Tình hình cam kết và giải ngân vốn ODA.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA tại Việt Nam (Trang 36)

Hội nghị bàn tròn về viện trợ dành cho Việt Nam được tổ chức tại Pa-ri dưới

sự chủ trì của Ngân hàng Thế giới (WB) vào tháng 11 năm 1993 là điểm khởi đầu cho quá trình thu hút và sử dụng ODA ở Việt Nam.

Sau hơn 20 năm Đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội vượt bậc, được dư luận trong nước và quốc tế thừa nhận rộng

rãi: Nền kinh tế tăng trưởng liên tục với tốc độ bình quân 7,5%/năm, mức đói nghèo giảm từ trên 50% vào đầu những năm 90 xuống còn trên 10% vào năm 2008, hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện đánh dấu bằng việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), được bầu là Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Việt Nam là thành viên tích cực của ASEAN, APEC, và nhiều Diễn đàn, tổ chức quốc tế

khác,... Những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong thời gian qua có phần đóng góp quan trọng của viện trợ phát triển như một phần trong sự nghiệp phát triển của Việt Nam.

Sau năm 1993 khối lượng ODA đến Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng do Việt Nam đã có những chính sách cải tiến kinh tế phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế thế giới. Khối lượng ODA đến Việt Nam đã tăng dần qua các năm kể từ sau năm 1993 đến nay, điều đó chứng tỏ sự nỗ lực của Việt Nam cũng như sự ủng hộ của các nước các tổ chức quốc tế đối với công cuộc cải cách ở Việt Nam.

Nguồn vốn mà các nhà tài trợ đã cam kết từ năm 1993 đến nay lên mức 64 tỷ USD, đây thực sự là nguồn lực quan trọng hỗ trợ cho Việt Nam trong phát triển kinh tế - xã hội, phát triển cơ sở hạ tầng, tăng cường thể chế, phát triển dịch vụ công, đặc biệt là trong công cuộc xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững. Việc sử dụng ODA ở Việt Nam trong thời gian qua được các nhà tài trợ đánh giá là có hiệu quả và tuân thủ tốt các quy định đã được ký kết.

Chính phủ đã quan tâm nhiều hơn đến việc xây dựng và hoàn thiện các chính sách để quản lý và sử dụng ODA có hiệu quả. Nhiều văn bản pháp quy đã ra đời nhằm đưa ra những hướng dẫn về quy trình thủ tục thực hiện và quản lý ODA làm rõ trách nhiệm của từng cơ quan trong việc quản lý và sử ODA.

Thông qua 18 Hội nghị CG thường niên, tổng vốn ODA đã được các nhà tài trợ cam kết đạt hơn 64 tỷ USD với mức cam kết năm sau cao hơn năm trước, kể cả những năm kinh tế thế giới gặp khó khăn như khủng hoảng tài chính khu vực châu Á vào năm 1997.

Số vốn ODA cam kết nói trên được giải ngân dựa trên tình hình thực hiện các chương trình và dự án được ký kết giữa Chính phủ và các nhà tài trợ. Từ năm 1993 đến năm 2008 (tính đến hết tháng 10 năm 2008), Chính phủ Việt Nam và các nhà tài trợ đã ký các điều ước quốc tế cụ thể về ODA với tổng số vốn đạt 35,217 tỷ USD, chiếm 82,98% tổng vốn ODA cam kết trong thời kỳ này, trong đó vốn ODA vay ưu đãi chiếm khoảng 80%, vốn ODA không hoàn lại chiếm khoảng 20%. Nhìn chung, tỷ lệ viện trợ không hoàn lại trên tổng số cam kết mà Việt Nam nhận được tương đối thấp (mức bình quân của thế giới là 25%, có những trường hợp đặc biệt như ở Malaysia tỷ lệ này đạt 30%) và có chiều hướng giảm trong những năm gần đây. Theo đánh giá của các nhà tài trợ, ngoài nguyên nhân khách quan là do xu hướng chung của thế giới thì nguyên nhân chủ yếu là việc chủ động đưa ra những chương trình, dự án để được hỗ trợ theo phương thức viện trợ không hoàn lại của phía Việt Nam thiếu sức thuyết phục, thậm chí còn không đưa ra được nội dung để được nhận viện trợ không hoàn lại, các nhà tài trợ gọi đó là tính “chủ động miễn cưỡng” của Việt Nam.

Trong 20 năm qua, tổng lượng vốn ODA các nhà tài trợ cam kết dành cho Việt Nam đạt khoảng 76,2 tỷ USD, bình quân đạt trên 3,8 tỷ USD/năm, trong đó mức bình quân năm đã có xu hướng cao lên qua các thời kỳ (thời kỳ 1993-1995 đạt 2.044 triệu USD, thời kỳ 1996-2000 đạt 2309 triệu USD, thời kỳ 2001-2005 đạt 2.978 triệu USD, thời kỳ 2006-2010 đạt 5.672 triệu USD, thời kỳ 2011-2012 đạt 7.625 triệu USD).

Biểu đồ 2.1: Cam kết và giải ngân ODA bình quân năm qua các thời kì

Tổng lượng vốn ODA giải ngân trong 20 năm qua đạt khoảng 36 tỷ USD, trung bình lượng vốn ODA giải ngân qua các thời kì đều tăng điều đó thể hiện sự tin tưởng của các nhà tài trợ vào khả năng phát triển (và trả nợ) của Việt Nam. Số liệu tổng cục thống kê cho thấy. Theo số liệu tổng cục thống kê cho thấy trong 5 năm từ 2006 đến 2010 tổng số vốn ODA cam kết cho Việt Nam đạt 28,36 tỷ USD tăng 102,7% so với thời kì 5 năm trước đó, trong khi đó tổng số vốn giải ngân từ 2006 đến 2010 đạt 12,715 tỷ USD tăng 61,26% so với thời kì 5 năm trước.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA tại Việt Nam (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w