Địa vị pháp lý, quyền và nghĩa vụ của bị cáo

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trong tố tụng hình sự (Trang 31)

QUYỂN BÀO CHÜÀ CỦA BỊ CÁO TRONG Tố TỤNG HÌNH sự

2.1.1.Địa vị pháp lý, quyền và nghĩa vụ của bị cáo

nBảo đảm quyền bào chữa của người b ị tạm giữ, b ị can, b ị cáo" là rất

quan trọng và m ỗi giai đoạn tố tụng địa v ị pháp lý và quyền bào chữa của người bị buộc tộ i được thực hiện theo những trình tự khác nhau.

- Khoản 1,2 Đ iều 48 BLTTHS năm 2003 quy định:

Người b ị tạm giữ là người b ị bắt trong trường hợp khẩn cấp,

phạm tộ i quả tang, người b ị bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm tộ i tự thú, đầu thú và đ ố i với họ đã có quyết định tạm giữ. N gười tạm g iữ cố quyền: Được biết lý do mình b ị giam giữ ; được g iả i thích về quyền và nghĩa vụ; trình bày lờ i khai; tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa; đưa ra tà i liệu đồ vật yêu cầu; khiếu nại về việc tạm giữ,quyết định hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tô tụng [37].

V ớ i khái niệm người b ị tạm giữ có thể là người chưa b ị khởi tố về hình sự, tuy họ chưa b ị khởi tố về hình sự nhưng trên thực tế họ vẫn phải chịu sự cưỡng chế của cơ quan đã tạm giữ. Họ bị hạn chế về quyền tự do, b ị buộc phải khai báo hoặc trả lờ i các câu hỏi của cán bộ điều tra. Do đó pháp luật coi họ là người tham gia tố tụng và họ được sử dụng 6 quyền, trong đó họ có quyền 'T ự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa"• Tức là họ có quyền đưa ra những lý

lẽ chứng m inh mình không phạm tộ i, không liên quan đến sự việc và lý do bắt giữ họ, hay nhờ người khác bào chữa cho những lý do trên [8,tr. 116-117].

- Khoản 1,2 Điều 49 quy định:

B ị can là người đã b ị khởi tô về hình sự.

B ị can có quyền: Biết mình khởi tố về tộ i gì; được giải thích về quyền và nghĩa vụ; trình bày lờ i khai; đưa ra tà i liệu đồ vật yêu cầu; đề nghị thay đổi những người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của bộ luật này; tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa; được nhận quyết định khởi tô\ quyết định áp dụng thay đổi biện pháp ngăn chặn, bản kết luận điều tra,

quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ ánf bản cáo trạng quyết định truy tố, các quyết định tố tụng khác theo quy định của bộ luật này; khiếu nại quyết định hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tô tụng [37].

Bị can là người đã bị khởi tố về hình sự và tham gia tố tụng từ khi có quyết định khởi tố bị can đối với họ. Bị can tham gia vào giai đoạn điều tra, truy tố và một phần giai đoạn xét xử sơ thẩm. Tư cách tố tụng của bị can sẽ chấm dứt khi cơ quan điều tra đình chỉ điều tra, VKS đình chỉ vụ án, Tòa án đình chỉ vụ án (trong giai đoạn chuẩn bị xét xử) hoặc Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. K h i một người bị khởi tố về mặt hình sự (bị khởi tố bị can), họ trở thành đối tượng bị buộc tộ i trong vụ án, điều đó không đồng nghĩa với việc xác định họ là người có tộ i, cơ quan tiến hành tố tụng chỉ được phép tiến hành các biện pháp tố tụng nhất định đối với họ để xác định sự thật. V ì thế mà bên cạnh các nghĩa vụ, bị can còn được pháp luật quy định cho 8 quyền tố tụng để họ có thể tự bảo vệ mình trước cơ quan tiến hành tố tụng, bảo vệ các quyền lợ i ích hợp pháp của mình không bị xâm phạm

Đ ối chiếu với quyền của người bị tạm giữ thì quyền của bị can có phần mở rộng hơn, song quyền 'T ự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa” vẫn

được bảo đảm, nó không chỉ là m ột quyền độc lập, tách rời với các quyền khác của b ị can, mà quyền bào chữa lúc này là tổng hòa các quyền của bị

can để chống lại việc buộc tội và tự bảo vệ mình trước cơ quan tiến hành tố tụng. Thể hiện như trong việc bị can được biết mình bị khởi tố về tộ i gì để họ có thể đưa ra những chứng cứ lý lẽ phủ nhận buộc tội đó, những chứng cứ lý lẽ b ị can đưa ra là một trong những phương tiện chứng minh cho sự vô tội, giảm nhẹ tộ i của mình. Hay sau khi hỏi cung, điều tra viên phải đọc lại lờ i khai cho b ị can nghe hoặc bị can tự đọc để bị can lồng ghép sự bào chữa của mình vào trong văn bản, hay đưa ra những tài liệu yêu cầu không nằm ngoài mục đích gỡ tộ i [8,tr. 118-121].

- Khoản 1,2 Điều 50 quy định:

Bị cáo là người đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử. Bị cáo có quyền: Được nhận quyết định đưa vụ án ra xét xửy quyết định áp dụng thay đổi biện pháp ngăn chặn,quyết định đình chỉ vụ án, bản ánf quyết định của Tòa án, các quyết định tố tụng khác theo quy định của bộ luật này; được tham gia phiên tòa; được giải thích về quyền và nghĩa vụ; đề nghị thay đổi những người tiến hành tố tụng,người giám định, người phiên dịch theo quy định của bộ luật này; đưa ra tà i liệu, đồ vật, yêu cầu; tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa; trình bày ý kiến tranh luận tạ i phiên tòa; nối lờ i sau cùng trước khi nghị án; kháng cáo bản án quyết định của Tòa án; khiếu nại quyết định hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tô tụng [37].

Sau khi có quyết định truy tố, thì toàn bộ hồ sơ vụ án và bản cáo trạng của VKS được chuyển sang Tòa án. Tòa án bằng thẩm quyền của mình ra các quyết định cần thiết để giải quyết vụ án. Nếu đủ căn cứ thì Tòa án ra quyết định xét xử, lúc này bị can trở thành bị cáo. Bị cáo là người bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử. Bị cáo tham gia tố tụng từ khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử đến khi bản án hoặc quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật và có những quyền sau:

+ Quyền được nhận quyết định đưa vụ án ra xét xừ. là quyền quan

trọng của bị cáo. Dựa vào quyết định đưa vụ án ra xét xử, bị cáo biết được tội danh họ bị đưa ra xét xử, thời gian địa điểm mở phiên tòa, tên của những người tham gia tố tung, vật chứng cần xem xét tại phiên tòa. Trên cơ sở đó họ

m ới có quyền tham gia phiên tòa, quyền được thay đổi những người tiến hành tố tụng, quyền yêu cầu xem xét thêm vật chứng… và nhất là quyền bào chữa. Quyết định này phải được giao cho bị cáo trước 10 ngày. Nếu không đảm bảo quyền này bị cáo có quyền yêu cầu hoãn phiên tòa. Bên cạnh đó bị cáo cũng được quyền nhận các quyết định khác có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của bị cáo để bị cáo thực hiện quyền và nghĩa vụ liên quan đến các quyết định đó.

+ Tham gia phiên tòa: Tại phiên tòa bị cáo bình đẳng với KSV và

những người tham gia tố tụng khác trong việc đưa chứng cứ, tài liệu, đồ vật, đưa ra yêu cầu và tranh luận dân chủ tại phiên tòa. V ì vậy bị cáo có quyền tham gia phiên tòa sẽ tạo điều kiện thuận lợ i cho việc bị cáo thực hiện quyền bào chữa và bảo vệ các quyền lợ i ích hợp pháp của mình. Tòa án phải đảm bảo quyền bình đẳng trước tòa án của bị cáo và chỉ có thể xử vắng mặt bị cáo trong những trường hợp luật định, những trường hợp khác phải hoãn phiên tòa.

+ Được giải thích quyền và nghĩa vụ: Bị cáo cần phải được biết họ có

các quyền và nghĩa vụ gì để họ có thể thực hiện các quyền và nghĩa vụ đó theo đúng quy định của pháp luật.

+ Đê nghị thay đổi những người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của BLTTHS: Bị cáo là đối tượng bị đưa ra xét

xử, là buộc tộ i, việc xét xử thế nào ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của bị cáo vì vậy bị cáo có quyền thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch khi có căn cứ rõ ràng để cho rằng những người này không vô tư khi làm nhiệm vụ. Bị cáo có thể thực hiện quyền này trước hoặc tại phiên tòa xét xử, trước khi H Đ X X xét hỏi. Chánh án tòa án, H Đ X X phải xem xét và giải quyết yêu cầu của bị cáo, khi cần thiết phải hoãn phiên tòa. Có

thể nghĩ quyền này của bị cáo là đơn giản không liên quan gì tới việc bào chữa nhưng nó lại rất quan trọng bởi lẽ việc giải quyết toàn bộ vụ án như thế nào sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của bị cáo. Bị cáo có quyền đòi hỏi việc giải quyết vụ án phải khách quan, vô tư và đúng đắn. V ới quyền này sẽ giúp bị cáo đảm bảo được quyền lợ i của mình bên cạnh đó buộc người tiến hành tố tụng phải làm việc vô tư khách quan có trách nhiệm hơn tránh được sự lạm quyền của người tiến hành tố tụng khi họ được nhà nước trao quyền giải quyết vụ án.

+ Đưa ra tà i liệu, đồ vậty yêu cầu: B ị cáo có quyền đưa ra tài liệu đồ

vật tại phiên tòa xét xử. Những tài liệu đồ vật mà bị cáo đưa ra thông thường có ý nghĩa gỡ tộ i cho b ị cáo, chứng minh bị cáo không phạm tộ i hoặc chứng m inh những tình tiế t giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo. H Đ X X phải kiểm tra xác m inh và đánh giá các đồ vật, tài liệu mà bị cáo đã đưa ra xem đó có phải là chứng cứ trong vụ án không và giá trị của nó trong việc xác định sự

thật của vụ án ở mức độ nào. Bị cáo có quyền đưa ra yêu cầu triệu tập thêm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

người làm chứng hoặc yêu cầu đưa thêm vật chứng, tài liệu ra xem xét, yêu cầu hoãn phiên tòa... Các yêu cầu này phải được Tòa án xem xét giải quyết.

+ Tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa: Quyền bào chữa của bị

cáo nhằm đảm bảo cho họ trình bày quan điểm của mình đối với việc buộc tội, đưa ra các chứng cứ cần thiết, đề nghị các cơ quan tiến hành tố tụng xem xét m inh oan hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho mình trên cơ sở quy định của pháp luật. Cũng giống như các chủ thể khác, kh i tự bào chữa cho mình bị cáo được sử dụng các quyền mà pháp luật cho phép để chứng m inh mình vô tộ i, sự thật không đúng như hồ sơ vụ án hay chứng minh giảm nhẹ tộ i cho mình. Nếu bị cáo không không tự mình bào chữa được thì họ có thể nhờ người khác bào chữa. Người bào chữa khác có thể là luật sư, bào chữa viên nhân dân, trợ giúp viên pháp lý hoặc người đại diện hợp pháp của bị cáo. Hình thức bào chữa bao gồm f!tự bào chữa” và "nhờ người khác bào ch ữ a ' Hai hình thức này

có thể "song song tồn tạ i” mà không loại trừ lẫn nhau. Bị cáo có quyền tự bào chữa đồng thời cũng có cả quyền nhờ người khác bào chữa và ngược khi đã nhờ người khác bào chữa họ vẫn có quyền trình bày lờ i bào chữa, bổ sung lờ i bào chữa.

Như vậy để thực hiện quyền bào chữa của mình, trong k h i tranh luận, bị cáo trình bầy lờ i bào chữa, nếu b ị cáo có người bào chữa thì người này bào chữa cho bị cáo, bị cáo có quyền bổ sung ý kiến của mình. Tòa án phải tôn trọng quyền bào chữa của b ị cáo. Việc tôn trọng quyền bào chữa của b ị cáo không chỉ bảo đảm quyền lợ i cho b ị cáo, thể hiện tính nhân đạo dân chủ trong tố tụng hình sự mà còn là bảo đảm quan trọng để xác m inh sự thật của vụ án một cách khách quan toàn diện và đầy đủ.

+ Trình bày ỷ kiến tranh luận tạ i phiên tòa: Bị cáo đưa ra những ý

kiến lập luận của mình và đối đáp với những ý kiến không thống nhất của các chủ thể khác.

+ N ói lờ i sau cùng trước khi nghị án: Pháp luật quy định quyền này là

tạo điều kiện để bị cáo có cơ hội được bày tỏ thái độ và nguyện vọng của mình trước khi H Đ X X đưa ra những quyết định đối với vụ án. Trong kh i nói lờ i sau cùng b ị cáo có quyền trình bầy m ọi vấn đề liên quan đến vụ án, tỏ thái độ của mình đối với việc buộc tội... H Đ X X phải chú ý và tôn trọng quyền nói lò i sau cùng trước khi nghị án. Nhiều trường hợp, k h i nói lờ i sau cùng b ị cáo lạ i đưa ra những tình tiế t có ý nghĩa quan trọng đối với vụ án, kh i đó H Đ X X phải quyết định trở lạ i việc xét hỏi.

+ Kháng cáo bản áìĩy quyết định của Tòa án: Kháng cáo là quyền

chống lại bản án, quyết định của Tòa án, yêu cầu xét xử lại. K h i kháng cáo của b ị cáo là hợp lệ, tòa án cấp phúc thẩm phải xem xét giải quyết nội dung kháng cáo của bị cáo và vẫn phải bảo đảm cho bị cáo được thực hiện tất cả các quyền của mình như cấp sơ thẩm.

+ Khiếu nại quyết định hành vi của cơ quan f người có thẩm quyền tiến hành tố tụng: Những quyết định bị cáo được khiếu nại không thuộc đối tượng

kháng cáo như quyết định áp dụng thay đổi hủy bỏ biện pháp ngăn chặn..., khiếu nại hành vi nếu các hành vi đó là trái pháp luật [8,tr. 122-124].

V ớ i ba điều luật nêu trên cho thấy có thể cùng một chủ thể bị buộc tộ i nhưng trong từng giai đoạn tố tụng khác nhau họ có những tư cách tố tụng khác nhau, khi họ vừa bị bắt giữ là người bị tạm giữ,khi khởi tố vụ án họ là bị can khi quyết định đưa vụ án ra xét xử họ là bị cáo và đều là những người tham gia tố tụng hình sự. Nhưng khái niệm của ba tư cách nêu trên không trùng nghĩa với khái niệm người có tội. Quyền và nghĩa vụ của ngưòi bị tạm giữ, bị can, bị cáo không hoàn toàn giống nhau vì họ ở trong các giai đoạn tố

tụng khác nhau nhưng họ vẫn luôn luôn là chủ thể của quyền bào chữa.

B ị can được sử dụng rộng rãi quyền của mình từ thời điểm được cồng nhận là bị cáo bằng quyết định đưa vụ án ra xét xử. Trước hết là được quyền tham gia tích cực vào các hoạt động xét xử. Trong phiên tòa bị cáo là nhân vật trung tâm được tòa và các bên tham gia tố tụng quan tâm chú ý. V ị trí của bị cáo cũng khác với vị trí của bị can ở giai đoạn điều tra. Ở giai đoạn điều tra bị can không phải là bên tham gia tố tụng, bị can tham gia vào việc kiểm tra chứng cứ chỉ khi nào điều tra viên thấy cần thiết và chỉ sau khi kết thúc điều tra được giao nhận bản kết luận điều tra.

V ị trí của bị cáo ở phiên tòa lạ i khác. Ở phiên tòa bị cáo là bên tham gia tố tụng. Tại phiên tòa bị cáo có quyền phản bác lại sự buộc tộ i của VKS. H Đ X X làm rõ tính có căn cứ của việc buộc tộ i cũng như xem xét lý lẽ và chứng cứ mà b ị cáo đưa ra để bào chữa cho mình. Sự tham gia của bị cáo

phiên tòa, một trong những bảo đảm quan trọne quyền và lợ i ích hợp pháp của họ. Bản thân các bị cáo khi tham gia vào phiên tòa giúp cho việc làm sáng tỏ các tình tiế t của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, giúp cho việc ra bản án hợp pháp, có căn cứ và công minh, Ý nghĩa của việc bị cáo có

mặt tại phiên tòa là quan trọng. V I không ai hiểu các tình tiế t vụ án bằng bị cáo. Sự vắng mặt của bị cáo tại phiên tòa làm khó khăn cho việc nghiên cứu chứng cứ, làm phức tạp cho việc tìm kiếm sự thật khách quan của vụ án, còn bản thân bị cáo mất khả năng bào chữa trước việc buộc tội.

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trong tố tụng hình sự (Trang 31)