, loại trừ nhau nhưng lại mang lợi ích cho con người, nếu xét riêng rẽ từng mặt đối lập.

4- Trong khi sử dụng, tìm kiếm "trung gian", đặc biệt cần chú ý các nguồn dự trữ có sẵn trong hệ, đặc biệt là những nguồn trời cho không mất tiền.

5- "Trung gian" khách quan có thể cho thêm những tính chất, hiệu ứng mới, có những trường hợp, là dấu hiệu đánh giá mức phát triển. Ví dụ, các nước công nghiệp đều có hệ thống dịch vụ phát triển.

Một phần của tài liệu 40 THỦ THUẬT(NGUYÊN TẮC) SÁNG TẠO CƠ BẢN (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)