Thành phẩm; và mục 2.1 quy định: Người nào sản xuất pháo nổ có số lượng

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trong tố tụng hình sự (Trang 55)

từ 2kg đến dưới 30kg; chế tạo, tàng trữ … trá i phép.... thuốc pháo có số lượng từ lk g đến dưới 15 kg hoặc dưới số lượng đó, nhưng đã xử lý hành chính hoặc gây hậu quả nghiêm trọng th ì b ị tru y cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Đ iều 232 BLHS.

Quan điểm thứ 2 : Cho rằng bị cáo có tộ i vì tuy không bắt giữ được số

lượng pháo thành phẩm nhưng căn cứ vào tang vật thu được và mục đích làm pháo của bị cáo.

Thẩm phán - chủ tọa phiên tòa nghiên cứ hồ sơ và vãn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật thấy rằng hành v i của bị cáo không đủ yếu tố cấu thành tội phạm đã giải thích cho b ị cáo nên nhờ người bào chữa sẽ đảm bảo quyền lợ i cho bị cáo được tốt hơn. Tại phiên tòa ngày 14/8/2009 H Đ X X đã chấp nhận yêu cầu của bị cáo xin hoãn phiên tòa để m ời luật sư bào chữa.

Trường hợp khi tham gia phiên tòa b ị cáo bị ốm hay có biểu hiện mệt m ỏi, khai báo không m inh mẫn H Đ X X đã yêu cầu bác sỹ kiểm tra tình trạng sức khỏe của bị cáo, trên cơ sở kết luận của bác sĩ H Đ X X quyết định, nhưng

hầu hết đều hoãn phiên tòa đảm bảo quyền lợ i cho bị cáo.

V í dụ: Vụ án Nguyễn Trọng Bắc, sinh năm 1978,trú quán: Thôn Bắc Lạng, xã Nguyên Xá, huyện Đông H血g,tỉnh Thái Bình. Bị VKS truy tố về tộ i ’’Tàng trữ trái phép chất ma tú y H theo khoản 1 Điều 194 BLHS. Ngày 24/6/2009 Tòa án nhân dân huyện Đông Hưng mở phiên tòa lưu động tại trụ

sở UBND xã A n Châu xét xử đối với bị cáo. N h血g kh i H Đ X X đang làm thủ tục kiểm tra căn cước giải thích quyền và nghĩa vụ đối với b ị cáo th ì b ị cáo xin hoãn phiên tòa với lý do sức khỏe yếu, người mệt m ỏi, chân tay run,

không thể khai báo được. H Đ X X đã yêu cầu bác sĩ kiểm tra tại chỗ tình trạng sức khỏe của bị cáo. Sau khi khám xét bác sĩ kết luận bị cáo huyết áp cao, tim đập nhanh, không đảm bảo sức khỏe tham gia phiên tòa. H Đ X X đã thảo luận và quyết định hoãn phiên tòa để xét xử vào ngày khác đảm bảo quyền lợ i cho bị cáo.

Trong quá trình xét hỏi, H Đ X X thực hiện đúng trình tự xét hỏi, rất tôn trọng bị cáo và người bào chữa, v ề cơ bản, không dùng các câu hỏi có tính áp đặt như Mcó hay không cón,"đúng hay không đúng,1 hay mớm cung để cho bị cáo trả lờ i, đinh hướng cho bị cáo đưa ra các tài liệu đồ vật yêu cầu (nếu có). Bên cạnh đó tạo điều kiện cho người bào chữa tham gia xét hỏi đối với những người tham gia tố tụng, không khống chế về thời gian, không cắt những câu hỏi có liên quan đến vụ án theo hướng có lợ i cho bị cáo và chứng minh phủ định nội dung cáo trạng.

Phần tranh luận tại phiên tòa đã làm theo đúng trình tự, H Đ X X bảo đảm cho bị cáo, người bào chữa được phát biểu ý kiến bào chữa, ý kiến bảo vệ quyền lợ i, không g iớ i hạn thời gian và không hạn chế về số lần đối đáp nếu ý kiến đó không bị trùng lặp và tạo sự bình đẳng trong tranh luận giữa đại diện VKS và những người tham gia tố tụng có quyền tranh luận. Yêu cầu đại diện VKS phải đối đáp đúng trọng tâm vấn đề cần tranh luận. Qua tranh luận mà thấy cần xem xét thêm chứng cứ thì H Đ X X đã quyết định trở lại việc xét hỏi, sau khi xét hỏi xong lại tiếp tục tranh luận.

V í dụ: Vụ án Đổ Quang Sơn, Nguyễn Văn V iệt, Nguyễn M inh Khiên đều trú quán: Thôn Hoàng Nông, xã Lô Giang, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Ngày 27 và 28/02/2009 có hành vi trộm cắp tài sản của gia đình chị Đặng Thu Huế 01 xe máy và 01 xe đạp, trộm cắp của gia đình ông Nguyễn Văn Tháp 01 máy nén khí. Sau khi lấy được tài sản các bị cáo đã thay đổi hình dạng xe máy và máy nén khí để bán cho người tiêu dùng. Cơ quan đã thu hồi được tài sản để trả cho người bị hại với tình trạng bị thay đổi. Trong quá trình

xét hỏi người bị hại không yêu cầu bồi thường về việc sửa chữa tài sản, nhưng khi đến phần tranh luận thì họ lại yêu cầu bồi thường thiệt hại phần tài sản các b ị cáo đã làm thay đổi. V ì vậy H Đ X X quyết định trở lại việc xét hỏi làm rõ yêu cầu bồi thường của người bị hại, sau khi xét hỏi xong lại tiếp tục tranh luận. Như vậy vừa đảm bảo quyền lợ i của người bị hại và cũng bảo đảm cho bị cáo không bị buộc bồi thường quá cao so với thiệt hại mà họ gây ra.

Đ ối với bị cáo người nước ngoài H Đ X X tiến hành thủ tục yêu cầu người phiên dịch tại phiên tòa cam kết phải phiên dịch đúng lờ i khai của bị cáo.

Trường hợp bị cáo phạm nhiều tội, tại phiên tòa đã hỏi bị cáo từng tội cụ thể, làm rõ các hành v i từng tộ i mà VKS truy tố. Để cho bị cáo khai cụ thể, không cắt lờ i khai của bị cáo liên quan tớ i việc làm giảm nhẹ lỗ i của bị cáo.

Bị cáo cùng các đồng phạm khác phạm tộ i, khi xét hỏi H Đ X X hỏi riêng từng bị cáo, từng hành v i liên quan. Nếu các đồng phạm khác chối tộ i đều được làm rõ bằng phương pháp đối chất tại phiên tòa hoặc cách ly các bị cáo để không cho nghe lờ i khai của nhau.

Trường hợp bị cáo phạm tộ i chưa đạt thường được xem xét rất kỹ, bởi lẽ đây là tình tiế t vụ án sẽ giáp danh có tộ i hay không có tội. V ì khi ở giai đoạn chuẩn bị phạm tộ i các b ị cáo chỉ mới thực hiện hành vi 參 參 1 • 參 鲁 • • ở một mức độ參 •

nhất định, chưa có hậu quả do hành phạm tộ i gây ra. Nên đã được H Đ X X xem xét, làm rõ hành vi phạm tộ i và lên mức án thỏa đáng.

Trước k h i H Đ X X vào nghị án đảm bảo cho bị cáo được nói lờ i sau cùng và có những đề xuất với H Đ X X . Các bản án đã thể hiện được ý kiến bào chữa, tài liệu chứng cứ do b ị cáo, người bào chữa xuất trình và đều được nhận định xem xét. Các quyết định trong bản án cơ bản là đúng pháp luật, giáo dục người phạm tộ i thành người tốt và bảo đảm các quyền lợ i của nhà nước, của công dân, bình ổn xã hội. V iệc bỏ lọ t tộ i phạm, oan sai là rất ít và cá biệt.

2.2.2. Nguyên nhân hạn chê việc bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trong tố tụng hình sự cáo trong tố tụng hình sự

Về cơ bản Tòa án các cấp đều bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo, nếu bị cáo không có người bào chữa thì giải thích cho bị cáo tự trình bầy và bào chữa tại phiên tòa, nếu bị cáo có người bào chữa thì tạo điều kiện cho người bào chữa được tiếp xúc hồ sơ, sao chụp tài liệu, gặp và trao đổi với bị cáo. Tuy nhiên không tránh khỏi những khiếm khuyết trong việc bảo đảm quyền bào chữa của b ị cáo, nguyên nhân sự hạn chế này do quy định của pháp luật và một số nguyên nhân khách quan khác được tác giả đề cập dưới đây.

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trong tố tụng hình sự (Trang 55)