Một số nguyên nhân khác

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trong tố tụng hình sự (Trang 70)

2.2.2.I Nguyên nhân do quy định của pháp luật

2.22.3.Một số nguyên nhân khác

* Nguyên nhân do nhận thức pháp lu ậ t của b ị cáo

Trước tiên phải nói đề trình độ học vâii của các bị cáo không đồng đều, hầu hết các b ị cáo thường có trình độ học vâiì thấp, một số bị cáo còn thất học, không biết chữ, các bị cáo có học vấn cao thì lại tự ti mất tự tin khi mình phạm tộ i dẫn tó i họ không nhận thức được đầy đủ về quyền bào chữa của

mình khi tham gia tại phiên tòa cũng như việc nhờ người bào chữa để bảo đảm quyền lợ i mọi mặt cho họ trước và trong quá trình xét xử.

M ột số bị cáo chưa thành niên hay người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất, khi tham gia tố tụng họ có người đại diện nhưng đôi khi nhận thức pháp luật của người đại diện còn nhiều hạn chế, họ không hiểu biết về quyền bào chữa cũng như nhờ người bào chữa cho bị cáo. Họ cho rằng vụ án đã rõ ràng, bị cáo đã nhận tộ i và có người đại diện rồ i thì không cần bào chữa và nhờ người bào chữa nữa, có khi được cơ quan tiến hành tố tụng chỉ định người bào chữa họ còn từ chối nên cũng ảnh hưởng rất nhiều đến quyền bào chữa của bị cáo.

Hay những vụ án mà các b ị cáo có nhân thân xấu, nhiều tiền án, tiền sự, khi phạm tộ i m ới không có ý thức về việc bào chữa và nhờ người bào chữa, họ chỉ trình bày sao cho đầy đủ là được nên cũng ảnh hưởng đến quyền bào chữa. Bởi lẽ tuy nhân thân họ xấu nhưng họ có thể phạm tộ i ít nghiêm trọng, hay tộ i nghiêm trọng, họ tự thú, họ thành khẩn khai báo,phạm tội do điều kiện hoàn cảnh khách quan đem lại...thì họ vẫn được pháp luật khoan hồng và pháp luật vẫn đảm bảo cho họ được quyền bào chữa hoặc nhờ người bào chữa.

Tội phạm nhiều nhất trong giai đoạn hiện nay thường tập trung ở lứa

tuổi từ 18 đến 25 tuổi, số lượng bị cáo vị thành niên ngày càng gia tăng, nhưng sau khi được xét hỏi nhận thức của các bị cáo về hiểu biết pháp luật chỉ là con số không. Như vậy thể hiện trong quá trình giảng dạy ở nhà trường các bị cáo

không được trang b ị kiến thức cơ bản về pháp luật nên rất khó khăn cho bị cáo trong việc họ tự bào chữa tại phiên toà cũng như thuê luật sư bào chữa. Hoặc có kh i những bị cáo thuộc diện được trợ giúp pháp lý miễn phí nhưng không biết làm các thủ tục hợp pháp để bảo đảm quyền lợ i cho mình.

Do bị cáo phạm tộ i nhiều ở lứa tuổi từ 18 - 25 đây là độ tuổi lao động

do nên còn phụ thuộc kinh tế gia đình. V ì vậy điều kiện hoàn cảnh kinh tế gia đình của bị cáo cũng phần nào ảnh hưởng đến việc nhờ người bào chữa. Hiện nay số lượng bị cáo nhờ người bào chữa thường tập trung vào việc mời luật sư, ngoài lệ phí cố định do nhà nước quy định bị cáo còn phải đóng khoản tiền để luật sư đi thu thập tài liệu chứng cứ giúp cho nên nếu hoàn cảnh kinh tế gia đình bị cáo khó khăn sẽ rất ít cơ hội cho bị cáo nhờ người bào chữa.

Hầu hết các nước có nền kinh tế phát triển rất chú trọng việc bị cáo tự bào chữa và nhờ người bào chữa. 100% các vụ án đều có người bào chữa kể các vụ án dân sự và hình sự. Song V iệ t Nam là một nước nghèo tập quán của người dân từ xưa đến nay thường ít khi chú trọng tới việc nhờ luật sư bào chữa tham gia các quan hệ pháp lý cũng ảnh hưởng tới quyền tự bào chữa và nhờ người bào chữa của bị cáo.

* Nguyên nhân từ phía người bào chữa

Ngược lại với những nhận thức pháp luật hạn chế và khó khăn kinh tế của bị cáo thì tình trạng hiện nay m ột số cá nhân những luật sư khi tham gia bào chữa chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác tranh tụng, còn đề cao về mặt kinh tế nên chưa làm hết nghĩa vụ của mình để bảo vệ quyền lợ i cho bị cáo. Nhất là luật sư chỉ định, khi nhận nhiệm vụ này họ rất thờ ơ,thiếu tinh thần trách nhiệm, không thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ mà pháp luật quy định họ chỉ tham gia cho đủ thủ tục tố tụng, họ không nghiên cứu hồ sơ cụ thể mà chỉ bào chữa dựa trên bản cáo trạng của VKS,tại phiên tòa họ đưa ra những vâún đề không đúng trọng tâm, không đạt được hiệu quả chứng minh. Phần tranh luận trình bày một cách qua loa đại khái cho xong, có khi còn chứng minh bất lợ i cho người mình bảo vệ.

V í dụ: như phiên tòa sơ thẩm xét xử sơ thẩm Trần Hữu Thủy và đồng bọn phạm tộ i mua bán trái phép chất ma túy. Ở phần tranh tụng VKS truy tố mua bán trái phép 7kg thuốc phiện với mức án 6 -7 năm tù. Luật sư H .M

(Đoàn luật sư N ) không có mặt tại phiên tòa mà gửi bản bào chữa cho H Đ X X . Trong bản bào chữa cho Tùng, luật sư M đề nghị H Đ X X tuyên phạt bị cáo lên tới 12 năm tù. Hoặc họ chuẩn bị cho việc bào chữa rất sơ sài ít khi tranh luận làm rõ vấn đề với quan điểm của viện kiểm sát [56,tr. 127].

V í dụ: Tại Hà Tây, một luật sư tỉnh này được cơ quan tiến hành tố tụng mời bào chữa cho bị cáo bị xét xử về tộ i giết người. Thay vì đưa ra các chứng cứ nhằm gỡ tộ i cho bị cáo, luật sư chỉ xin H Đ X X giảm án vì cho rằng bị cáo có nhân thân tốt, tất cả phần bào chữa của luật sư chỉ diễn ra trong vòng khoảng 3 phút. Hoặc do trình độ chuyên môn, nghiệp vụ kém nên có luật sư bào chữa dùng những lý lẽ rất xa với pháp luật cũng như thực tế chứng cứ của vụ án để bào chữa nên khả năng thuyết phục kém [56,tr. 127].

Thực tế hiện nay còn một số luật sư chưa thực sự tâm huyết với nghề, không thể có hoạt động tranh luận dân chủ công khai tại phiên tòa nếu như luật sư ’’chạy ánn,’,thỏa thuận ngâm” hay nm ôi g iớ i” vẫn còn tồn tại và do đặc thù nghề nghiệp của luật sư là làm trong m ôi trường tự do, họ được khách hàng tin cậy ủy thác số phận pháp lý, danh dự, nhân phẩm, tính mạng của chính bản thân họ. Đó là những lý do mà lợ i ích của bị cáo về quyền bào chữa bị giảm sút.

Và một lý do nữa ảnh hưởng tới quyền bào chữa của bị cáo là điều kiện về thù lao của người bào chữa trong trường hợp bào chữa chỉ định còn thấp, họ chỉ được hưởng mức thù lao 120.000đ/l ngày làm việc (khoản 1 Điều 11 N ghị định số 28/NĐ ngày 26/02/2007 của chính phủ quy định chi tiế t và hướng dẫn th i hành m ột số điều của Luật Luật sư). V ớ i mức thù lao như vậy các luật sư chỉ định khó có thể nhiệt tình bào chữa khi mà họ có thể thu nhập lên tớ i vài trăm, thậm chí cao hơn nữa trong một ngày với công việc bào chữa theo yêu cầu của bị can bị cáo hoặc thực hiện các dịch vụ pháp lý khác.• • • • • • • X ề. m/

M Ộ T SỐ G IẢ I PH ÁP N H Ằ M BẢO Đ Ả M

Q U Y Ể N BÀO C H Ữ A C Ủ A B Ị C ÁO TR O N G T ố TỤ N G H ÌN H s ự TRƯ Ớ C Y Ê U C Ầ U C Ả I C Á C H T ư PH ÁP

3.1. NHŨNG YÊU CẨU VỀ CẢI CÁCH T ư PHÁP

N ghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã đề ra các nhiệm vụ cải cách tư pháp trọng tâm sau:

- Hoàn thiện chính sách pháp luật hình sự theo tinh thần Nghị quyết 48-NQATW của Bộ Chính trị.

- Xây dựng rõ chức năng nhiệm vụ thẩm quyền và hoàn thiện tổ chức bộ máy cơ quan tư pháp. Trọng tâm là xây dựng hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân với việc hệ thống tòa án được tổ chức theo chức năng chứ không theo đơn vị hành chính như hiện nay và bao gồm: 1/ Tòa án sơ thẩm khu vực; 2/ Tòa án cấp phúc thẩm có nhiệm vụ chủ yếu là xét xử phúc thẩm và xét xử sơ thẩm một số vụ án; 3/ Tòa thượng thẩm được tổ chức theo khu vực có nhiệm vụ xét xử phúc thẩm; 4 / Tòa án nhân dân tố i cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm.

- Hoàn thiện các chế định bổ trợ tự tư pháp.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp và bổ trợ tư pháp trong sạch vững mạnh. - Bảo đảm cơ sở vật chất cho hoạt động tư pháp...

Để quyền bào chữa của bị cáo được bảo đảm và nâng cao trước yêu cầu cải cách tư pháp trong thời gian tó i cần phải đạt được một số mục tiêu và nhiệm vụ trọng tâm mà nghị quyết đã đề ra trong thời gian tớ i. V ì vậy Toà án cần xác định xét xử là khâu trọng tâm, then chốt thực hiện quyền bào chữa bởi lẽ:

+ Xét xử là nhân danh nhà nước, căn cứ vào pháp luật của nhà nước để đưa ra phán quyết cụ thể. Đây không phải là phán quyết của riêng Tòa án hay cá nhân trong bộ máy Tòa án mà là phán quyết thể hiện thái độ của nhà nước đối với vụ án cụ thể. V ì thế đòi hỏi xét xử phải chính xác, công minh trong việc vận dụng pháp luật thể hiện được ý chí và nguyện vọng của nhân dân.

+ Xét xử là hoạt động nhằm đưa ra phán quyết đối với những vấn đề liên quan trực tiếp đến các lĩn h vực quan trọng như: tự do, danh dự, nhân phẩm và cả tính mạng của con người. V ì thế dưới góc độ bảo vệ công dân và bảo vệ quyền con người và thực hiện chức năng kiểm tra hành vi pháp lý của cơ quan nhà nước để đảm bảo cho bản án và quyết định của mình chính xác tố i đa, đúng pháp luật, đúng người, đúng tội. Có thể nói sau bản án và quyết định có hiệu lực của Tòa án, không còn một hình thức pháp lý nào khác để công dân thực hiện việc bảo vệ quyền và lợ i ích hợp pháp của mình. Do đó cần bảo đảm quyền bào chữa cho bị cáo một cách tuyệt đối, không được xem nhẹ đối với bất cứ vụ án nào, từ đơn giản đến phức tạp, từ bị cáo bị truy tố khung hình phạt nhẹ nhất đến bị cáo bị truy tố xét xử khung hình phạt cao nhất có mức án tử hình.

+ Xét xử có vai trò to lớn. Trước hết giúp ổn định trật tự xã hội, sự tự do và an toàn của con người. Bằng việc xét xử nghiêm minh đúng pháp luật, đúng người đúng tộ i có tác dụng trừng trị các phần tử phạm tội, giáo dục cải tạo họ đồng thời còn góp phần ngăn ngừa những ảnh hưởng tiêu cực của cá nhân con người đối với nhà nước và xấ hội.

Trong điều kiện đổi m ới hiện nay, hoạt động xét xử của Tòa án nhằm tạo ra xung lực manh mẽ để thiết lập trật tự pháp luật, lành mạnh hóa các quan hệ xã hội ’’kết hợp biện pháp phòng ngừa giáo dục là cơ bản với trấn áp, trừng trị các loại tộ i phạm". Đây chính là phương châm hoạt động thường xuyên, tích cực của xét xử để đẩy lù i tộ i phạm và tạo điều kiện tốt cho phòng ngừa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xét xử là một dạng hoạt động pháp luật, chủ yếu vạch rõ hành vi vi phạm pháp luật và tộ i phạm. Ngoài phương pháp thuyết phục, hoạt động xét xử còn tác động trực tiếp đến ý thức và hành vi của người vi phạm pháp luật. Quá trình giáo dục tại phiên tòa là quá trình tác động có tổ chức, có định hướng trước lên ý thức và hành vi không chỉ của người tội phạm mà còn của đông đảo người tham dự phiên tòa nhằm hình thành tri thức pháp luật, bồi dưỡng giá trị đạo đức, pháp luật, chính trị, tình cảm, thói quen của công dân. Do vậy xét xử là quá trình giáo dục tích cực.

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trong tố tụng hình sự (Trang 70)