Tình hình sử dụng vốn ODA.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA tại Việt Nam (Trang 39)

Trong thời gian qua ODA được ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội tập trung vào các lĩnh vực sau:

o Phát triển hệ thống giao thông (đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường hàng không);

o Phát triển nông nghiệp và nông thôn gắn với xóa đòi giảm nghèo; o Cấp thoát nước và vệ sinh môi trường;

o Y tế, dân số và kế hoạch hóa gia đình; o Giáo dục, đào tạo và dạy nghề;

o Khoa học – công nghệ - môi trường;

o Tăng cường năng lực, phát triển thể chế và quản lý nhà nước.

Nhiều chương trình, dự án ODA thực hiện xong đưa vào sử dụng góp phần phát triển kinh tế, xã hội và cải thiện đời sống nhân dân, xóa đói giảm nghèo, phát triển nguồn nhân lực,bảo về môi trường, tăng cường năng lực thể chế…như các nhà máy và hệ thống điện, cầu, cảng,sân bay, đường giao thông, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống thủy lợi, bệnh viện, trường học, xử lý rác thải và môi trường đô thị…

Vốn ODA đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao cũng như phát triển nhiều mặt của đất nước.

Trong lĩnh vực giao thông vận tải:

Là ngành tiếp nhận vốn ODA lớn nhất với tổng giá trị hiệp định ký kết đạt

khoảng 9,88 tỷ USD. Nhờ nguồn vốn này, Việt Nam đã khôi phục và bước đầu phát triển các hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường không, đường biển và đường thủy nội địa. Đây là những cơ sở hạ tầng kinh tế hết sức quan trọng để thúc đẩy phát triển các ngành, lĩnh vực và địa phương

Vốn ODA được sử dụng để khôi phục, nâng cấp và xây dựng mới 3.676km đường quốc lộ, khôi phục và cải tạo khoảng 1000km đường tỉnh lộ; Quốc lộ 5; quốc lộ 1A ( đoạn Hà Nội- Vinh, đoạn TP Hồ Chí Minh- Cần Thơ, TP Hố Chí Minh- Nha Trang); làm mới và khôi phục 188 cầu chủ yếu trên các Quốc lộ 1, Quốc lộ 10, Quốc lộ 18 với tổng chiều dài 33,7km, cải tạo và nâng cấp 10.000km

đường nông thôn và khoảng 31km cầu nông thôn với quy mô nhỏ, xây dựng 111 cầu nông thôn với tổng chiều dài 7,62km.

Nâng cấp và mở rộng các cảng biển như Cái Lân (Hải Phòng), Sài Gòn, Tiên Sa (Đà Nẵng), xây dựng cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, phát triển giao thông nông thôn ở hầu hết các tỉnh... Riêng 2 dự án Nâng cấp Cảng Tiên Sa Đà Nẵng, Xây dựng hầm đường bộ Hải Vân đều được “chấm” hạng A- hạng mức cao nhất trong hệ thống đánh giá của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) cho các tiêu chí tính phù hợp, hiệu quả và tính bền vững.

Dự án xây dựng hầm đường bộ Hải Vân cũng nhận được những đánh giá rất tích cực từ Đoàn đánh giá chung Việt Nam - Nhật Bản. Với tổng kinh phí 37,981 tỷ yên (trong đó vốn vay ODA Nhật Bản là 31,824 tỷ yên), hầm đường bộ Hải Vân là một trong những công trình được đánh giá có mức độ phù hợp cao với cả định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của địa phương, cũng như nhu cầu giao thông qua khu vực này.

Trong lĩnh vực Năng lượng và Công nghiệp

Là lĩnh vực sử dụng nguồn vốn ODA lớn với các dự án đã ký trong thời gian qua đạt trên 7,6 tỷ USD nhằm cải tạo, nâng cấp, phát triển mới nhiều nhà máy nhiệt điện và thủy điện với công suất lớn cải tạo và phát triển mạng truyền tải và phân phối điện quốc gia đáp ứng nhu cầu điện gia tăng hàng năm cho sản xuất và đời sống ở các thành phố, thị trấn, thị xã, khu công nghiệp và khu vực nông thôn trên cả nước. Đây là nguồn vốn lớn và có ý nghĩa trong bối cảnh nguồn vốn đầu tư từ ngân sách còn hạn hẹp, khu vực tư nhân trong và ngoài nước trong giai đoạn phát triển ban đầu còn chưa mặn mà với đầu tư phát triển nguồn và lưới điện vì yêu cầu vốn lớn và thời gian thu hồi vốn chậm.

Trong Nông nghiệp và phát triển nông thôn, kết hợp xóa đói giảm nghèo.

Kể từ khi thực hiện công cuộc đổi mới năm 1986 cho tới nay, công cuộc xóa

đói giảm nghèo ở Việt Nam đã đạt những bước tiến quan trọng, Số liệu các cuộc điều tra mức sống dân cư trong thời gian qua cho thấy tỷ lệ dân nghèo đã giảm từ 58% vào năm 1993 xuống còn 37% năm 1998 và 28,9% vào năm 2002, trong khi tỷ lệ nghèo lương thực giảm từ 25% năm 1993 xuống còn 15% năm 1998 và 9,96% năm 2002.

Trong giai đoạn 1993-1998 tốc độ giảm nghèo đói trung bình hàng năm ở Việt Nam là 7,5% nhanh hơn tốc độ phát triển kinh tế trung bình là 6,4% cho cùng thời kì. Kết quả này cho thấy Việt Nam đã vượt mục tiêu phát triển thiên niên kỷ mà nước ta đã cam kết với thế giới.

Khoảng 200 dự án với tổng vốn ODA hơn 3 tỷ USD đầu tư cho phát triển nông nghiệp và nông thôn, chiếm 14,4% tổng mức ODA cam kết. Trong đó có nhiều dự án quy mô lớn như : Dự án giảm nghèo các tỉnh vùng núi phía Bắc, Dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn dựa vào cộng đồng, Dự án phát triển sinh kế miền Trung, Chương trình cấp nước nông thôn, giao thông nông thôn và điện khí hóa nông thôn, Chương trình thủy lợi Đồng bằng sông Cửu Long và nhiều dự án phát triển nông thôn tổng hợp kết hợp xóa đói, giảm nghèo khác,.... đã góp phần hỗ trợ phát triển nông nghiệp và cải thiện một bước quan trọng đời sống người dân các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là trong việc tiếp cận tới các dịch vụ công trong các lĩnh vực y tế, giáo dục.

ODA cũng đã giúp nông dân nghèo tiếp cận nguồn vốn vay để tạo ra các ngành nghề phụ, hỗ trợ phát triển công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, phát triển giao thông nông thôn, thuỷ lợi, cung cấp nước sạch, phát triển lưới điện sinh hoạt, trạm y tế, trường học...

ODA đóng góp cho sự phát triển cơ sở hạ tầng xã hội, tác động tích cực đến việc cải thiện chỉ số phát triển con người ở Việt Nam.

Tổng nguồn vốn ODA giành cho giáo dục đào tạo ước khoảng 550 triệu USD đã góp phần cải thiện chất lượng giáo dục đào tạo, hỗ trợ cho việc thực hiện cải cách giáo dục ở tất cả các cấp học (giáo dục tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục đại học, cao đẳng và dạy nghề), đào tạo giáo viên, tăng cường năng lực công tác kế hoạch và quản lý giáo dục, cung cấp học bổng đào tạo đại học và sau đại học ở nước ngoài, cử cán bộ, công chức đào tạo và đào tạo lại tại nước ngoài về các lĩnh vực kinh tế, khoa học, công nghệ và quản lý.

Trong lĩnh vực y tế

Vốn ODA không hoàn lại chiếm tỷ trọng cao, khoảng 58% trong tổng vốn ODA (khoảng 0,9 tỷ USD) đã được sử dụng để tăng cường cơ sở vật chất và kỹ thuật cho công tác khám và chữa bệnh (xây dựng bệnh viện và tăng cường trang thiết bị y tế cho một số bệnh viện tuyến tỉnh và thành phố, các bệnh viện huyện và các trạm y tế xã, xây dựng cơ sở sản xuất kháng sinh, trung tâm truyền máu quốc gia,..., tăng cường công tác kế hoạch hóa gia đình, phòng chống HIV/AIDS và bệnh truyền nhiễm như lao, sốt rét; đào tạo cán bộ y tế, hỗ trợ xây dựng chính sách và nâng cao năng lực quản lý ngành.

Trong lĩnh vực môi trường

Hầu hết các thành phố lớn, các thành phố trực thuộc tỉnh, các thị xã và một số thị trấn đều có các hệ thống cấp nước sinh hoạt được tài trợ bằng nguồn vốn ODA. Các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng,... hiện đang triển khai thực hiện nhiều dự án ODA phát triển cơ sở hạ tầng đô thị quan trọng, quy mô lớn như đường sắt nội đô, thoát nước và xử lý nước thải, chất thải rắn,…

Nhiều chương trình và dự án ODA hỗ trợ Việt Nam bảo vệ môi trường và phát triển bền vững như các chương trình trồng rừng và phủ xanh đất trống, đồi núi

trọc; các chương trình và dự án xây dựng và bảo vệ các khu sinh quyển, rừng quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên,...

Ngoài ra nguồn vốn ODA đã đóng góp cho sự thành công của một số chương trình quốc gia, ngành có ý nghĩa sâu rộng như chương trình dân số và phát triển, chương trình tiêm chủng mở rộng, chương trình dinh dưỡng trẻ em, chương trình nước sạch nông thôn, chương trình chăm sóc sức khoẻ ban đầu, chương trình xoá đói giảm nghèo...

ODA đã góp phần tăng cường năng lực và thể chế thông qua các chương trình, dự án hỗ trợ công cuộc cải cách pháp luật, cải cách hành chính và xây dựng chính sách quản lý kinh tế theo lịch trình phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước và lộ trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường năng lực con người... Thông qua các dự án ODA, hàng ngàn cán bộ Việt Nam được đào tạo và đào tạo lại; nhiều công nghệ sản xuất, kỹ năng quản lý hiện đại được chuyển giao.

Quan hệ giữa phía Việt Nam và các nhà tài trợ đã được thiết lập trên cơ sở quan hệ đối tác, đề cao vai trò làm chủ của bên tiếp nhận ODA thông qua các hoạt động hài hoà và tuân thủ các quy trình và thủ tục ODA. Điều này được thể hiện trên nhiều lĩnh vực như phát triển các quan hệ đối tác trong nông nghiệp, lâm nghiệp, hiệu quả viện trợ... nghiên cứu áp dụng các mô hình viện trợ mới (hỗ trợ ngân sách, tiếp cận ngành,...), hài hoà quá trình chuẩn bị dự án, thống nhất hệ thống báo cáo, hài hoà hoá quá trình mua sắm, tăng cường năng lực toàn diện về quản lý ODA.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA tại Việt Nam (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w