phẩm chất nghê nghiệp
3.2.3. Những giảỉ pháp khác
Trong điều kiện hệ thống pháp luật đã và đang ngày càng phát triển và hoàn chỉnh, số lượng văn bản pháp luật ngày càng nhiều thì việc tạo điều kiện cho ngưòi dân có điều kiện tiếp cận với pháp luật là rất cần thiết. Đặc biệt, nhu cầu giúp đỡ pháp lý cho những bị cáo có hoàn cảnh gia đình khó khăn, vì họ không có khả năng trả chi phí để được m ời luật sư giúp đỡ về pháp lý. Để đáp ứng yêu cầu trên và bảo đảm quyền bào chữa cho bị cáo cần có m ột số giải pháp sau:
Thứ nhất: Đ ố i với tổ chức lu ậ t sư.
Trong hoạt động tố tụng hình sự nói chung và tố tụng hình sự tại Tòa án nói riêng, sự tham gia của luật sư giữ m ột vai trò rất quan trọng góp phần nâng cao chất lượng xét xử án hình sự cũng như việc bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo. V ì vậy cần tăng cường số lượng, đội ngũ luật sư, nâng cao vai trò, vị trí của luật sư trong quá trình tranh tụng. Thời gian vừa qua mặc dù chúng ta đã có nhiều cố gắng trong việc đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ luật sư nhưng còn nhiều hạn chế, còn thiếu, yếu về số lượng và chất lượng. Hiện nay cả nước có hơn 5000 luật sư, số luật sư này còn quá khiêm tốn so với tổng số hơn 86 triệu người dân V iệ t Nam. Số lượng các vụ án hình sự có người bào chữa tham
tham gia lại càng khiêm tốn hơn vì trong số đó có rất nhiều vụ án hình sự không có người bào chữa do bị cáo không có khả năng kinh tế về tài chính hoặc không có hiểu biết về quyền bào chữa. Nên bên cạnh việc tăng cường về số lượng thì việc phát triển và nâng cao về trình độ pháp luật, kỹ năng tranh tụng cho người luật sư là hết sức cần thiết. Ngoài việc có kiến thức vững chắc về pháp luật kh i tham gia tranh tụng, người bào chữa nói chung và luật sư nói riêng cần phải có đạo đức nghề nghiệp, phải nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người bào chữa ngay cả khi phiên tòâ đã kết thúc. Sau khi kết thúc việc xét xử, luật sư nên hướng dẫn cho bị cáo biết cách làm đơn kháng cáo nếu quyền lợ i của họ ở phiên tòa sơ thẩm chưa được đảm bảo, khiếu nại bản án lên Tòa án nhân dân tối cao nếu xét thấy quyền lợ i của bị cáo vẫn chưa được bảo đảm chính đáng tại phiên tòa phúc thẩm, cần hướng dẫn cho thân nhân thăm nuôi động viên bị cáo đang tạm giam, tôn trọng và bảo đảm giữ bí mật cho khách hàng.
Để nâng cao vai trò của luật sư bào chữa th ì địa v ị pháp lý của người bào chữa trong tố tụng hình sự cũng cần phải được nâng cao. Luật sư bào chữa tham gia phiên tòa để bảo đảm quyền lợ i cho bị cáo nên người bào chữa phải có nghĩa vụ chứng m inh một cách trung thực, thiện chí lợ i ích của ngưòi được bảo vệ chứ không phải có mặt tại phiên tòa cho đúng thủ tục tố tụng. Luật sư bào chữa là chủ thể chứng minh gỡ tộ i tại phiên tòa nên phải có được địa v ị bình đẳng với bên buộc tộ i tại phiên tòa. BLTTHS hiện nay chỉ quy định quyền của người bào chữa trong việc thu thập chứng cứ, chứ chưa quy định về phương tiện, biện pháp để họ thực hiện quyền đó. Cho nên quy định này cần được bổ sung m ói đảm bảo sự bình đẳng của bên bào chữa vói bên buộc tội vốn có đầy đủ lực lượng phương tiện, biện pháp phục vụ hoạt động chứng minh.
Vấn đề đào tạo đối với luật sư cũng hết sức quan trọng, trong việc nâng cao chất lượng bào chữa cho b ị cáo tại phiên tòa. Ngoài những kiến thức pháp luật, luật sư cần phải được đào tạo chính quy về nghiệp vụ bào chữa (và các nghiệp vụ khác như tư vấn, đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng...).
Chương trình đào tạo luật sư nhất thiết phải có các môn học trực tiếp về kỹ năng trình bầy, xét hỏi, hùng biện... trong đó có yêu cầu về ngoại ngữ, v i tính bên cạnh chuyên môn giỏi.
Ngoài ra về thù lao cho luật sư bào chữa nhất là luật sư do chỉ định cần phải được cải thiện theo hướng tăng mức thù lao cho phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội. Các luật sư ngại thực hiện bào chữa chi định trong đó có nguyên nhân do việc trả thù lao của Tòa án quá thấp so vói mức thù lao mà họ được hưởng khi thân chủ của họ yêu cầu bào chữa. Như vậy Nhà nước cần nghiên cứu chỉnh sửa tăng mức thù lao cho thỏa đáng vổi công sức luật sư bỏ ra để bào chữa trong một vụ án sao cho mức thù lao của nhà nước không thấp hơn mức Nhà nước quy đinh (ví dụ 200.000đ/lgiờ). Như vậy mới có thể động viên, khuyến khích luật sư vừa có nghĩa vụ, vừa có bổn phận tham gia tích cực và có trách nhiệm cao trong mọi trường hợp mà Đoàn luật sư đã phân công và quyền lợ i của bị cáo có luật sư .chỉ định ngang bằng với quyền lợ i của bị cáo nhờ luật sư bào chữa.
Xuất phát từ vai trò tham gia tố tụng vì công lý , vì pháp chế XHCN nên đòi hỏi đạo đức với nghề luật sư rất cao. nLuật sư ngoài phẩm chất chung là chân, thiện, mỹ còn phải là người có khối óc thông minh, tấm lòng trong sáng, dũng cảm, biết lấy pháp luật và đạo đức xã hội làm cơ sở hoạt động mới xứng đáng với sự tin cậy tôn vinh của xã hội” . Để đáp ứng yêu cầu này cần có sự kết hợp chặt chẽ và mật thiết giữa Nhà nước với tổ chức xã hội nghề nghiệp của luật sư đề ra những quy định chặt chẽ về tiêu chuẩn luật sư, trong khâu tuyển chọn, tập sự hành nghề luật sư, kiểm tra kết quả tập sự, cấp chứng chỉ hành nghề và bồi dưỡng kiến thức luật cho luật sư.
Thứ h a i: Đ ố i với bào chữa viên nhân dân.
Không phải chỉ ở BLTTHS chế định bào chữa viên m ới được hình thành, chế định này đã được áp dụng trong thực tiễn tố tụng hình sự nước ta từ trước. Theo thông tư số 06/TC ngày 9/9/1967 của Tòa án nhân dân tố i cao về việc đảm bảo quyền bào chữa của bị cáo thì chế độ bào chữa viên nhân dân
được thực hiện bằng cách m ỗi Tòa án nhân dân địa phương xây dựng một danh sách bào chữa viên nhân dân bao gồm một số cán bộ cán bộ của cơ quan đoàn thể xung quanh Tòa án. Danh sách này do các đoàn thể nhân dân giới thiệu, những người có trình độ chính trị khá, có khả năng làm công tác bào chữa, có nhiệt tình và hoạt động thiết thực, có tư cách đạo đức tốt. Ngoài danh sách bào chữa viên nhân dân, bị cáo vẫn có thể yêu cầu Tòa án chấp nhận một công dân khác hoặc các đoàn thể nhân dân cũng có thể cử người không có tên trong danh sách bào chữa (xem Hệ thống hóa lu ậ t lệ về tố tụng hình sự, tập 1,
trang 38-39). Như vậy cho thấy bất kỳ một công dân nào có đủ các điều kiện trên cũng có thể làm bào chữa viên nhân dân, miễn là được các đoàn thể nhân dân giớ i thiệu, hoặc bị cáo lựa chọn và Tòa án chấp nhận [14,tr. 11].
Tiếp theo ngày 31/10/1983 Bộ tư pháp đã ban hành thông tư số 06/QLTP về công tác bào chữa. Theo thông tư thì ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập ’’Đoàn bào chữa viên nhân dânM và giao cho Sở Tư pháp quản lý.
Tuy nhiên trên thực tế hầu như các tỉnh thành đều không có Đoàn bào chữa viên nhân dân, hoặc có thì hoạt động cũng không hiệu quả, cho nên chế độ bào chữa viên nhân dân chỉ phù hợp trong điều kiện các Đoàn luật sư chưa được thành lập, số luật sư làm công tác bào chữa còn ít. Còn hiện nay hẩu hết các tỉnh, thành phố đã thành lập Đoàn luật sư. Đ ội ngũ luật sư có tay nghề, có kinh nghiệm có thể đảm đương được nhiệm vụ bào chữa cơ bản cho bị can, bị cáo yêu cầu. M ặt khác làm bào chữa tức là giúp bị cáo bảo vệ quyền và lợ i ích hợp pháp lớn nhất về mặt pháp lý. Muốn bào chữa bảo đảm đúng đắn, khách quan trên cơ sở các quy định của pháp luật và thực sự có tác dụng. Người bào chữa phải có năng lực chuyên môn cao, trong đó quan trọng là hiểu biết về pháp luật, hiểu biết diễn biến hành v i v i phạm của bị can, bị cáo. Việc cơ quan đoàn thể giói thiệu một người bất kỳ làm bào chữa viên nhân dân từ một tổ chức ổn định, không căn cứ vào từng vụ án cụ thể, phần nào mang tính hình thức, chưa đi vào thực chất và tất nhiên sẽ hạn chế về kết quả. V ì vậy việc bào chữa cho bị can, bị cáo chủ yếu
nên để cho luật sư thực hiện là tốt nhất. Chế độ bào chữa viên nhân dân cần được nhận thức và tổ chức lại cho đúng với bản chất, phù hợp vói yêu cầu trên cơ sở pháp luật bảo vệ quyền lợ i ích hợp pháp của bị can, bị cáo. V ới tinh thần trên theo tác giả đề xuất, bào chữa viên nhân dân chỉ tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện cho cơ quan, tổ chức, đoàn thể hoặc chính quyền noi bị can, bị cáo sống, học tập, lao động có khả năng bào chữa (trình độ nhận thức xã hội tốt, có hiểu biết nhất định về pháp luật) và do b ị can, bị cáo người đại diện hợp pháp của họ lựa chọn trong từng vụ án cụ thể mà không xây dựng thành một danh sách trước. Bào chữa viên nhân dân chỉ nên thực hiện việc bào chữa trong những trường hợp phạm tội nhất đinh (bị cáo phạm tộ i ít nghiêm trọng, nghiêm trọng), còn những trường bị cáo phạm tộ i rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình được quy định trong BLHS, bị can, bị cáo là ngưòi chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất, nếu bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp đã lựa chọn bào chữa viên nhân dân thì cơ quan tiến hành tố tụng vẫn cần yêu cầu Đoàn luật sư cử người bào chữa cho họ thì mới đảm bảo quyền lợ i ích chính đáng cho bị cáo được.
Từ những phân tích trên đề nghị các cơ quan chức năng nên ban hành quy chế về bào chữa viên nhân dân và có thông tư hướng dẫn cụ thể trong trường hợp này.
Thứ ba: Năm 2006,Quốc hội đã thông qua Luật T rợ giúp pháp lý, tạo
cơ sở pháp lý quan trọng để hoạt động trợ giúp pháp lý phát triển ở V iệt Nam.
Trong Luật trợ giúp pháp lý có quy định cán bộ của Trung tâm trợ giúp pháp lý bao gồm trợ giúp viên pháp lý , cộng tác viên trợ giúp pháp lý , luật sư, tư
vắn viên pháp luật, họ có chức năng nhiệm vụ tư vâii pháp luật, tham gia tố
tụng hình sự để bào chữa cho người được trợ giúp pháp lý là bị can, bị cáo... Về trình độ của những người này đều phải có trình độ cử nhân luật, phải thông qua các lớp học tập huấn và có thâm niên công tác nhất định m ới được công nhận là thành viên của trung tâm , nhận trách nhiệm bảo vệ quyền lợ i cho công
dân. Và một đặc điểm tố i ưu của trung tâm là trợ giúp miễn phí, mà đối tượng được trợ giúp miễn phí thuộc 14 nhóm đối tượng quy định tại Điều 10 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006. Do vậy để đảm bào quyền bào chữa cho bị cáo được tốt hơn. Nên chăng các cơ quan chuyên môn cần quy định bổ sung những ngưòi trên vào khoản 1 Điều 56 BLTTHS, và lên chỉ tiêu cụ thể đối với các Tòa án trong cả nước thể hiện trên mục thống kê tổng kết án hình sự m ỗi năm phải đạt số lượng phần trăm nhất định bị cáo được trợ giúp miễn phí. Bên cạnh đó cần tăng cường công tác tuyên truyền Luật trợ giúp pháp lý đến với người dân.
Việc bảo đảm quyền bào chữa cho bị cáo cơ bản các cơ quan tiến hành tố tụng vẫn thực hiện tốt, tuy nhiên có m ột khoảng trống mà hầu như không bao giờ có người bào chữa đó là phiên tòa được xét xử lưu động các vụ án hình sự. V ì xét xử lưu động là việc tổ chức xét xử vụ án ở ngoài phạm v i của cơ quan Tòa án. Do đặc điểm về địa điểm m ở phiên tòa và muốn phiên tòa được suôn sẻ tránh những tình huống bất trắc có thể xảy ra nên kh i cán bộ tòa án tống đạt quyết định đưa vụ án ra xét xử cho b ị cáo thường thuyết phục bị cáo không nhờ người bào chữa. Tác giả thấy điểm này thật bất hợp lý , bởi lẽ. M ục đích của xét xử lưu động vụ án hình sự là công tác tuyên truyền pháp luật cho nhân dân, hướng tớ i và góp phần vào việc phòng ngừa v i phạm, tộ i phạm. Sự có mặt của người bào chữa, họ sẽ tranh tụng công khai dân chủ tại phiên tòa với đại diện VKS, Tòa án quyết định đối với bị cáo trên cơ sở những lý lẽ biện chứng của người bào chữa và đại diện VKS. Ở phiên tòa lưu động người dân tham dự rất đông chính sự tham gia dân chủ của người bào chữa sẽ càng tạo lòng tin cho người dân đối với cơ quan pháp luật và cũng họ thấy được cần phải làm gì để bảo đảm quyền lợ i cho mình k h i bị v i phạm. Cơ quan tiến hành tố tụng né tránh được người bào chữa trong trường hợp này là do BLHS không có quy định các yêu cầu đặc trưng của phiên tòa lưu động. Do đó, đề nghị Tòa án nhân dân tố i cao cần hướng dẫn cụ thể trong trường hợp xét xử lưu động các vụ án hình sự theo hướng bắt buộc phải có người bào chữa thì m ới bảo đảm quyền lợ i của b ị cáo và nâng cao mục đích của việc xét xử lưu động.
Hiện nay tình trạng các bị cáo phạm tộ i ở tuổi vị thành niên rất nhiều, nguyên nhân đưa đẩy các em vào con đường phạm tộ i rất đa dạng, mà chủ yếu là do m ôi trường văn hóa xuống cấp, mặt trái của nền kinh tế thị trường, tiến trình đô th ị hóa, toàn cấu hóa... Trong quá trình đó, những thông tin không lành manh đã tác động tiêu cực đến một bộ phận dân cư, đặc biệt là lớp trẻ, làm thay đổi nhận thức, dẫn đến hành v i lệch chuẩn rồ i phạm tội, trong kh i đó, các bậc phụ huynh người giám hộ lo làm ăn kinh tế không có thời gian quan tâm, chăm sóc con em mình.
V ì vậy cần sửa đổi BLTTHS theo hướng, kh i người chưa thành niên phạm tộ i phải tăng cường có người bào chữa trong trường hợp này. Luật không được phép cho họ từ chối người bào chữa, phải để người bào chữa được tham gia tố tụng từ khi họ bị tạm giữ, tham gia vào tất cả quá trình tố tụng của cơ quan điều tra như lấy lò i khai, khám nghiệm hiện trường, tham gia đối chất... tránh tình trạng xảy ra hiện nay, đôi kh i điều tra viên f,tự chế,f lờ i khai của bị can chưa thành niên để họ ký vài biên bản, để rồi Tòa án quyết định bản án trên cơ sở chứng cứ đã thu thập được trong hồ sơ thì làm sao bảo đảm quyền lợ i của bị cáo như chủ trương nhà nước đặt ra họ cần được giáo dục khoa hồng nhiều hơn là trừng trị.
Để nâng cao hiệu quả bào chữa các vụ án ngưòi chưa thành niên phạm tội cần kiện toàn hệ thống pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự dành riêng cho người chưa thành niên. Cần thành lập hệ thống cơ quan, người tiến hành tố tụng xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội. Trong quá trình xét xử, vai trò của người bào chữa phải được nâng cao, lắng nghe ý kiến của họ, vì chỉ có người