Giải pháp về hoàn thiện pháp luật

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trong tố tụng hình sự (Trang 76 - 88)

2.2.2.I Nguyên nhân do quy định của pháp luật

3.2.1. Giải pháp về hoàn thiện pháp luật

Sau gần hai mươi năm tiến hành sự nghiệp đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đã có những tiến bộ quan trọng. Quy trình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật được đổi mới. Nhiều bộ luật, luật, pháp lệnh (trong đó có BLHS,BLTTHS) được ban hành đã tạo khuôn khổ pháp lý ngày càng hoàn chỉnh hơn để nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội an ninh quốc phòng, đối ngoại... Nguyên tắc pháp chế XHCN từng bước được đề cao phát huy trên thực tế. Công tác phổ biến pháp luật được tăng cường đáng kể. Những tiến bộ đó đã góp phần thể chế hóa đường lố i của Đảng, nâng cao hiệu quả quản lý điều hành cùa nhà nước, đẩy mạnh phát triển kinh tế,giữ vững ổn định chính trị - xã hội của đất nước.

Tuy nhiên hệ thống pháp luật nước ta nói chung và pháp luật tố tụng hình sự nói riêng còn thiếu đồng bộ, nhiều những điểm bất cập; các văn bản hướng dẫn th i hành chồng chéo, mâu thuẫn nhau, có những vấn đề chưa được sửa đổi, bổ sung kịp thời dẫn đến việc áp dụng pháp luật đảm bảo quyền lợ i cho bị cáo còn hạn chế. Nhiều điểm bất hợp lý và chưa được coi trọng đổi

mới, hoàn thiện như: thủ tục xét xử người thành niên, xét xử theo thủ tục rút gọn, giám đốc thẩm, tái thẩm... và cơ chế về trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc đảm bảo thực hiện các quyền của bị cáo.

Để khắc phục tình trạng trên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và tiến tới công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHC N V iệ t Nam và nâng cao chất lượng xét xử án hình sự cũng như bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo ngày càng có hiệu quả thì pháp luật về tố tụng hình sự cần được sửa đổi bổ sung theo hai hướng: 1/ Xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng; 2/ Có cơ chế cụ thể bảo đảm cho bị cáo thực hiện quyền của mình trong từng giai đoạn xét xử khác nhau, nhất là quyền bào chữa của bị cáo.

V ì vậy phải tiến hành đồng bộ các giải pháp, trong đó, vấn đề cơ bản và quan trọng là: Tiếp tục sửa đổi,bổ sung và hoàn chỉnh Bộ lu ậ t T ố tụng hình sự và các vãn bản hướng dẫn th i hành

Sự ra đời của BLTTHS năm 1988 và hoàn thiện của BLTTHS năm 2003 đã đánh dấu bước ngoặt lớn trong hoạt động tư pháp của nước ta, đó là sự phát triển về chất trong khoa học pháp lý nói chung và trong luật tố tụng hình sự nói riêng. Việc ghi nhận chế định bào chữa trong luật tố tụng hình sự đã thể hiện tính dân chủ bảo đảm quá trình giải quyết vụ án khách quan, chính xác, tránh những v i phạm pháp luật có thể xảy ra. Song thực tế cho thấy những quy định vể quyền bào chữa trong BLTTHS năm 2003 chưa hoàn toàn phù hợp và hướng tớ i mục tiêu làm cho hoạt động xét xử độc lập, khách quan toàn diện có tính tranh tụng theo yêu cầu của cải cách tư pháp được thể hiện tại N ghị quyết số 08-NQATW ngày 02/02/2002 và N ghị quyết số 49-NQyTW của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Tuy nhiên sẽ không thể có sự độc lập của Tòa án,tranh tụng thực sự dân chủ bình đẳng giữa bên buộc tộ i với bên gỡ tộ i tại phiên tòa như hiện nay cần có một số giải pháp hoàn thiện chế định bào chữa trong pháp luật tố tụng hình sự như sau:

Trước hết muốn đảm bảo có sự tranh tụng đúng nghĩa thì phải có sự tách bạch về chức năng của chủ thể tố tụng. Tác giả hoàn toàn tán thành với quan điểm của PGS.TS Nguyễn Thái Phúc cho rằng "Cẩn nghiên cứu để sửa đổi Đ iều 10 Bộ lu ậ t T ố tụng hình sự năm 2003 theo hướng xác định Tòa án p hải là cơ quan xét xửy không có trách nhiệm chứng minh tộ i phạm ” [56,tr. 129]. Điều này có nghĩa, xuất phát từ chỗ Tòa án không phải là người truy tố b ị cáo nên Tòa án không có nghĩa vụ chứng minh tộ i phạm. Tương ứng như vậy cũng cần xem xét việc bỏ đi quy định về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của H Đ X X quy định tại điều 13 BLTTHS năm 2003 [56,tr. 129]. Đây là điều bất hợp lý , bởi vì việc khởi tố vụ án và khởi tố bị can là trách nhiệm của cơ quan điều tra và VKS. Tòa án là cơ quan xét xử và chỉ xét xử hành vi với tộ i danh

mà V KS đã truy tố. Nếu trong quá trình xét xử xác định được việc bỏ lọ t tộ i phạm hoặc phát hiện người phạm tộ i m ới thì chính VKS là cơ quan phải có trách nhiệm khởi tố vụ án. Các giai đoạn khởi tố điều tra, truy tố, xét xử đều là các tầng nấc khác nhau của hoạt động buộc tội. Tòa án chỉ là cơ quan xét xử nhưng tại các quy định nêu trên đều thể hiện tính ’’truy tố, buộc tộ i" của cơ quan Tòa án, do đó đã mất đi ý nghĩa của cơ quan trọng tài thực hiện chức năng xét xử nên để đưa Tòa án về v ị trí trung tâm là trọng tài, người phân xử "đúng-sai” hay ”người phán quyết” ,còn luật sư bào chữa và KSV là chủ thể chứng minh vụ án thì cần có sự sửa BLTTHS năm 2003 theo hướng quy định

'T ro n g quá trình xét xửy H ộ i đồng xét xử, có vai trò trọng tà i phán quyết vụ án và Tòa án không có chức năng khởi tổ " [13,tr. 6].

M ặt khác, trong BLTTHS hiện hành chưa có quy định tranh tụng là nguyên tắc cơ bản của hoạt động xét xử, nên không chỉ trong các điều luật chưa thể hiện hết tính chất của tranh tụng tại phiên tòa mà các chủ thể tham gia vào tranh tụng cũng chưa ý thức đầy đủ về quyền và nghĩa vụ tranh tụng của mình, việc tranh tụng tại phiên tòa đôi khi diễn ra hình thức, hời hợt. Để quá trình tranh tụng tại phiên tòa, Tòa án có vai trò là trọng tài phán quyết vụ

án để việc xét hỏi theo hướng buộc tộ i là của đại diện VKS,việc xét hỏi gỡ tộ i theo hướng của người bào chữa. Do đó "Tranh tụng phải được đưa lên thành một nguyên tắc cơ bản trong hoạt động xét x ử ' [13,tr. 6] thì mới phát huy hết chức năng bào chữa của bị cáo.

Gắn liền với việc thực hiện quyền bào chữa của người bị buộc tộ i là trách nhiệm, nghĩa vụ của các cơ quan, người tiến hành tố tụng trong việc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội. K h i người bị buộc tộ i nhờ người bào chữa thì các cơ quan, người tiến hành tố tụng nhất là Tòa án phải tạo mọi điều kiện cho họ thực hiện quyền này, và khi họ từ chối người bào chữa phải thỏa mãn yêu cầu do pháp liiậ t quy định không được để cho bị cáo từ chối tùy nghi và tuyệt đối không được khuyên bị cáo từ chối người bào chữa (tình trạng phổ biến diễn ra hiện nay). Trước m ỗi hoạt động tố tụng, hành vi tố tụng, cơ quan và người tiến hành tố tụng phải có trách nhiệm giải thích quyền, nghĩa vụ, hậu quả của việc không thực hiện chúng cho bị cáo biết. Bên cạnh đó m ọi hoạt động, hành vi tố tụng của cơ quan, người tiến hành tố tụng đều hướng đến việc giải quyết vụ án, chứng minh về sự có tội, không có tội hay giảm nhẹ tội của bị cáo nên cơ quan, người tiến hành tố tụng phải bảo đảm cho bị cáo biết nội dung kết quả của hoạt động đó. Song BLTTHS hiện hành quy định tại điểm a khoản 2 Điều 50 (bị cáo có quyền được nhận các quyết định tố tụng...) nhưng không quy định rõ trong thời hạn bao nhiêu lâu họ được nhận các quyết định tố tụng và không quy định cụ thể rõ ràng thời hạn cơ quan, người tiến hành tố tụng phải giao các quyết đinh tố tụng cho họ đã làm ảnh hưởng đến quyền bào chữa của bị cáo. Do đó cần bổ quy định sung thêm vào Điều 35,37,39,41 BLTTHS năm 2003 cụ thể trách nhiệm của người tiến hành tố tụng trong việc giải thích quyền, nghĩa vụ của bị cáo và thời hạn những người tiến hành tố tụng tống đạt, gửi văn bản tố tụng cho bị cáo để họ thực hiện quyền của mình trong đó có quyền bào chữa.

Như tác giả luận văn đã phân tích ở phần trên do pháp luật hình sự không quy định cụ thể về người đại diện hợp pháp cho bị cáo và sự hiểu biết pháp luật của những người này không đồng đều, họ không phải là những người chuyên sâu về pháp luật như luật sư. Theo Điều 10 của Luật Luật sư quy

định tiêu chuẩn luật sư phải f\..c ó bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề

lu ậ t sư,đã qua th ờ i gian tập sự hành nghề lu ậ t sư…" mới được tham gia bào

chữa thì việc quy định người bào chữa là "người đại diện hợp pháp của b ị can, b ị cáo” quả là một nghịch lý. Từ quy định này đã dẫn đến việc cấp Giấy chứng

nhận người bào chữa một cách tùy tiện và là lý do để cơ quan tiến hành tố tụng né tránh người bào chữa, còn cơ quan giam giữ không tạo điều kiện cho họ tiếp cận bị cáo để thực hiện việc thu thập thông tin liên quan đến bào chữa. Chính vì vậy mà không nên quy định người bào chữa là "người đ ạ i diện hợp pháp của b ị can,b ị cáo” [52,tr. 28] tại điểm b khoản 1 Điều 56 BLTTHS như hiện nay hoặc giữ nguyên quy định điểm b khoản 1 Điều 56 thì phải bổ sung quy định cụ thể về người đại diện hợp pháp.

Tại khoản 1 Điểu 58 BLHS năm 2003 đã quy định "người bào chữa do người b ị tạm giữ, b ị can, b ị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ lựa chọn . Song trên thực tế người đại diện hợp pháp của bị cáo đang tạm giam

nhờ luật sư bào chữa ít khi được Tòa án chấp nhận với lý do chưa có ý kiến của bị cáo. Cách hiểu và vận dụng như trên chỉ đúng và phù hợp với bị cáo đang tại ngoại còn bị cáo đang tạm giam đã bị cách ly khỏi xã hội, không có cơ hội gặp người thân, còn người bào chữa không có Giấy chứng nhận người bào chữa thì không gặp được bị cáo, ngược lại không có xác nhận của bị cáo thì cơ quan tố tụng không cấp Giấy chứng nhận người bào chữa. Hậu quả dẫn tớ i đã vô hiệu hóa không th i hành được một quy định tiến bộ của BLHS được ghi nhận trong luật và phổ biến rộng rãi trong nhân dân, trong khi chưa hề có văn bản nào bắt buộc trong m ọi trường hợp đều nhất thiết phải có vãn bản của đích thân bị cáo yêu cầu thì luật sư mới được cấp Giấy chứng nhận người bào

chữa, do đó sẽ trái với quy định tại khoản 1 Điều 57 BLTTHS như đã nêu. V ì vậy cần có vãn bản hướng dẫn cụ thể để các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung và Tòa án nói riêng phải thực hiện đúng quy định tại khoản 1 Điều 57 BLTTHS. Trong trường hợp bị can, bị cáo đang tạm giam thì phải chấp nhận người bào chữa do thân nhân hoặc đại diện hợp pháp của họ mời.

K hi đã chấp nhận thủ tục cấp Giấy chứng nhận người bào chữa cho người bào chữa thì pháp luật cũng cần có quy định cụ thể thời hạn của Giấy chứng nhận người bào chữa, bởi hiện nay có tình trạng một số luật sư cho rằng, họ đã ký hợp đồng bào chữa cho thân chủ từ A đến z, chỉ khi nào bản án có hiệu lực pháp luật được th i hành mới hết nghĩa vụ đã thỏa thuận. Do vậy ngay cả khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm, luật sư vẫn xuất trình Giấy chứng nhận người bào chữa do Tòa sơ thẩm cấp đến nhà tạm giam, tạm giữ gặp bị cáo hướng dẫn họ viết đơn kháng cáo và tiếp tục bào chữa cho họ tại phiên tòa phúc thẩm, song việc làm trên của luật sư đã bị cơ quan giam giữ từ chối với lý do Giấy chứng nhận người bào chữa do tòa sơ thẩm cấp hết giá trị sử sụng từ k h i kết thúc phiên tòa và còn hướng dẫn luật sư đến tòa phúc thẩm để xin cấp G iấy chứng nhận người bào chữa mới. Tòa phúc thẩm chưa thể cấp Giấy chứng nhận người bào chữa cho luật sư vì chưa nhận được hồ sơ vụ án theo trình tự phúc thẩm. Việc làm này của giám th ị trại giam là trái với quy định tại Điều 58 BLTTHS. Song vấn đề người bào chữa không được gặp thân chủ đang

tạm giam sau xét xử sơ thẩm để tư vấn, hướng dẫn họ viết đơn kháng cáo còn

là m ột khoảng trống pháp lý, phần nào cản trở tác nghiệp của người bào chữa giúp người đã b ị kết án tịến hành thủ tục kháng cáo theo luật định [57,tr. 20]. Do đó các cơ quan có thẩm quyền cần hướng dẫn vấn đề nêu trên để người bào chữa làm hết chức năng nhiệm vụ của mình bảo vệ quyền lợ i cho bị cáo.

Và để khắc phục tình trạng ,ftừ chối cấp giấy chứng nhận” một cách tùy tiện, tránh việc người bào chữa khiếu nại do bị "từ chối cấp Giấy chứng nhận người bào chữa” cần phải có quy định cụ thể về những trường hợp này

chứ không thể ghi chung chung như luật tố tụng hiện hành. V í dụ các cơ quan tiến hành tố tụng chỉ được từ chối cấp Giấy chứng nhận người bào chữa khi có trong các trường hợp sau đây:

- Người bào chữa không đủ điều kiện để thực hiện việc bào chữa (như quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều 56 BLTTHS).

- Luật sư bào chữa cho nhiều bị can, bị cáo trong cùng m ột vụ án mà các bị can, bị cáo này có quyền lợ i ích đối lập nhau.

- Người bào chữa đồng thời là người tham gia tố tụng khác trong cùng vụ án (như người bị hại, nguyên đơn dân sự, người có quyền lợ i nghĩa vụ liên quan đến vụ án...) vì BLTTHS năm 2003 m ới chỉ quy định những người đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó, người thân thích của người đã hoặc đang tiến hành tố tụng trong vụ án đó; người tham gia trong vụ án đó với tư cách là người làm chứng, người giám định, người phiên dịch thì không được làm người bào chữa.

- Người bào chữa là người chưa thành niên, người không có năng lực hành vi.

- Người bào chữa đã có hành vi v i phạm m ột trong các nghĩa vụ của luật sư quy định tại khoản 3 Điều 58 BLTTHS năm 2003 hoặc các hành vi vi phạm pháp luật khác k h i thực hiện nhiệm vụ bào chữa ở giai đoạn tố tụng trước của cùng một vụ án [40,tr. 19].

Tòa án nhân dân tố i cao, V iện kiểm sát nhân dân tố i cao và các cơ * quan có thẩm quyền sớm có hướng dẫn cụ thể: Những trường hợp nào bị thu hồi Giấy chứng nhận người bào chữa, người bào chữa phải xuất trình những giấy tờ nào khi vào nhà tạm giữ, trại tạm giam để gặp bị can, b ị cáo. Thời gian gặp bị can, b ị cáo trong nhà tạm giữ, nhà tạm giam là bao nhiêu lâu để người bào chữa đủ thời gian thu thập thông tin phục vụ cho việc bào chữa. Trong mỗi giai đoạn tố tụng, người bào chữa được vào nhà tạm giữ, nhà tạm giam để

gặp bị can, bị cáo mấy lần. Các luật sư cùng một văn phòng luật sư có được nhận bào chữa cho các bị can, bị cáo có quyền và lợ i ích đối lập nhau trong cùng một vụ án không. M ột luật sư có thể bào chữa cho bị cáo ở cấp sơ thẩm và bảo vệ quyền lợ i cho người bị hại ở cấp phúc thẩm không. Cơ chế của việc thu thập và giao các tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án mà người bào chữa đã thu thập được... Có như vậy quyền bào chữa của bị cáo tại phiên tòa m ới được đảm bảo.

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trong tố tụng hình sự (Trang 76 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)