CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA DU LỊCH HÀ NỘI 2.1 Thực trạng của ngành du lịch Hà Nội trong giai đoạn (2000 2005)
2.1.7. Đánh giá chung tình hình du lịch Hà Nội trong thời gian qua
2.1.7.1. Những ƣu điểm
Cùng với sự phát triển chung của toàn ngành Du lịch, từ khi được thành lập đến nay, được sự quan tâm của Thành uỷ, Uỷ Ban Nhân Dân Thành phố Hà Nội, Du lịch Hà Nội đã có bước phát triển rõ rệt cả về quy mô và chất lượng, đã đạt được những thành tựu quan trọng.
51
Số lượng khách du lịch đến Hà Nội ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước. Hà Nội đón khách quốc tế từ hơn 160 thị trường. Thị phần khách quốc tế của Hà Nội ngày càng lớn, từ chỗ chiếm khoảng 20% cả nước giai đoạn 1998-2000 đã lên đến hơn 31,97% năm 2005. Mức tăng trưởng bình quân khách quốc tế đến Hà Nội giai đoạn 2000- 2005 là 18,55%, khách nội địa là sấp xỉ 11,5%. Doanh thu xã hội và xuất khẩu tại chỗ từ du lịch tăng lên tương ứng với sự tăng trưởng của khách. Cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch được cải thiện rất nhiều cả về số lượng và chất lượng. Quy hoạch phát triển du lịch có bước tiến bộ rõ nét, chú trọng đầu tư chiều sâu có trọng điểm. Hệ thống tổ chức được kiện toàn, đội ngũ cán bộ phát triển cả về số lượng và đang cải thiện chất lượng.
Du lịch Hà Nội đã tạo ra việc làm cho nhiều lao động, từ lao động phổ thông đến lao động có trình độ cao. Các doanh nghiệp lữ hành, khách sạn và các đơn vị dịch vụ được đổi mới, sắp xếp hợp lý, tăng trưởng mạnh mẽ với sự tham gia của mọi thành phần kinh tế, thu hút hơn 30.000 lao động trực tiếp và hàng trăm ngàn lao động gián tiếp trong xã hội. Hoạt động hợp tác xúc tiến du lịch trong và ngoài nước được mở rộng. Sản phẩm du lịch được đầu tư, từng bước xã hội hóa, đa dạng các hình thức đầu tư, thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn từ xã hội cho ngành du lịch.
Hà Nội giữ vững vị trí là một trong hai trung tâm du lịch lớn nhất của cả nước. Ngành du lịch Hà Nội đã triển khai các chương trình du lịch đa dạng, phong phú trong phạm vi toàn quốc và vươn ra các vùng lãnh thổ cùng nhiều quốc gia trên thế giới, góp phần làm tăng thêm hiệu quả hoạt động du lịch, giúp cho các địa phương khác phát triển.
Thông qua hoạt động du lịch, hình ảnh của thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, Thành phố vì hoà bình đang phát triển rất năng động đã được quảng bá rộng rãi trong khu vực và thế giới. Vị thế du lịch được đề cao, Hà Nội liên
52
tục được bình chọn là thành phố có chất lượng du lịch, điểm đến hấp dẫn hàng đầu khu vực và Châu Á.
Những điều này có được là do có đường lối “đổi mới” kinh tế của Đảng và Nhà nước, đồng thời có sự nỗ lực của bản thân ngành du lịch Hà Nội và sự tham gia tích cực của các thành phần kinh tế vào sự nghiệp phát triển du lịch của đất nước.
2.1.7.2. Những tồn tại và hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được nói trên, du lịch Hà Nội vẫn còn một số hạn chế:
- Tuy có tốc độ tăng trưởng cao so với các tỉnh, thành phố khác trong cả nước nhưng kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và các lợi thế của thủ đô. Du lịch Hà Nội còn khoảng cách so với thủ đô của các quốc gia trong khu vực.
- Kết cấu hạ tầng chung của thủ đô và các vùng phụ cận như đường sá, giao thông, bến bãi đỗ xe, hệ thống cấp thoát nước… chưa theo kịp tốc độ phát triển ngày càng cao của du lịch. Việc vận chuyển du khách còn chiếm nhiều thời gian, ảnh hưởng đến thời gian nghỉ ngơi, tham quan của khách.
- Số lượng, chủng loại sản phẩm du lịch Hà Nội chưa phong phú, chưa thể hiện rõ nét bản sắc văn hoá của thủ đô.
- Sự đổi mới về tư duy, cơ chế chính sách, phương thức hoạt động, phong cách phục vụ…của đội ngũ cán bộ, nhân viên các cơ quan quản lý cũng như các doanh nghiệp chưa theo kịp sự đổi mới và phát triển kinh tế, xã hội và nhu cầu của khách du lịch trong nước và quốc tế.
- Sức cạnh tranh của ngành du lịch Hà Nội chưa cao, thể hiện ở chỗ: Giá tour còn cao so với một số nước trong khu vực do chi phí điện, nước, giá
53
vé máy bay, phòng khách sạn luôn ở mức cao; nguồn nhân lực có chất lượng còn thiếu và chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
- Phần lớn các doanh nghiệp du lịch có quy mô nhỏ, sức cạnh tranh thấp, số lượng chất lượng nguồn nhân lực, phong cách phục vụ còn yếu kém, chất lượng môi trường chưa đáp ứng yêu cầu.
- Cơ sở vật chất cho du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành trong tình hình mới: thiếu khách sạn cao cấp từ 3 sao trở lên, không đủ đáp ứng nhu cầu của thị trường, gây tình trạng căng thẳng thiếu phòng thường xuyên và thực tế các hãng lữ hành đã phải từ chối nhiều đoàn khách quốc tế muốn đến thăm Hà Nội; thiếu phương tiện vận chuyển hiện đại cho khách du lịch. Hệ thống taxi tuy đủ về số lượng nhưng chất lượng phục vụ chưa thực sự tốt; Dịch vụ vui chơi giải trí còn thiếu và kém chất lượng, thiếu khu vui chơi giải trí, khu du lịch, trung tâm triển lãm, trung tâm thương mại mang tầm cỡ quốc gia và đạt tiêu chuẩn quốc tế.
- Hoạt động tyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch chưa mang tính chuyên nghiệp và chưa thực sự hiệu quả. Cơ chế chính sách và sự phối hợp của một số cấp ngnàh trong đầu tư phát triển du lịch còn thiếu đồng bộ, mang nặng tư duy bao cấp, kém năng động. Hơn nữa, do nguồn kinh phí còn hạn hẹp nên khó tổ chức những sự kiện quảng bá mang tính chuyên nghiệp cao cả trong và ngoài nước.
- Chưa chú trọng vận động người dân tham gia xây dựng môi trường du lịch. Chưa coi trọng thực hiện xã hội hoá để phát huy mọi nguồn lực trong xã hội tham gia hoạt động du lịch, chưa thực sự tạo điều kiện cho các nhà đầu tư.
- Công tác quản lý về mặt Nhà nước còn nhiều bất cập. Trước hết do chính sách, quy chế quản lý du lịch chưa đồng bộ; nhiều cấp, ngành chưa đặt đúng vị trí phát triển du lịch theo kịp yêu cầu mới. Mặt khác do cơ chế phối
54
hợp giữa du khách – người tổ chức du lịch – cộng đồng dân cư và chính quyền địa phương chưa hợp lý, việc phân phối quyền lợi giữa hãng du lịch với cộng đồng dân cư chưa rõ ràng.
- Chưa hình thành được bộ máy quản lý du lịch tại các quận huỵên, phường xã gây khó khăn trong công tác quản lý du lịch trên địa bàn.
- Thiếu sự kết hợp đồng bộ giữa các ngành có liên quan cũng như giữa du lịch Hà Nội và các vùng phụ cận. Mối liên kết giữa du lịch thủ đô với các nước trong khu vực và quốc tế còn nhiều hạn chế. Thực tế những năm qua sự phối hợp giữa ngành du lịch với các ngành phần lớn là từ quan hệ tình cảm tự phát, chưa có cơ chế pháp lý gắn với các lợi ích kinh tế vì mục tiêu chung về chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia và địa phương. Cho đến nay, mối quan hệ giữa du lịch Hà Nội với các địa phương mới bắt đầu từ sự liên kết các điểm văn hoá du lịch để hình thành tour du lịch, chưa có kế hoạch liên kết đầu tư để xây dựng các khu du lịch trọng điểm có chất lượng dịch vụ cao, vừa có khả năng thu hút khách, vừa lưu giữ khách lâu hơn.
2.1.7.3. Nguyên nhân của những hạn chế *Nguyên nhân khách quan
- Chủ nghĩa khủng bố đã trở thành một mối đe doạ đối với ngành công nghiệp du lịch trên toàn thế giới. Thực tế cho thấy sau vụ khủng bố ngày 11/9/2001 tại Mỹ và ở một loạt các quốc gia khác như Bali (Inđonêxia), Ai Cập, Tây Ban Nha…lượng khách đi du lịch trên toàn thế giới đã giảm hẳn.
- Dịch Sars xảy ra vào đầu năm 2003 và dịch cúm gia cầm ở Châu Á đã gây tâm lý lo ngại cho khách du lịch.
- Do chiến tranh tai Iraq làm cho giá xăng dầu thế giới tăng cao đẩy giá thành vận chuyển du lịch tăng theo.
55
- Ở nước ta, cơ chế đầu tư phát triển du lịch chưa cụ thể nên không hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Chính sách về thuế cho dịch vụ du lịch còn cao nhất là trong lĩnh vực nhà hàng khách sạn đã đẩy giá tour du lịch ở Việt Nam cao hơn các nước trong khu vực.
- Do công tác quy hoạch cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch chưa hợp lý nên thiếu nhiều cơ sở lưu trú, thiếu khách sạn quy mô lớn, chất lượng cao, thiếu các trung tâm hội thảo lớn và khu vực vui chơi giải trí, mua sắm….
- Một số tuyến đường có quy định bất hợp lý về tốc độ khiến thời gian di chuyển kéo dài, gây mệt mỏi cho du khách (làm cho chi phí cũng tăng theo).
- Ý thức tham gia giao thông của người dân còn kém, gây hình ảnh phản cảm đối với du khách đến từ những nứơc có trật tự giao thông tiến bộ đã làm giảm ấn tượng tốt đẹp về thủ đô trong con mắt họ.
- Chất lượng các phương tiện giao thông chưa cao nhất là các chuyến tàu Bắc – Nam, phần lớn các dịch vụ chưa đáp ứng được yêu cầu của khách quốc tế vì vậy đã hạn chế lượng khách đến với Hà Nội bằng tàu hoả.
- Ngành hàng không chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của du lịch, thiếu máy bay và giờ bay thường xuyên bị chậm. Đội ngũ tiếp viên thường chỉ giao tiếp được bằng tiếng Anh trong khi đó còn một lượng khách rất lớn đến từ cộng đồng Pháp Ngữ cũng như nhiều thứ tiếng phổ thông khác trên thế giới như tiếng Đức, Nga, Tây Ban Nha…
*Nguyên nhân chủ quan
- Sự nhận thức chưa thật đầy đủ và thống nhất của các cấp, các ngành về vị trí, vai trò của ngành du lịch Hà Nội là thủ đô của một nước, một ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao trong nền kinh tế quốc dân. Sự nhận thức chưa đúng đắn, chưa thống nhất sẽ làm cho việc ban hành các cơ chế, chính sách và định hướng chiến lược phát triển
56
không ngang tầm, hợp lý, nhất quán và đồng bộ, khó tạo điều kiện cần thiết để