Chế định người bào chữa đã được pháp luật nước ta quy định từ ngày đầu của nhà nước công nông. Như tại điều 5 ,sắc lệnh ngày 13/9/1945 thiết lập các Tòa án Quân sự đã quy định ”B ị cáo có thể tự bào chữa hay nhờ người khác bênh vực c h o ' Hay tại điều 2 sắc lệnh số 46 ngày 10/10/1945 quy định "Các luật sư có quyền bào chữa trước tất cả các tòa án tỉnh trở lên và trước các tòa án quân sự, [14,tr. 8] mục đích duy trì tổ chức luật sư khi đó nhằm k ịp thời bảo đảm quyền bào chữa của b ị cáo trong các vụ án hình sự. Ngày 24/01/1946 Nhà nước ban hành sắc lệnh số 13/SL về tổ chức các Tòa án và ngạch Thẩm phán, tại điều 46 đã quy định: "Các lu ậ t sư cố quyền biện hộ trước tất cả các Tòa án, trừ Tòa án sơ cấp"• Qua các văn bản pháp luật này,
nói chung hoạt động tố tụng hình sự dưới chế độ m ới có những thay đổi cơ bản so với nền pháp chế phong kiến, tư sản trước đó. V iệc thành lập các đoàn thể luật sư và quy định quyền bào chữa trước một số Tòa án thể hiện m ột nền dân chủ trong xã hội m ới. Tuy nhiên, quyền bào chữa của b ị can, bị cáo lúc này chưa được coi trọng, quyền này chỉ được đề cập thông qua quyền bào chữa của luật sư trong m ột số Tòa án, đây chính là điểm còn hạn chế lúc đó.
Tại Sắc lệnh số 21/SL ngày 14/02/1946 về tổ chức các tòa án quân sự đã khắc phục những thiếu sót trên, chế định về quyền bào chữa được quy định m ột cách rõ ràng hơn. Tại Điều 5 quy định nB ị cáo có quyền tự bênh vực lấy
hay nhờ luật sư hoặc một người khác bênh vực cho" [16,tr. 83]. N ội dung này được nhắc lại trong Điều 8 N ghị định số 82/NĐ của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ngày 25/02/1946. Như vậy quyền bào chữa của bị cáo đã được khẳng định rõ ràng hơn, quyền bào chữa của bị cáo gồm quyền tự bào chữa và nhờ người khác bào chữa cho mình. Quyền bào chữa này được thực hiện khi hồ sơ vụ án chuyển sang Tòa án. Lúc này bị cáo, người bênh vực của bị cáo hay luật sư được quyền tiến hành một số hành vi tố tụng nhằm thực hiện quyền bào chữa. K h i Tòa án thụ lý vụ án, luật sư hay người bào chữa cho bị cáo được quyền xem hồ sơ, yêu cầu điều tra thêm, gọi thêm người làm chứng, tiếp xúc với bị cáo bằng thư từ hoặc tới thăm, sau khi được phép của ông Chánh án. Luật sư vào thăm bị cáo, nói chuyện với bị cáo mà không bị kiểm soát, được quyền khiếu nại về thẩm quyền xét xử của Tòa án. Để bảo đảm quyền bào chữa của b ị cáo, trước phiên tòa ít nhất 2 ngày bị cáo, người bênh vực phải được nhận giấy báo về ngày, nơi xét xử. Bị cáo được yêu cầu đặt câu hỏi với những người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa, được biện luận và nói lờ i sau cùng, quyền khiếu nại của bị cáo về thẩm quyền của Tòa án,
Ngày 9/11/1946 tại kỳ họp Quốc hội nước V iệt Nam dân chủ cộng hòa thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nhà nước ta. V ớ i ý nghĩa là đạo luật cơ bản, Hiến pháp 1946 đã đề cập nhiều nguyên tắc quan trọng trong đó có nguyên tắc về quyền bào chữa của bị cáo. Khoản 2 Điều 67 quy định: uNgười b ị cáo được tự bào chữa lấy hoặc mượn luật sứ f [16,tr. 86].
Cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, thực tiễn hoạt động điều tra truy tố, xét xử, chế định bào chữa cũng phát triển phù hợp với bản chất dân chủ của tư pháp hình sự XHC N, bảo đảm tôn trọng quyền và lợ i ích hợp pháp của con người. Các văn bản thời kỳ đầu quy định có tính ghi nhận quyền của b ị cáo nhờ luật sư bào chữa thì các vãn bản hình sự sau tiến bộ hơn. Để tạo điều kiện thuận lợ i cho bị cáo thực hiện quyền nhờ người khác bào chữa và mở rộng phạm v i những ngưòi được làm ngựời bào chữa, sắc lệnh số 69 ngày
18/6/1949 đã cho phép bị cáo (lúc đó gọi là bị can) có thể nhờ m ột công dân khác không phải là luật sư để bào chữa cho mình. Đ iều 1 của sắc lệnh này quy định: 'T ừ nay đến khi nào có th ể lệ khác trước các Tòa án thường và Tòa án đặc biệt xử việc tiểu hình và đại hình, trừ Tòa án binh tạ i mặt trậ n ,b ị can có thể nhờ một công dân không p h ả i là luật sư bào chữa ch o ."” . Đ iều 2: "Nếu b ị can không có a i bênh vực9 ông Chánh án cố thể tự mình hay theo yêu cầu của b ị can, cử một người ra bào chữa cho b ị cann [42,tr. 2].
Sắc lệnh số 144/SL ngày 22/12/1949 qui định theo hướng mở rộng người tham gia bào chữa. Ngày 12/01/1950 Bộ Tư pháp ban hành N ghị định số 01/NĐ ấn định điều kiện để làm bào chữa viên nhân dân, trong đó quy định bào chữa viên nhân dân có địa v ị pháp lý như một luật sư.
Các bản Hiến pháp năm 1959,1980 đều ghi nhận quyền bào chữa của b ị cáo. Những quy định này được thể hiện suốt từ đó cho đến kh i ban hành BLTTHS năm 1988. Trong BLTTHS đầu tiên của nước ta đã kế thừa những quy định trong các văn bản pháp luật trước đó, đồng thời m ở rộng quyền bào chữa cho cả bị can. H iến pháp năm 1992 (đã được sửa đổi bổ sung theo N ghị quyết số 51/NQ /Q H10 của Quốc hội ngày 25/12/2001) ghi nhận quyền bào chữa của bị cáo tại Đ iều 132 như sau:
Quyền bào chữa của b ị cáo được bảo đảm. B ị cáo có thể tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình.
T ổ chức Luật sư được thành lập để giúp b ị cáo và các đương sự khác bảo vệ quyền và lợ i ích hợp pháp của mình và góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa [34].
Cùng với tiến trình dân chủ hóa, quyền con người ngày càng được tôn trọng, ghi nhận rộng hơn và được bảo đảm thực hiện bằng pháp luật. BLTTHS năm 2003 đã quy đinh mở rộng quyền bào chữa cho cả người bị tạm giữ (Điều 11 BLTTHS năm 2003). Pháp luật không chỉ quy định cho b ị cáo có quyền bào
chữa mà còn có những quy định đảm bảo cho việc thực hiện quyền đó cũng tại Điều 11 BLTTHS năm 2003.
Quyền bào chữa của b ị cáo đã được hình thành, bảo đảm được ghi nhận và trở thành một nguyên tắc hiến định trong 4 bản Hiến pháp, BLTTHS nhà nước Cộng hòa X H C N V iệ t Nam. Sự bào chữa ngày càng được phát triển lên cao, từ chỗ quy định b ị cáo có quyền bào chữa và chỉ được phép tham gia
ờ một số Tòa án, đến việc quy định b ị cáo có thể nhờ người khác bào chữa và
được tham gia ở phiên tòa các cấp. Cao hơn là pháp luật quy định những
trường hợp bắt buộc phải có người bào chữa, nếu bị cáo không m ời thì Tòa án cử người bào chữa cho họ.
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÀ THựC TRẠNG BẢO ĐẢM• • • •