Sự cần thiết đƣa du lịch Hà Nội trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển du lịch Hà Nội trở thành ngành kinh tế mũi nhọn (Trang 60)

CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐƢA DU LỊCH HÀ NỘI THÀNH NGÀNH KINH TẾ MŨI NHỌN

3.1.Sự cần thiết đƣa du lịch Hà Nội trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Du lịch đóng vai trò quan trọng và có ý nghĩa vô cùng to lớn trong đời sống chính trị – kinh tế – xã hội không chỉ riêng Việt Nam mà đối với rất nhiều quốc gia trên thế giới. Hầu hết các nước phát triển như Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc… doanh thu từ du lịch đều chiếm một tỷ trọng đáng kể và đều coi du lịch là một ngành công nghiệp, có chính sách đầu tư thoả đáng để nhằm thu hút khách.

Cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng đã và đang đón nhận và triển khai Nghị Quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X trong lĩnh vực kinh tế theo tinh thần phát triển nhanh khu vực dịch vụ đáp ứng yêu cầu và phù hợp với tiềm năng còn rất lớn của nước ta và xu hướng phát triển chung của thế giới. Ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ có tiềm năng lớn và sức cạnh tranh cao. Tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ truyền thống như vận tải, thương mại, du lịch… Khuyến khích đầu tư phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động du lịch, đa dạng hoá sản phẩm và các loại hình du lịch.

Theo hướng đó, Hà Nội phấn đấu đến năm 2010, ngành dịch vụ (trong đó có ngành du lịch) phải chuyển dịch để chiếm tỷ trọng cao trong GDP của thành phố. Muốn vậy, Hà Nội phải phát triển mạnh các ngành dịch vụ, trong đó ngành du lịch phải phát triển nhanh để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Theo TS. Nguyễn Quang Lân (2001) thì sự cần thiết đó bắt nguồn từ các yêu cầu sau đây[12,tr.22]:

- Do yêu cầu phải thực hiện vị trí trung tâm du lịch của Thủ đô Hà Nội đối với cả nƣớc và đối vớ sƣ nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

60

Với vị thế là trung tâm đầu não về chính trị, hành chính, văn hoá, khoa học - công nghệ, là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và trung tâm lớn về kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước. Hà Nội phải phát triển kinh tế - xã hội một cách toàn diện, bền vững, đảm bảo ổn định vững chắc chính trị, an ninh, quốc phòng, cơ bản xây dựng được nền tảng vật chất, xã hội của thủ đô văn minh, hiện đại, đậm đà bản sắc Thăng Long- Hà Nội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Chính vị thế đó, Hà Nội phải vươn lên để thực hiện vị trí của mình là trung tâm du lịch của cả nước. Muốn vậy, tất yếu phải chuyển dịch nhanh chóng ngành du lịch Hà Nội thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Dưới góc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai thành phố công nghiệp lớn nhất, đi tiên phong, có trình độ và nhịp độ phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá nhanh nhất cả nước. Chính sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá của nước ta nói chung và Hà Nội nói riêng liên quan đến phát triển du lịch theo 2 chiều: Những thành tựu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã tạo cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, thông qua trang bị kỹ thuật- công nghệ theo hướng hiện đại cho ngành du lịch để du lịch sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Ngược lại, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá muốn phát triển đòi hỏi có nhiều vốn, dưới góc độ nội lực nó đòi hỏi các ngành trong đó có ngành du lịch phải sản xuất, kinh doanh có hiệu quả góp phần tích luỹ cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Để ngành du lịch Hà Nội làm được điều đó tất yếu phải đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn.

- Do yêu cầu phải khai thác lợi thế so sánh về tài nguyên du lịch vốn có của Hà Nội.

61

Hà Nội không những là trung tâm chính trị, kinh tế văn hoá, khoa học công nghệ của cả nước, mà còn là trung tâm du lịch hấp dẫn của nước ta với lợi thế là tài nguyên du lịch phong phú. Theo Luật du lịch, tài nguyên du lịch được hiểu là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch, tuyến du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn đối với du khách. Hà Nội có nhiều tài nguyên du lịch to lớn tạo nên lợi thế vượt trội so với nhiều tỉnh, thành phố khác, song chỉ có thể phát huy để sinh lợi nếu du lịch Hà Nội trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

- Do yêu cầu thúc đẩy sự phát triển các ngành khác nhƣ ngành văn hoá, công nghiệp, xây dựng, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội

Như chúng ta đã biết, du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, mà kết quả của nó liên quan đến nhiều ngành nhưng trực tiếp hơn cả là các ngành văn hoá, công nghiêp, xây dựng và các ngành kết cấu hạ tầng giao thông vận tải (đường bộ, đường thuỷ, đường sắt, đường hàng không và đường biển), ngành điện nước, môi trường, bưu chính viễn thông… Bởi vậy, quá trình đưa du lịch Hà Nội thành ngành kinh tế mũi nhọn cũng là quá trình ngành du lịch tác động thúc đẩy các ngành khác thông qua đầu tư nâng cấp các công trình hiện có, phát triển và xây dựng các công trình mới theo hướng ngày một hiện đại và vươn lên để ngang tầm với thủ đô các nước khác trong khu vực.

- Do yêu cầu của việc phát huy sức mạnh nội lực làm cơ sở cho việc thu hút ngoại lực thông qua các hình thức liên doanh trong lĩnh vực du lịch, thay đổi nhanh chóng bộ mặt của thủ đô, tăng nguồn thu cho ngân sách thành phố và cả nƣớc.

Kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới, khu vực cũng như ở nước ta trong thời gian qua cho thấy: Không thể thu hút ngoại lực, không thể thay đổi bộ mặt của thủ đô và không thể tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước và

62

thành phố nếu sức mạnh nội lực của nước đó, thành phố đó không được khai thác và phát huy có hiệu quả. Các đối tác nước ngoài thường coi trọng tính an toàn trong đầu tư vì chỉ có đầu tư an toàn mới thực hiện mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Hơn nữa, Đảng ta luôn kiên trì đường lối kết hợp sức mạnh nội lực với ngoại lực, trong đó sức mạnh nội lực phải giữ vai trò quyết định. Muốn vậy, tất yếu phải dựa trên cơ sở khai thác và phát huy sức mạnh của nền kinh tế nhiều thành phần để đưa du lịch Hà Nội thành ngành kinh tế mũi nhọn. Tất nhiên, trong đó kinh tế du lịch Nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

- Do yêu cầu phải thực hiện vai trò hạt nhân thúc đẩy kinh tế du lịch các địa phƣơng của vùng tam giác tăng trƣởng phía Bắc và cả nƣớc.

Hà Nội nằm ở trung tâm đồng bằng châu thổ sông Hồng và trong vùng kinh tế tam giác tăng trưởng phía Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh), được thừa hưởng nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng và hấp dẫn của các vùng phụ cận với bán kính trên dưới 100km. Thủ đô Hà Nội, một thủ đô có chiều dày về lịch sử văn hiến, có nhiều lợi thế về du lịch, một thủ đô được tặng danh hiệu là “Thành phố vì hoà bình”. Hơn nữa thủ đô của một nước là thành viên của Hiệp hội các nước ASEAN. Với vị thế đó, để nhanh chóng trở thành trung tâm du lịch ngang tầm với thủ đô các nước trong khu vực, Hà Nội tất yếu phải chuyển nhanh ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn.

- Do yêu cầu thúc đẩy sự giao lƣu văn hoá khu vực và quốc tế.

Trong quá trình hội nhập quốc tế, sự giao lưu văn hoá cũng đóng vai trò không kém phần quan trọng trong việc góp phần làm đa dạng hóa nền văn hoá của các quốc gia. Thông qua giao lưu văn hoá mà các dân tộc xích lại gần nhau hơn, tránh được các xung đột về văn hoá, sắc tộc, tôn giáo. Một trong những con đường để gíup cho sự giao lưu văn hoá được diễn ra nhanh chóng chính là du lịch. Hà nội là trung tâm văn hoá của cả nước, là kết tinh văn hoá

63

của Việt Nam, qua những chuyến thăm quan Hà Nội bạn bè quốc tế có cơ hội tìm hiểu về đất nước và con người Việt Nam, đổi lại Hà Nội cũng tiếp nhận được những nét văn minh từ bên ngoài làm phong phú thêm bản sănc văn hoá của mình. Và cũng chính thông qua du lịch mà nhiều du khách đã tìm hiểu được tiềm năng kinh tế của Thủ đô thấy được cơ hội đầu tư vào một vùng đất mà mình đã từng đến thăm, do vậy tất yếu phải xây dựng Hà Nội thành một điểm đến thực sự hấp dẫn đối với du khách.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển du lịch Hà Nội trở thành ngành kinh tế mũi nhọn (Trang 60)