3. 1 Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của ngành du lịch Hà Nội với tư cách là ngành kinh tế mũi nhọn (ngành kinh tế trọng điểm)
3.3.6. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực du lịch
Trong những năm gần đây ngành du lịch Hà Nội đã có sự quan tâm nhất định đối với nguồn lực này. Các hình thức đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực cho du lịch rất đa dạng. Song hiệu quả thưc sự của nguồn lực này chưa được cao. Số lượng, chất lượng nhìn chung chưa đáp ứng đựợc những yêu cầu của nền kinh tế dịch vụ. Vì vậy, trong thời gian tới ngành cần chú trọng hơn nữa đối với công tác bồi dưỡng nguồn nhân lực. Để đào tạo được đội ngũ lao động có chất lượng cao, có quy mô phù hợp với sự phát triển của du lịch thủ đô, cần thiết phải triển khai những biện pháp sau:
- Xây dựng chiến lược dài hạn về đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực, có kế hoạch đào tạo nhân lực theo định hướng phát triển của ngành. Kế hoạch phát triển này bao gồm việc đào tạo mới và đào tạo lại đội ngũ lao động hiện có, phù hợp với từng bứơc phát triển của ngành và phải có sự phối hợp giữa các cấp và các ngành để quá trình triển khai được đồng bộ. Xác định rõ cơ cấu đào tạo lao động hợp lý đảm bảo nâng cao chất lượng dịch vụ trong ngành đồng thời đảm bảo tiết kiệm lao động. Có thể lấy kinh nghiệm từ việc xác định cơ cấu lao động trong du lịch của các nước châu Âu, họ đã dành tỷ lệ đào tạo lao động quản lý 5%, lao động kĩ thuật và giám sát 10%, còn lại là lao động kỹ năng thực hành, trực tiếp sản xuất, và họ đã thành công. Như vậy với thực tiễn hiện nay, khi xác định chiến lược dài hạn về đào tạo bồi dưỡng nhân lực ngành có thể dành tỷ lệ 9 –12% cho lao động gián tiếp kinh doanh du lịch [4].
82
Từng bước thực hiện xã hội hoá giáo dục du lịch, nâng cao hiểu biết về du lịch cho người dân và những cán bộ, nhân viên các ngành trực tiếp tiếp xúc với khách góp phần hình thành môi trường du lịch lành mạnh, thuận lợi.
- Đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ của đội ngũ giảng viên trong các cơ sở đào tạo du lịch, trang bị những kiến thức chuyên môn, kiến thức thực tiễn, phương pháp quản lý kinh doanh hiện đại.
- Tổ chức mạng lưới các cơ sở đào tạo của Nhà nước và của ngành trên địa bàn thủ đô một cách hợp lý. Khuyến khích mở rộng đào tạo tại các trường đại học để phát triển nhanh đội ngũ lao động có trình độ đại học và trên đại học về du lịch và quản lý du lịch.
Bộ giáo dục và đào tạo cần có kế họach phân bổ các chỉ tiêu đào tạo lao động du lịch cho các trường có chuyên ngành đào tạo về du lịch. Ngoài ra, Sở du lịch Hà Nội có thể kết hợp với các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp để mở những lớp bồi dưỡng ngắn ngày, ngoài giờ ngay tại cơ sở du lịch, để đảm bảo nâng cao tay nghề của người lao động mà không làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Phối hợp giữa các cơ sở đào tạo du lịch nhằm thống nhất chương trình, nội dung đào tạo. Mỗi cơ sở đào tạo du lịch đều có những mặt mạnh, những đặc thù trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho ngành. Trước mắt, giữa các trường có thể tham khảo sử dụng giáo trình của nhau, tập trung vào viết những giáo trình chuyên môn chính, điều đó vừa đảm bảo sinh viên có đủ tài liệu để học, vừa đảm bảo các trường có một hệ thống giáo trình chuẩn trong khi chưa có đủ điều kiện triển khai viết giáo trình đồng loạt.
+ Xác định chương trình và nội dung đào tạo phù hợp với công việc thực tế. Đối với đội ngũ cán bộ quản lý cần có chương trình đào tạo về các phương pháp quản lý kinh doanh hiện đại trong cơ chế thị trường. Đặc biệt, họ cần được tham gia những hội thảo, hội nghị chuyên đề về khai
83
thác tiềm năng du lịch của thủ đô và kinh nghiệm của các quốc gia trong khu vực và thế giới. Đối với nhân viên phục vụ, cần có kiến thức cụ thể trong từng lĩnh vực mà họ công tác.
+ Liên quan đến vấn đề đào tạo lao động du lịch là nguồn kinh phí cho đào tạo. Chúng ta nên áp dụng việc thu lệ phí đối với các cơ sở du lịch tuyển dụng và sử dụng lao động đã được đào tạo, một mặt làm tăng ngân sách đào tạo, mặt khác buộc các cơ sở phải sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực này.
- Đánh giá trình độ người lao động, thực hiện nghiêm túc các chính sách cán bộ, tiêu chuẩn hoá cán bộ. Cần phân loại, rà soát lại toàn bộ các chức danh cán bộ trong ngành du lịch Hà Nội, đặt mỗi người lao động ở đúng vị trí, nâng cao tinh thần trách nhiệm đối với công việc của họ và khuyến khích người lao động quan tâm đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Ngành du lịch Hà Nội cần từng bứơc tiến tới tiêu chuẩn hóa cán bộ theo các đối tượng lao động quản lý và nhân viên phục vụ, theo từng nghiệp vụ kinh doanh. Tiêu chuẩn hoá cán bộ của ngành, đòi hỏi bản thân người lao động phải không ngừng vươn lên bồi dưỡng trình độ tay nghề, nâng cao khả năng thu hút khách hàng, khai thác tốt hơn tiềm năng du lịch của thủ đô Hà Nội.
- Tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực và thế giới về đào tạo cán bộ bằng nhiều nguồn vốn và hình thức khác nhau. Bên cạnh đó, cần tăng cường mời các chuyên gia về du lịch quốc tế đến giảng dạy cho các cán bộ của ngành du lịch Hà Nội đồng thời có kế hoạch gửi nhân viên đi học theo chuyên đề ở các nước có ngành du lịch phát triển.
Ngoài những giải pháp trên, để phát triển nguồn nhân lực cho ngành, du lịch Hà Nội có thể áp dụng hình thức đào tạo Khách sạn - Trường học như ở
84
một số nước có ngành du lịch phát triển (Pháp, Thuỵ Sĩ…) để nâng cao khả năng tiếp cận thực tiễn cho sinh viên và khuyến khích thử nghiệm mô hình đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp.
Coi trọng công tác đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân trong ngành du lịch Hà Nội là một trong những yếu tố quan trọng để đưa du lịch Hà Nội trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thủ đô.