Nghĩa vụ của cơ quan, người tiến hành tố tụng trong việc

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trong tố tụng hình sự (Trang 40)

QUYỂN BÀO CHÜÀ CỦA BỊ CÁO TRONG Tố TỤNG HÌNH sự

2.1.2.Nghĩa vụ của cơ quan, người tiến hành tố tụng trong việc

bảo đảm quyền bào chữa của b ị cáo

Pháp luật quy định cho bị cáo được quyền bào chữa thì các cơ quan, người tiến hành tố tụng phải có nghĩa vụ bảo đảm quyền bào chữa cho bị cáo.

Tại Điều 11 BLTTHS năm 2003 quy định nC ơ quan diều tra,Viện kiểm sát, Tòa án có nhiệm vụ bảo đảm cho người bị tạm giữ,b ị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ theo quy định n à ÿ \ V ớ i nguyên tắc này bảo

đảm quyền bào chữa cho bị người bị buộc tộ i thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng và khi bị can đã trở thành tư cách bị cáo thì việc bảo đảm quyền bào chữa thuộc về cơ quan Tòa án. V iệc chấp hành nguyên tắc này được cụ thể hóa trong nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của những người tiến hành tố tụng gồm Chánh án, phó Chánh án, Thẩm phán, Thư ký Tòa án.

M ột trong những nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Chánh án và Phó chánh án Tòa án quy định tại điểm c khoản 2 Điều 38 BLTTHS là được ’’Cấp,thu hồi giấy chứng nhận người bào chữa...’’. V ớ i quy định này người bào chữa khi được bị cáo nhờ bào chữa sẽ phải xuất trình những giấy tờ hợp lệ. Sau kh i nhận được các giấy tờ hợp lệ do người bào chữa cung cấp. Chánh án Tòa án nơi xét xử bị cáo, hoặc Phó chánh án được Chánh án ủy nhiệm công việc phải có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận người bào chữa. Và chỉ khi có Giấy chứng nhận người bào chữa thì người bào chữa mới được thực hiện các

quyền của mình, tiếp cận hồ sơ vụ án, gặp bị cáo đang tạm giam, thu thập chứng cứ bảo vệ quyền lợ i cho bị cáo. Do vậy việc cấp Giấy chứng nhận người bào chữa phải kịp thời sẽ tạo điều kiện cho người bào chữa làm tốt và hết trách nhiệm của mình để đạt hiệu quả bào chữa cao.

Tại Điều 39 BLTTHS quy định trách nhiệm của Thẩm phán. K hi được Chánh án phân công giải quyết xét xử vụ án Thẩm phán phải giải thích cho bị cáo về việc tự bào chữa hoặc nhờ người bào chữa. Người Thẩm phán thực sự công tâm được thể hiện thông qua trách nhiệm của mình trong quá trình giải quyết vụ án, nghiên cứu kỹ hồ sơ, tìm ra sự thật khách quan của vụ án,nếu vụ án chưa đầy đủ chứng cứ thì yêu cầu điều tra bổ sung.

Điều 41 BLTTHS quy định thư ký Tòa án cũng có những nhiệm vụ và quyền hạn, trách nhiệm nhất định. Trong quá trình chuẩn để xét xử vụ án thư ký phải làm rất nhiều việc, trong đó có việc tống đạt Q Đ Đ V A X R X cho bị cáo. Đ ối với những vụ án bị cáo được tại ngoại thì có thể dễ dàng hơn trong việc giải thích cho bị cáo về quyền tự bào chữa hay khuyến khích họ m ời người bào chữa cho mình, g iớ i thiệu cho họ những dịch vụ trợ giúp pháp lý để họ tư vấn, hay bào chữa trợ giúp cho mình nếu bị cáo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, con nhà chính sách... Song đối với những bị cáo ở trong trại giam khi tống đạt quyết định đưa vụ án ra xét xử, thư ký phải giải thích cho bị cáo quyền bào chữa cụ thể hơn. V ì khi bị giam giữ họ bị hạn chế rất nhiều quyền, họ không được tiếp xúc với người nhà không thể liên hệ để m ời người bào chữa. Do đó người thư ký phải có trách nhiệm hướng dẫn họ viết đơn nhờ người bào chữa gửi thông qua trại tạm giam, nhờ trại giam gửi cho người thân của bị cáo để họ liên hệ giúp.

Quá trình tiến hành giải quyết vụ án hình sự phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, trong đó có thể nói việc xét xử vụ án hình sự đóng vai trò quan trọng. Bởi lẽ tại phiên tòa, trên cơ sở những chứng cứ đã được kiểm tra công khai, Tòa án ra bản án xác định bị cáo có tộ i hay không có tội. Nếu bị cáo thực

hiện hành vi phạm tội thì đó là tội gì,được quy định tại điều khoản nào của BLHS. Ngoài việc ra bản án Tòa án còn có quyền ra các quyết định cần thiết khác nhằm giải quyết vụ án. Theo nguyên tắc thực hiện hai cấp xét xử. Việc xét xử phải đạt được những yêu cầu đó là bảo vệ chế độ pháp chế XHCN, bảo vệ tài sản của nhà nước của tập thể, bảo vệ quyền lợ i ích hợp pháp của công dân góp phần đấu tranh phòng chống, phòng ngừa tội phạm, bên cạnh đó kiểm tra chứng cứ cơ quan điều tra thu thập được để ra bản án quyết định đối với người phạm tội đúng đắn góp phần nâng cao ý thức của công dân trong việc chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, tôn trọng các quy tắc cuộc sống xã hội, nâng cao ý thức đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm cũng như các vi phạm pháp luật khác. Chính vì tầm quan trọng và ý nghĩa của việc xét xử tại phiên tòa công khai nên pháp luật quy định những chế tài để đảm bảo cho bị cáo có những quyền lợ i nhất định về bào chữa bảo vệ quyền lợ i cho mình như sau:

A . G ia i đoạn chuẩn b ị xét xử: Giai đoạn chuẩn bị xét xử được tính từ khi thụ lý hồ sơ đến khi mở phiên tòa. Sau khi Thẩm phán được phân công làm

chủ tọa phiên tòa nhận hồ sơ vụ án hình sự có nhiệm vụ nghiên cứu ngay hồ sơ cũng như khiếu nại và yêu cầu của người tham gia tố tụng (trong đó có bị cáo, lúc này vẫn còn là bị can) nhằm kịp thời giải quyết những vấn đề cần thiết cho việc mở phiên tòa nếu vụ án không thuộc trường hợp trả hồ sơ để điều tra bổ sung, đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án (điểm b,c khoản 2 Điều 176 BLHS). Bên cạnh đó cần phân loại bị can (bị can đã thành niên chưa, bị can còn là vị thành niên không, bị can có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần không hay bị can có bị truy tố về tội theo khung hình phạt có mức án cao nhất là tử hình được quy định trong BLHS) để có các biện pháp đảm bảo quyền bào chữa của họ.

Trong khoảng thời gian này, trường hợp bị cáo không m ời người bào chữa thì phải giải thích để b ị can tự trình bày lờ i bào chữa cho mình tại phiên tòa. Nếu bị can có yêu cầu được nhờ người bào chữa thì Thẩm phán - chủ tọa phiên tòa phải hướng dẫn và tạo điều kiện cho bị can làm các thủ tục liên quan

đến việc nhờ người bào chữa. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của người bào chữa kèm theo giấy tờ liên quan đến việc bào chữa Chánh án hoặc phó Chánh án được ủy quyền phải cấp Giấy chứng nhận người bào chữa để họ thực hiện việc bào chữa (khoản 4 Điều 56 BLHS). Phải giải quyết các yêu cầu của bị cáo, người bào chữa, nghiên cứu, đánh giá các chứng cứ mà họ đưa ra (nếu có). Ngoài ra, còn phải tạo mọi điều kiện cho người bào chữa trong việc nghiên cứu hồ sơ vụ án. Trường hợp bị cáo thuộc đối tượng người nghèo, người có công với cách mạng, người cô đơn, người tàn tật và trẻ em không nơi nương tựa, người dân tộc thiểu số... là đối tượng được trợ giúp pháp lý miễn phí thì phải giải thích và chỉ chỗ để họ liên hệ với cán bộ trợ giúp pháp lý đảm bảo quyền lợ i cho họ.

Song thực tế việc giải thích và hướng dẫn cụ thể quy định này của pháp luật chỉ có thể đạt hiệu quả cao đối với các bị cáo được tại ngoại hay những bị cáo đang tạm giam nhưng có thân nhân ở gần hoặc thân nhân thực sự

quan tâm đến quyền lợ i của họ. Còn những b ị cáo đang tạm giam, việc giải thích pháp luật trong lĩn h vực này còn rất nhiều hạn chế. Và sau kh i có quyết định đưa vụ án ra xét xử thì quyết định này phải được tống đạt cho bị cáo (đại diện hợp pháp của họ nếu bị cáo là vị thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất) trước kh i xét xử 10 ngày và phải giải thích cho bị cáo biết quyền củạ họ (điểm a, c khoản 2 Điều 50 BLTTHS), nhằm bảo đảm cho họ có thời gian và điều kiện chuẩn bị việc bào chữa hoặc đề ra các yêu cầu khác.

V ớ i một số trường hợp cá biệt còn phải có những quy định riêng để đảm bảo quyền bào chữa cho b ị cáo (điểm a,b khoản 2 Điều 57 BLHS):

* Đối với bị cáo là người chưa thành niên,người có nhược điểm vềtâm thần hoặc th ể chất

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trong tố tụng hình sự (Trang 40)