Cơ chế chính sách.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA tại Việt Nam (Trang 31)

Từ sau năm 1986, Việt Nam bắt đầu thực hiện việc chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế từ cơ chế tập trung sang cơ chế thị trường. Là một nước nông nghiệp lạc hậu với thu nhập đầu người thấp, tích lũy nội bộ nền kinh tế còn hạn chế, để đạt được mục tiêu đề ra về phát triển kinh tế xã hội nhu cầu vốn của nước ta rất lớn, đặc biệt là các nguồn vốn từ nước ngoài trong đó có nguồn vốn ODA.

Nhờ thực hiện chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ đối ngoại kể từ năm 1993 Việt Nam chính thức lập quan hệ ngoại giao và tiếp nhận được nhiều nguồn ODA từ các quốc gia, các tổ chức Quốc tế trên thế giới. Khối lượng ODA vào Việt Nam không ngường tăng lên qua các năm.

Trong quá trình sử dụng ODA, để có thể khai thác triệt để thế mạnh của ODA cũng như hạn chế những tác động xấu do ODA mang lại, Đảng và nhà nước ta đã đưa ra hệ thống các quan điểm về quản lý và sử dụng ODA.

Quan điểm 1: ODA là một nguồn ngân sách, việc điều phối quản lý và sử dụng ODA cho có hiệu quả thuộc quyền hạn của chính phủ và phải phù hợp với các thủ tục quản lý ngân sách hiện hành.

Quan điểm 2: Phối hợp sử dụng ODA cùng với nguồn vốn FDI và các nguồn vốn trong nước khác.

Quan điểm 3: Đầu tư vốn ODA để phát triển hạ tầng kinh tế có trọng tâm trọng điểm.

Quan điểm 4: Tranh thủ các nguồn ODA không gắn với ràng buộc về chính trị phù hợp với chủ chương đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ kinh tế đối ngoại ở Việ nam.

Quan điểm 5: Ưu tiên sử dụng ODA để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế xã hội, phát triển nguồn nhân lực và tăng cường thể chế.

Quan điểm 6: Ưu tiên bố trí viện trợ không hoàn lại cho các dự án văn hóa xã hội ở miền núi, vùng sâu vùng xa trên cơ sở định hướng chung và các quan điểm mục tiêu của việc quản lý sử dụng ODA.

Nguồn ODA đã và sẽ sử dụng để trợ giúp thực hiện 11 chương trình phát triển kinh tế xã hội đề ra trong kế hoạch 5 năm 1996 – 2000 tập trung vào một số lĩnh vực sau:

o Phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn: Đây là một lĩnh vực ưu tiên

nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, giải quyết các vấn đề đời sống xã hội, việc làm, xóa đói giảm nghèo…và xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn.

o Trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng: ODA đặc biệt được ưu tiên cho phát triển cơ

sở hạ tầng, trước hết cho khôi phục và nâng cấp các tuyến trục đường quốc gia. Phát triển giao thông nông thôn được ưu tiên nhất cho các tỉnh biên giới miền núi, các tuyến đường đến các vùng xa xôi hẻo lánh.

o Trong lĩnh vực công nghiệp: Việt Nam là một nước kém phát triển đặc biệt

về công nghiệp. Việt Nam dự kiến giành một phần ODA để xây dựng các nguồn điện lớn, khôi phục và phát triển các trạm và hệ thống đường dây phân phối nhất là ở các thành phố thị xã thị trấn.

o Trong lĩnh vực văn hóa xã hội: Sẽ sử dụng ODA từ nhiều nguồn để trợ giúp

thực hiện các chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu, chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình, chương trình tiêm chủng mở rộng...

o Ưu tiên phát triển nhân lực và thể chế: Được thể hiện ở việc ưu tiên sử dụng

nguồn vốn ODA cho giáo dục và đào tạo bao gồm cả giáo dục phổ thông dạy nghề và đại học, đặc biệt chú ý nâng cao trình độ giáo viên và cải cách chương trình đại học, tăng cường trang thiết bị đồ dùng dạy học.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA tại Việt Nam (Trang 31)