Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA tại Việt Nam (Trang 46)

2.3.1.Kết quả đạt được

Thực hiện nghị quyết của Bộ chính trị, trong thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã không ngừng nỗ lực cải cách chính sách hoàn thiện môi trường pháp lý để một mặt chính phủ quản lý được nguồn ODA và tập trung nguồn này cho các mục tiêu phát triển ưu tiên, mặt khác không cứng nhắc trong quản lý. Nhờ chủ trương đúng đắn và việc thực hiện triệt để các chủ trương đường lối của Đảng mà Việt Nam đã có quan hệ với hầu hết các quốc gia trong nhóm DAC, OECD và các tổ chức tài chính chủ yếu, các quốc gia trên thế giới. Nỗ lực của Việt Nam được cộng đồng quốc tế quan tâm và nhiệt tình ủng hộ.

Nhờ kết hợp có hiệu quả nguồn nội lực trong nước và nguồn vốn bên ngoài mà trong những năm qua, nền kinh tế nước ta đã có những chuyển biến tích cực, đạt mức tăng trưởng khá cao và tương đối toàn diện, đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội và đi vào giai đoạn phát triển mới : giai đoạn công nghiệp hóa- hiện đại hóa. Trong khi nền kinh tế thế giới và các nước trong khu vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi khủng hoảng tài chính tiền tệ, một số nước có tốc độ phát triển âm như Thái Lan: -8% năm 1998, Hàn Quốc: -7% thì Việt Nam vẫn đạt tốc độ tăng trưởng năm 1998 là 5,8%.

Và cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã diễn ra năm 2008, nhiều nước có tốc độ phát triển âm như: Thái Lan: -2,6% ; Anh: -1,9%; Nga: -5% , nhưng Việt Nam vẫn đạt tốc độ tăng trưởng dương trong năm 2008 là 6,23%. Đây quả là một kết quả đáng khích lệ thể hiện thành công lớn của kinh tế Việt Nam.

Nhìn chung, việc sử dụng ODA của nước ta trong thời gian qua qua đạt hiệu quả khá cao, ODA tác động tích cực đến quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương và các vùng lãnh thổ, thu hút nước ngoài FDI và tăng cường vốn đầu tư, cải thiện điều kiện sinh hoạt và chênh lệch giữa đô thị và nông thôn vùng sâu vùng xa, giúp xóa đói giảm nghèo.

ODA là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho đầu tư phát triển.

Nước ta đang trong quá trình phát triển, công nghiệp hóa vì thế cần nhiều nguồn lực khác nhau để có thể khai thác tối đa hóa tiềm năng kinh tế của đất nước. Trong đó tài chính là một trong những nguồn lực quan trọng nhất.

Vốn ODA đã giúp nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng, làm mới và duy tu nhiều tuyến đường giao thông, nhiều cảng biển và cảng hàng không của Việt Nam. Đặc biệt, nhờ có sự giúp đỡ từ nguồn vốn ODA mà nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao đã được xây dựng, tạo môi trường thuận lợi cho sự hoạt động của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.Bên canh đó, nguồn vốn ODA cũng được giải ngân và đầu tư vào các lĩnh vực như y tế, giáo dục…Có thể kể ra những dự án lớn đã được thực hiện nhờ nguồn vốn ODA như: Dự án giảm nghèo các tỉnh vùng núi phía Bắc, chương trình thủy lợi Đồng bằng Sông cửu Long, dự án quốc lộ 1A…

ODA giúp cho việc tiếp thu những thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại và phát triển nguồn nhân lực.

Một trong những yếu tố quan trọng góp phần đấy nhanh quá trình phát triển, công nghiệp hóa, hiên đại hóa đất nước là công nghệ khoa học tiên tiến và khả năng tiếp thu những thành tựu khoa học của đội ngũ lao động.

Thông qua các dự án ODA, các nhà tài trợ có những hoạt động giúp Việt Nam nâng cao trình độ khoa học công nghệ và phát triển nguồn nhân lực như: cung cấp các tài liệu kỹ thuật, tổ chức các buổi hội thảo với sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài, sự tiếp xúc và học hỏi lẫn nhau với các kỹ sư nước ngoài khi họ sang Việt Nam thực hiện dự án, cơ hội ra nước ngoài học tập và tham quan các mô hình làm việc và quản lý tại các nước phát triển. Thông qua các hoạt động này, các nhà tài trợ sẽ góp phần đáng kể vào việc nâng cao trình độ khoa học công nghệ, phát

triển khả năng và năng lực của nguồn lao động. Đây chính là lợi ích căn bản và lâu dài đối với sự phát triển của Việt Nam.

ODA giúp cho việc điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế

Các doanh nghiệp Việt Nam thường chủ yếu tập trung vào các ngành công nghiệp chế biến, du lịch – những ngành có điều kiện vốn ít và khả năng thu hồi vốn nhanh. Điều này có thể dẫn đến sự mất cân bằng trong cơ cấu ngành kinh tế vì các ngành công nghiệp nặng chính là nền tảng cho tất cả các ngành công nghiệp khác. Các dự án ODA mà các nhà tài trợ dành cho Việt Nam thường ưu tiên vào phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế kỹ thuật, phát triển nguồn nhân lực đồng đều giữa các ngành kinh tế. Bên cạnh đó, nguồn vốn ODA còn giúp điều chình cơ cấu nền kinh tế theo khu vực địa lý. Những khu vực tiềm năng phát triển công nghiệp chưa rõ ràng hoặc chưa được phát hiện hết, nguồn vốn ODA sẽ phần nào giúp các khu vực này phát triển mạnh mẽ hơn, thu hẹp khoảng cách về phát triển kinh tế với các khu vực khác.

ODA góp phần tang khả năng thu hút FDI và tạo điều kiện để mở rộng đầu tư phát triển.

Các nhà đầu tư nước ngoài trước khi quyết định đầu tư vào một nước, họ thường quan tâm đến khả năng sinh lợi của đồng vốn đầu tư. Do đó, một cơ sở hạ tầng yếu kém, nền khoa học công nghệ lạc hậu, hệ thống cung cấp năng lượng không đủ cho nhu cầu…sẽ dễ làm nản lòng nhà đầu tư vì mức phí tổn họ phải bỏ ra sẽ cao hơn.

Nhờ vào nguồn viện trợ ODA mà chính phủ có thể đầu tư vào việc nâng cấp, cải thiện hoặc xây mới các cơ sở hạ tầng, hệ thống tài chính, ngân hàng, nâng cao

trình độ kỹ thuật của nguồn lao động… làm cho môi trường đầu tư hấp dẫn hơn., thu hút được FDI vào Việt Nam.

Ngoài những vai trò chủ yếu trên, có thể thấy nguồn vốn ODA cũng đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao đời sống của người dân, thu hẹp khoảng cách về thu nhập giữa các nước đang và kém phát triển với các nước phát triển.

Như vậy, ODA ngoài việc bản thân nó là một nguồn vốn bổ sung quan trọng cho phát triển, nó còn có tác dụng nâng cao trình độ khoa học, công nghệ, điều chỉnh cơ cấu kinh tế và làm tăng khả năng thu hút vốn từ nguồn FDI, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA tại Việt Nam (Trang 46)