Hoàn thiện môi trường pháp lý đối với quản lý ODA và quá trình phân công, phân cấp ra quyết định trong quy trình dự án.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA tại Việt Nam (Trang 57)

công, phân cấp ra quyết định trong quy trình dự án.

Viện trợ nước ngoài có liên quan đến nhiều cơ quan, chức năng ở trong nước, trong suốt quá trình từ lúc vận động tài trợ cho đến khi hoàn tất cam kết hoàn trả cho nên thiết lập một cơ chế nhằm đảm bảo sự phối hợp thông suốt nhịp nhàng của cả hệ thống tổ chức liên quan đến viện trợ là một điều quan trọng .

Về công tác quản lý, đầu tư xây dựng: Trong thời gian tới cần tiếp tục hoàn

thiện nghị định 42/CP và 92/CP về quy chế đấu thầu. Nhưng cần quy định trách nhiệm rõ ràng hơn của từng đơn vị và các cơ quan trong quá trình thẩm định và phê duyệt dự án, tăng cường trách nhiệm của từng cơ quan theo hướng giảm các thủ tục trình duyệt qua nhiều cấp. Tiếp tục hoàn thiện các nghị đinh trên tiến tới hài hòa độ “vênh” giữa các thủ tục về phía nhà tài trợ và phía Việt Nam, trách làm phức tạp hóa chu trình thực hiện dự án ở Việt Nam.

Thực tế hiện nay chu trình thực hiện dự án ở nước ta còn thực hiện quá chậm. Có những dự án trình cấp trên phê duyệt, đặc biệt là các dự án lâm nghiệp, nằm ở các bộ rất lâu mà không có hồi âm. Trong thời gian tới chính phủ cần quy định rõ thời gian trả lời khâu thẩm định dự án ở các cơ quan cấp bộ, và các cơ quan thuộc chính phủ, bố trí các cán bộ kiêm nhiệm để công tác thẩm định được tiến hành nhanh hơn, chính xác hơn.

Về cơ chế tài chính trong nước: Cơ chế tài chính dần dần được cải thiện đã ban hành quy chế vốn đối ứng và quy trình thủ tục vốn đối với các dự án ODA. Tuy nhiên vẫn cần phải theo dõi chặt chẽ đảm bảo tín hiệu theo đúng quy trình, đồng thời tiếp tục nghiên cứu điều chỉnh những bất cập mới nảy sinh.

Vốn đối ứng cho các dự án ODA đều được bố trí từ ngân sách, vấn đề là các cơ quan Trung Ương cũng như địa phương phải giải quyết như thế nào cho đủ vốn

khi mà ngân sách nhà nước còn hạn hẹp. Muốn giải quyết vấn đề này trước hết phải kiểm soát chặt chẽ việc lập kế hoạch cân đối nguồn vốn đối ứng để kịp thời đảm bảo nguồn vốn đối ứng cho các chương tình, dự án ODA. Thứ hai, vốn đối ứng cần được giao theo đúng địa chỉ của từng chương trình, dự án cụ thể, không được tùy tiện giao cho các mục tiêu khác. Chính phủ cần kiểm soát chặt chẽ các cam kết của chính phủ trong các điều ước Quốc tế về ODA. Các cơ quan chủ quản và cơ quan thực hiện dự án đều phải cân đối với vốn đối ứng trong kế hoạch ngân sách hàng năm của mình.

Công tác tái định cư: Cũng cần được chú trọng hơn nữa. Hạn chế lớn nhất của công tác tái định cư hiện nay là các quy định về đến bù thiệt hại về đất và các tài sản gắn liền với đất. Có nhiều dự án đã không quan tâm đến hỗ trợ ổn định cuộc sống, phương tiện sinh sống cho người tái định cư mà còn làm cho cuộc sống của họ khó khăn hơn trước khi giải tỏa. Số tiền đền bù có lớn cũng chỉ đủ để các hộ tạo lập tài sản, nhà cửa tại nơi mới chứ chưa tạo cho họ phương tiện sản xuất mang lại thu nhập tương đương mới mức thu nhập cũ .

Những bất hợp lý trong việc tái tạo các nguồn tài nguyên cho người dân thuộc vùng giải tỏa là điểm tồn tại mấu chốt trong công tác tái định cư hiện nay cần sớm được giải quyết. Trong thời gian tới cần phải có các quy định rõ ràng về quy trình lập và thẩm định kế hoạch tái định cư. Nên có kế hoạch giải tỏa đền bù cho người di dân một cách có hệ thống, tạo được sự phối hợp nhịp nhàng giữa nhà đầu tư với cộng đồng giải toả, giữa nhà đầu tư với chính quyền địa phương, đặc biệt là giữa cộng đồng đầu tư với nơi tiếp nhận dân di cư.

Để đảm bảo dự án đầu tư không tạo ra các sức ép về mặt xã hội khi giải tỏa thì chính sách tái định cư phải đảm bảo tương lai xã hội, đảm bảo ổn định cho các hộ di cư. Điều này đòi hỏi chính sách tái định cư phải bao hàm toàn bộ quá trình từ

đền bù, di chuyển, tạo tài nguyên, phát triển sản xuất và nâng cao điều kiện sống cho các hộ dân cư chứ không đơn thuần đưa ra một khoản đền bù mà rất khó xác định đã hợp lý hay chưa.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA tại Việt Nam (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w