3. 1 Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của ngành du lịch Hà Nội với tư cách là ngành kinh tế mũi nhọn (ngành kinh tế trọng điểm)
3.3.2. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường và xúc tiến du lịch
Thị trường du lịch là một hệ thống mở, vừa có tính đặc thù vừa chịu tác động chi phối của các quy luật thị trường chung. Vì vậy, theo các chuyên gia kinh tế khi nghiên cứu thị trường du lịch cần sử dụng các phương pháp nghiên cứu lý luận, phân tích tổng hợp và lý thuyết hệ thống hoá. Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp nên rất gắn bó và liên quan đến ngành khác do đó trong khi nghiên cứu thị trường du lịch cần phải đi sâu phân tích, tổng hợp và sử dụng các kết quả nghiên cứu của những công trình khoa học về du lịch, kinh doanh khách sạn, nhà hàng, lữ hành và kinh doanh các dịch vụ khác.
72
Cần nghiên cứu, phân tích, đánh giá các thị trường hiện tại và thị trường tiềm năng đối với du lịch Hà Nội để có cơ sở khoa học cho việc xây dựng các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm và các mục tiêu phát triển khác. Nhờ vị trí và vai trò trung tâm của mình nên thị trường khách du lịch của Hà Nội phần lớn cũng là thị trường khách của cả nước. Do vậy, việc nghiên cứu xây dựng chiến lược thị trường của Hà Nội phải coi trọng yếu tố quốc gia và phù hợp với quy hoạch tổng thể. Các thị trường quốc tế Hà Nội cần quan tâm hiện nay là thị trường Đông Nam Á, Châu Á - Thái Bình Dương, Tây Âu và Bắc Mỹ…
Đi đôi với việc nghiên cứu thị trường cần phải đẩy mạnh công tác xúc tiến du lịch để mở rộng cơ hội phát triển du lịch. Để đẩy mạnh công tác xúc tiến du lịch cần thực hiện những nội dung và hình thức chủ yếu sau:
- Có kế hoạch dài hạn trong quảng bá xúc tiến du lịch. Xác định rõ các thị trường trọng điểm, mục tiêu để trên cơ sở nhu cầu thị hiếu và khả năng đáp ứng của du lịch Hà Nội có các chiến lược sản phẩm phù hợp. Bên cạnhviệc giữ vững và phát triển thị trường du lịch trong nước, cần đẩy mạnh hợp tác quốc tế với các thị trường trọng điểm, mục tiêu trên thế giới.
- Tổ chức tốt việc tiếp thị tập trung bằng cách tuyên truyền và giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam, các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, di tích cách mạng, di tích văn hoá cho các tầng lớp nhân dân và bạn bè quốc tế gắn với đặc điểm sở thích và tính cách của họ thông qua các phương tiện như Website, tạp chí...
- Tổ chức nghiên cứu, biên soạn và phát hành các ấn phẩm có chất lượng và thông tin đầy đủ tài nguyên du lịch của Trung tâm du lịch Hà Nội và các vùng phụ cận. Tận dụng các cơ hội để tham gia vào các hội nghị, hội thảo và hội chợ du lịch quốc tế để có điều kiện giới thiệu những sản phẩm độc đáo và đặc trưng của Hà Nội.
73
- Ngoài hoạt động tiếp thị, thông tin quảng cáo qua các hãng lữ hành của các nước, trong thời gian tới cần thiết lập đại diện trực tiếp của du lịch Hà Nội tại một số thị trường trọng điểm nhằm tăng cường khả năng trực tiếp phân phát các ấn phẩm, thông tin, tuyên truyền về du lịch Hà Nội tại các thị trường quan trọng. Trước mắt cần có đại diện trực tiếp tại Hồng Kông, Pháp, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Trung Quốc. Đồng thời tăng cường phối hợp với các đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài, đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam, các hãng hàng không, các hãng thông tấn báo chí trong quảng bá xúc tiến du lịch Hà Nội ra nước ngoài.
- Tăng cường công tác hợp tác quốc tế về du lịch, được thực hiện thông qua việc thành lập các công ty liên doanh trong lĩnh vực du lịch để nhanh chóng tiếp cận với công nghệ tiên tiến trong tổ chức các chiến dịch quảng cáo du lịch trên các kênh truyền hình có uy tín trên thế giới như: BBC, CNN, TV5, TVB… Hàng năm cần dành ra những kinh phí thoả đáng từ nguồn đóng góp ngân sách của ngành du lịch để thực hiện các chiến dịch quảng cáo tập trung lớn ra nước ngoài.
Tìm kiếm thị trường, nghiên cứu thị trường và mở rộng thị trường là yếu tố góp phần thành công rất lớn trong hoạt động quản lý, kinh doanh của ngành du lịch.