2.1.2.1. Trước năm 1993.
Trước năm 1993 Việt Nam chưa nối lại quan hệ với các tổ chức Quốc tế do Mỹ cấm vận và do quan niệm sai lầm cho rằng ODA là khoản cho không nên khối
lượng ODA đến Việt Nam không lớn, hệ thống quản lý ODA chủ yếu là không có hiệu quả.
Trong thời kì này, Văn phòng Chính phủ là cơ quan đầu mối quản lý ODA phối hợp với một số cơ quan khác như Ủy ban kế hoạch Nhà nước, Bộ tài chính, Bộ ngoại giao và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhưng chức năng và nhiệm vụ của các cơ quan liên quan này chưa được xác định rõ ràng. Trong suốt thời gian này không có quy chế rõ ràng về đấu thầu, mua sắm và giải ngân. Các dự án ODA chủ yếu được thực hiện theo quy chế của từng nhà tài trợ cụ thể.
2.1.2.2. Sau năm 1993.
Sau năm 1993, Việt Nam đã chính thức nối lại quan hệ với nhiều tổ chức và quốc gia trên thế giới đánh dấu một giai đoạn mới trong tài trợ phát triển chính thức đối với Việt Nam. Khối lượng ODA đến Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng. Nhận thức đúng đắn về vai trò của ODA trong phát triển kinh tế xã hội, Chính phủ đã quan tâm nhiều hơn đến việc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội, Chính phủ đã quan tâm nhiều hơn đến việc xây dựng và hoàn thiện các chính sách để quản lý và sử dụng ODA có hiệu quả. Nhiều văn bản pháp quy đã ra đời nhằm đưa ra những hướng dẫn về quy trình thủ tục thực hiện và quản lý ODA làm rõ trách nhiệm của từng cơ quan trong việc quản lý và sử dụng ODA.
Nghị định 20/CP tháng 3/ 1994 là lần đầu tiên chính phủ Việt Nam đã thể chế hóa việc vận động thu hút và sử dụng ODA. Trong quá trình thực hiện Nghị định 20/CP đã tỏ ra còn nhiều mặt phải hoàn thiện như nâng cao trách nhiệm của từng bộ, tỉnh, thành phố xác định rõ hơn nhiệm vụ của từng cơ quan quản lý nhà nýớc, tạo điều kiện pháp lý thuận lợi hơn để lập quan hệ hợp tác lâu dài với các nhà tài trợ. Phù hợp với phương hướng trên, ngày mùng 5/8/1997 Chính phủ Việt Nam
ban hành nghị định 87/CP thay thế nghị đinh 20/CP về quy chế quản lý và sử dụng ODA. Trọng nghị định 87/Cp có ba nội dung cốt lõi được xác định rõ ràng đó là:
o Chính phủ thống nhất quản lý ODA trên cơ sở chủ chương chính sách đối với nguồn hỗ trợ phát triển chính thức thông qua quy hoạch về thu hút và sử dụng ODA, danh mục các chương trình và dự án ưu tiên sử dụng ODA. o Phân định rõ ràng nhiệm vụ của các cơ quan tổng hợp của Chính phủ, các
Bộ ,các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cũng như của các đơn vị thụ hưởng ODA trong qua trình thu hút và sử dụng nguồn lực này.
o Phân cấp cho các bộ các tỉnh, thành phố phê duyệt một số loại dự án ODA tùy thuộc vào nội dung và quy mô của dự án.