Thực trạng sử dụng ODA tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA tại Việt Nam (Trang 35)

2.2.1.Thời kì trước năm 1993

Từ năm 1950, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngọai giao với các nước xã hội chủ nghĩa và đã nhận được nhiều khoản viện trợ, trong đó có nguồn vốn ODA. ODA vào Việt Nam từ 1976- 1990 từ các nguồn sau:

- Các tổ chức thuộc hệ thống Liên hiệp quốc 1,6 tỷ USD.

- Liên Xô cũ và các nước Pháp, Úc, Đan mạch, CHLB Đức, Hà Lan: 12,6 tỷ RCN

Trong các nguồn viện trợ trên, nguồn viện trợ của Liên Xô đã giúp Việt Nam xây dựng một số công trình quan trọng mà cho đến nay vẫn còn phát huy hiệu quả như nhà máy thủy điện Hòa Bình, thủy điện Trị An, xi măng Bỉm Sơn, cầu Thăng

Long…Tuy nhiên trong thời kì này viện trợ không mang lại tác dụng đáng kể. Là một nước nghèo trên thế giới, quản lý kinh tế yếu kém, chế độ thương mại đóng cửa, nền kinh tế không có chỗ cho đầu tư tư nhân, thâm hụt ngân sách trầm trọng được bù đắp bằng việc in tiền dẫn đến siêu lạm phát trong những năm đầu thập kỉ 80 đã được các nhà tài trợ đánh giá là một môi trường khó khăn cho viện trợ. Điều đó được thể hiện qua bảng giải ngân ODA 1985- 1992.

Bảng 2.1: Giải ngân ODA 1985- 1992.

Đơn vị: Triệu USD

1985 1986 1987 1988 1989 1990 1991 1992

114 146,5 111 147,8 120 189,6 218,5 356

(Nguồn: Chỉ số phát triển các nước Châu Á- TBD ADB 1994)

Qua bảng trên ta có thể thấy trong những năm từ 1985 đến 1992 số lượng giải ngân ODA rất thấp. Tuy nhiên, cùng với sự giúp đỡ của các tổ chức tài chính thế giới và với sự nỗ lực của chính phủ Việt Nam đã tạo ra một sự cải cách đáng kể và tổ chức có hệ thống. Viện trợ thời kì này chỉ tập trung chủ yếu vào tư vấn về chính sách và hỗ trợ về kĩ thuật trong quá trình điều chỉnh và cải cách.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA tại Việt Nam (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w