thực hiện tiết kiệm và tăng cường năng lực thực hiện dự án.
Thông thường đối với các dự án đầu tư bằng vốn vay, các nhà tài trợ thường yêu cầu Chính phủ thuê chuyên gia tư vấn, phối với hợp với các đối tác và người hưởng thụ tiến hành đánh giá, giám sát dự án. Những công việc này chỉ được thực hiện trong giai đoạn thực hiện dự án hoàn thành. Trong thời gian tới Chính phủ cần quan tâm hơn nữa đến kiểm tra, giám sát dự án ở giai đoạn sau dự án. Công tác kiểm tra, giám sát thực hiện đầy đủ góp phần làm tăng tính bền vững của dự án, tạo khả năng giải ngân nhanh và củng cố niềm tin của các nhà tài trợ đối với Việt Nam.
Các đơn vị thực hiện vốn ODA cần phải thực hiện nghiêm chỉnh và phải thường xuyên báo cáo vốn đầu tư thực hiện và quyết toán vốn khi dự án hoàn thành. Báo cáo quyết toán cần phải được kiểm toán để đảm bảo tính chính xác trước khi gửi đến các cơ quan chức năng thẩm tra phê duyệt quyết toán.
3.3.8. Tăng cường công tác đào tạo điều phối bố trí cán bộ trong quản lý và sử dụng ODA. dụng ODA.
Đào tạo lại và bồi dưỡng lực lượng cán bộ quản lý điều phối và sử dụng ODA là một biện pháp quan trọng nhằm hoàn thiện công tác điều phối quản lý và sử dụng ODA hiện nay. Cần phải có một chương trình huấn luyện rộng rãi để tạo ra
những thay đổi về nhận thức, thái độ và kĩ năng ở tất cả các cấp, tăng cường công tác quản lýnhà nước về ODA. Các cán bộ quản lý ODA phải có kiến thức đầy đủ về các mặt:
- Chính sách và lợi ích của các nhà tài trợ.
- Các loại hình viện trợ có thể vận động và các chi phí có liên quan để hấp thụ viện trợ.
- Chu kì dự án, sự phối hợp giữa các cơ quan cũng như trách nhiệm quyền hạn của mỗi cơ quan ở từng giai đoạn của chu kì dự án.
- Các kiến thức về kinh tế thị trường, phương pháp phân tích chính sách kinh tế phù hợp với cơ chế kinh tế mới.
- Những kiến thức cơ bản về ngoại giao, luật pháp quốc tế, trình độ ngoại ngữ...
Công tác điều phối bố trí cán bộ tham gia quản lý dự án ODA cũng cần phải xem xét lại. Việc bố trí các chuyên gia có trình độ để quản lý cho dự án là một yếu tố quyết định cho thành công của dự án. Cán bộ được bố trí và các ban quản lý dự án phải đảm bảo là những người có năng lực thực sự, có trình dộ chuyên môn được đào tạo chính quy đủ để điều phối và quản lý dự án.
Trong quá trình thực hiện dự án không nên thay thế nửa chừng các cán bộ chủ chốt của dự án, nhất là người quản lý điều hành vì làm như vậy sẽ dẫn đến tình trạng mất tính liên tục của dự án, đứt đoạn cho công tác thực thi dự án đúng tiến độ.
Các cán bộ tham gia quản lý dự án cũng nên không ngừng học hỏi và tự đào tạo lại mình bắt kịp nhu cầu chung của thời đại cũng như đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.
Trong công tác đào tạo và bố trí cán bộ cần chú trong hơn nữa tới việc đào tạo các cán bộ cấp tỉnh, thành phố. Hiện nay chính phủ đã thực hiện phân cấp quản lý các tỉnh , thành phố được tiến hành phê duyệt một số loại dự án ODA tùy thuộc vào nội dung và quy mô của dự án. Việc tăng cường công tác đào tạo và bố trí cán bộ ở các tỉnh, thành phố sẽ tạo điều kiện tiền đề cho công tác quản lý và sử dụng ODA ở các dự án loại này có hiệu quả.
KẾT LUẬN
Nguồn vốn ODA trong thời gian qua đã đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA, cần thiết phải có các nghiên cứu, đánh giá định kỳ, toàn diện và các nghiên cứu chuyên sâu theo từng lĩnh vực, từ đó đưa ra những kiến nghị, đề xuất điều chỉnh các chính sách liên quan cho phù hợp với tình hình thực tế. Thực tế cho thấy, các Nhà tài trợ thường xuyên có các nghiên cứu, đánh giá tổng thể cũng như riêng biệt đối với từng dự án cụ thể sử dụng vốn ODA tại các nước tiếp nhận vốn.
Tuy nhiên, các đánh giá này chủ yếu trên giác độ và yêu cầu của bản thân các nhà tài trợ. Để có cái nhìn đầy đủ và toàn diện việc sử dụng vốn ODA, Chính phủ nước tiếp nhận cần thiết có các đánh giá độc lập của riêng mình trên cơ sở tham khảo các ý kiến của nhà tài trợ, chuyên gia để từ đó có thể đưa ra những chính sách thích hợp.
Đề tài “ Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA tại Việt Nam” mong muốn đưa ra những nhận xét cơ bản về hiệu quả sử dụng vốn ODA tại Việt Nam trong thời gian qua và kiến nghị một số giải pháp về chính sách trong thời gian tới.
Qua việc phân tích và đánh giá thực chứng, kết hợp với phương pháp so sánh và lý giải bằng các lý luận và quan điểm kinh tế. Đề tài đã hoàn thành những nhiệm vụ sau:
1. Trình bày tóm tắt những lý thuyết chung về ODA: Khái niệm, hình thức, đặc điểm; các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng nguồn vốn này và một số kinh nghiệm quốc tế trong việc quản lý và sử dụng vốn ODA .
2. Phân tích thực trạng tình hình sử dụng vốn ODA tại Việt Nam trong thời gian qua. Qua đó, đánh giá được vai trò to lớn của nguồn vốn ODA đối với những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, đề tài cũng đã chỉ ra được những tồn tại mà Việt Nam đang gặp phải trong quá trình sử dụng vốn ODA như : việc quy hoạch và phân bổ vốn ODA còn bất hợp lý, chưa có hệ thống văn bản pháp quy đồng bộ; công tác tổ chức, quản lý và điều hành dự án còn nhiều bất cập; năng lực và trình độ chuyên môn của các cán bộ còn nhiều hạn chế....
3. Đề tài đã đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết những tồn tại và nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn ODA tại Việt Nam trong thời gian tới.