Phát triển cho HS các kĩ năng sử dụng kênh chữ trong SGK

Một phần của tài liệu Phát triển kỹ năng sử dụng sách giáo khoa Lịch sử cho học sinh huyện Lý Nhân - tỉnh Hà Nam (vận dụng trong dạy học Lịch sử thế giới hiện đại 1945-2000, lớp 12, (Trang 67)

Hướng dẫn HS sử dụng bài viết trong SGK

Bài viết trong SGK là nội dung chính của sách giáo khoa, được biên soạn hết sức công phu, vì vậy sử dụng tốt nội dung của bài viết giúp học sinh khai thác nắm vững kiến thức cơ bản của bài. Khi sử dụng bài viết trong SGK, học sinh cần được phát triển các kĩ năng sau:

2.3.1.1. Kĩ năng phát hiện kiến thức cơ bản qua bài viết trong SGK

Phần đông HS huyện Lý Nhân vẫn còn quen với lối học truyền thống trước đây. Người làm việc chủ yếu trong quá trình dạy học là GV. Các em lên lớp khi học đến bài nào mới giở SGK của bài đó. Nội dung kiến thức của bài thì dựa vào sự truyền đạt của GV. Khi GV yêu cầu đọc phần nào, người học sẽ đọc phần đó, sau đó nếu hỏi nội dung cơ bản của phần vừa đọc thì đại đa số các em sẽ đọc lại y nguyên bài viết trong SGK. Đối với mỗi bài học lịch sử, nội dung kiến thức thường nhiều, thời gian học tập trên lớp lại ít, số tiết giành cho môn học cũng không nhiều. Vì thế, nếu cứ để các em đọc như trên thì chỉ mang tính chất hình thức, mất thời gian của tiết học, không có tác dụng thiết thực. Vì vậy, việc đọc bài viết trong SGK phải có sự định hướng của GV để HS có thể xác định nội dung và tìm được những ý chính của bài. Để làm được điều này, cần phải thực hiện các bước:

68

+ Yêu cầu HS đọc nhanh, lướt qua một lượt toàn bộ bài viết trong SGK để có định hướng được cho bản thân xem bài viết đề cập đến nội dung kiến thức nào.

+ Đọc từng mục, tiêu đề nhỏ của từng phần (Với những bài không có mục và tiêu đề nhỏ thì phải dựa vào mục lớn để phân chia)

+ Đọc lại nhiều lần: đọc lần đầu giúp HS có cơ sở, định hướng cho những lần đọc sau đạt kết quả. Sau đó suy ngẫm, phân tích nội dung để tìm ý chính, ý cơ bản. Trong quá trình đọc HS có thể gạch chân, đánh dấu những từ quan trọng để tìm ý chính.

+ Xác định mối liên hệ giữa các nội dung trong bài đọc và sắp xếp lại hợp lý, theo logic.

Bởi nội dung kiến thức bài học ở SGK được các tác giả biên soạn logic chặt chẽ với nhau như các mảnh ghép của bức tranh và bức tranh hoàn chỉnh khi mảnh ghép cuối được mở ra. Nhiệm vụ của HS là phải xác định được các mảnh ghép đó.

Ví dụ: Khi dạy bài 1: “Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1949)”, phần I.“Hội nghị Ianta (2 – 1945) và những thỏa thuận của ba cường quốc”, để tìm ý cơ bản, cần thực hiện theo các bước:

+ HS đọc nhanh, lướt qua toàn bộ nội dung phần I (tr. 4,5/SGK), định hướng cho bản thân nội dung đề cập đến “Hội nghị Ianta” (T2/1945)

+ Phần nội dung này, không có mục và tiêu đề nhỏ, HS phải tự phân chia nội dung “Hội nghị Ianta” thành các nội dung nhỏ hơn: Hoàn cảnh hội nghị, nội dung hội nghị, kết quả hội nghị

+ Đọc nhiều lần, gạch chân những từ quan trọng: hoàn cảnh, nội dung của hội nghị Ianta

+ Xác định mối liên hệ giữa các nội dung đã đọc. Hội nghị Ianta được chia thành: hoàn cảnh, nội dung và ý nghĩa.

69

▪ Hoàn cảnh Hội nghị Ianta: Chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc đòi hỏi phải giải quyết các vấn đề:

- Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít. - Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.

- Phân chia thành quả giữa các nước thắng trận. ▪ Nội dung Hội nghị:

- Thống nhất mục tiêu chung là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và quân phiệt Nhật

- Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới

- Thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á

▪ Ý nghĩa của hội nghị:

Với nội dung của Hội nghị Ianta như vậy đã hình thành trật tự thế giới mới gọi là “trật tự hai cực Ianta”, trong đó một cực là Liên Xô (đứng đầu các nước XHCN) và cực còn lại là Mĩ (đứng đầu các nước TBCN)

Như vậy, qua kĩ năng tìm ý chính từ bài viết trong SGK, HS không chỉ nắm được kiến thức cơ bản mà còn phát triển kĩ năng quan sát, thực hành, tư duy, so sánh, tổng hợp. Tích cực tư duy khi đọc các em luôn hình dung những ý tưởng trong sách tạo được những biểu tượng, hình ảnh trong đầu, đối chiếu, so sánh chúng với nhau và với những hiểu biết đã có dần hiểu được vấn đề, rút ra kết luận cho mình.

2.3.1.2. Kĩ năng lập dàn ý bài viết trong SGK

Lập dàn ý bài viết trong SGK là một việc làm cần thiết trong quá trình dạy học. Trong cách học các môn xã hội như: Lịch sử, Địa lý,... các em thường học theo kiểu học vẹt, học thuộc mà không hiểu bản chất kiến thức. Đa phần học sinh về nhà học lại theo nội dung bài viết đã ghi trong vở, đến các bài kiểm tra, kì thi, thì bắt đầu mới học đến bài đó, thậm chí là học lệch, học tủ. Không phải chỉ học các môn như Văn học mới biết đến

70

việc lập dàn ý cho bài văn, mà với các nội dung kiến thức lịch sử, cũng có thể yêu cầu các em tiến hành hoạt động đó. Để đạt hiệu quả, GV cần hướng dẫn cụ thể, tỉ mỉ từng bước để các em được thực hành, quen dần, tạo thành kĩ năng thuần thục:

- Đọc lại toàn bộ nội dung kiến thức cần lập dàn ý - Xác định các ý chính của nội dung kiến thức đó

- Đưa ra các cơ sở, bằng chứng tìm được thể hiện các ý chính

- Xác định vị trí, mối liên hệ giữa các ý chính của nội dung kiến thức cần lập dàn ý

- Sắp xếp chúng lại theo mối liên hệ, logic và diễn đạt lại nó.

Ví dụ: Khi dạy bài 10: “Cách mạng khoa học – công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX”, dạy phần II: “Xu thế toàn cầu hóa và ảnh hưởng của nó” giáo viên yêu cầu HS lập dàn ý của nội dung phần này, phải theo trình tự sau:

- Học sinh đọc lại toàn bộ nội dung kiến thức phần II (xu thế toàn cầu hóa) - Xác định các ý chính của nội dung kiến thức đó: Xu thế toàn cầu hóa gồm: khái niệm, biểu hiện và tác động của nó.

- Đưa ra các cơ sở, bằng chứng tìm được thể hiện các ý chính đó

- Xác định vị trí, mối liên hệ giữa các ý chính của nội dung kiến thức cần lập dàn ý.

- Sắp xếp chúng lại theo mối liên hệ, logic và diễn đạt lại nó.

Sau khi thực hiện các bước chúng ta có thể có dàn ý về nội dung của phần này như sau:

Xu thế toàn cầu hóa

▪ Khái niệm: là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới.

▪ Biểu hiện:

71

+ Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia + Sự sáp nhập và hợp nhất của các công ty thành những tập đoàn lớn + Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính, quốc tế và khu vực.

▪ Tác động:

+ Tích cực: thúc đẩy sự phát triển của xã hội, đem lại sự tăng trưởng kinh tế cao

+ Tiêu cực: tăng thêm khoảng cách giàu – nghèo trong xã hội, tạo nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc,...

Có thể nhận thấy, kĩ năng lập dàn ý từ bài viết SGK giúp HS phát triển các kĩ năng phân tích, đánh giá, tổng hợp vấn đề. Ngoài ra, còn tăng cường khả năng diễn đạt, lựa chọn ngôn ngữ cho các em. Để trình bày được dàn ý, các em phải biết sử dụng ngôn ngữ phù hợp, trong sáng, dễ hiểu. Qua đó, được rèn luyện và sửa dần thói quen nói ngọng của HS Lý Nhân, làm các em thấy học lịch sử không còn là học thuộc, học vẹt mà cần các phương pháp học tập khoa học, đạt hiệu quả.

2.3.1.3. Phát triển cho học sinh kĩ năng sử dụng các đoạn chữ nhỏ trong sách giáo khoa

Trong hầu hết các bài của SGK đều có những đoạn chữ nhỏ để bổ sung và phát triển một vài kiến thức cơ bản, song lại có vị trí, ý nghĩa quan trọng, thường đó là nguồn tư liệu làm nổi bật nội dung cơ bản của bài. Học sinh huyện Lý Nhân thường chỉ quan tâm tới phần nội dung chính của bài, là cái quan trọng, các em cho rằng những phần chữ nhỏ chỉ cần đọc lướt qua thậm chí không cần thiết. Chính vì có suy nghĩ như vậy mà ít chú ý đến phần kiến thức này. Để khai thác có hiệu quả phần chữ nhỏ trong SGK, giáo viên cần phải:

- Chỉ ra cho HS thấy được mối liên hệ giữa phần chữ nhỏ với nội dung bài học và có sự định hướng cho HS để khai thác phần kiến thức này

72

+ Yêu cầu học sinh đọc nội dung phần đó hoặc gọi HS đọc to cho cả lớp cùng nghe.

+ Đưa ra các câu hỏi mang tính chất định hướng cho HS trước khi đọc SGK, sau đó kiểm tra khả năng tiếp nhận kiến thức phần vừa đọc.

+ Nhận xét câu trả lời và bổ sung ý kiến

- Để sử dụng tốt phần chữ nhỏ trong SGK có tác dụng, bản thân HS cũng cần phải xác định được các bước tiến hành:

+ Đọc toàn bộ nội dung kiến thức phần chữ nhỏ trong SGK để tìm ra mối liên hệ với nội dung chính của bài

+ Gạch chân hoặc ghi chép những ý chính, ý cơ bản của đoạn chữ nhỏ đó + Kết hợp với kiến thức phần chữ to trong SGK, trả lời các câu hỏi do GV đưa ra

+ Nhận xét, bổ sung cho câu trả lời của bạn

Ví dụ: Khi dạy học bài 3: “Các nước Đông Bắc Á”, học đến mục 3:

Công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc (từ năm 1978), sau khi dạy xong nội dung đường lối cải cách mở cửa của Trung Quốc, GV đặt câu hỏi: “Em hãy nêu những thành tựu kinh tế mà Trung Quốc đạt được từ sau năm 1978 nhờ công cuộc cải cách, mở cửa?”. Nếu HS chỉ đọc phần chữ to trong SGK thì trả lời được: Sau 20 năm (1978 – 1998), nền kinh tế Trung Quốc tiến bộ nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Như vậy, câu trả lời chỉ mang tính chất chung chung, chưa có số liệu minh họa cho tốc độ tăng trưởng cao như thế nào, khó hình dung được thành tựu kinh tế Trung Quốc thời kì cải cách, mở cửa đất nước.

Vì thế, HS cần khai thác kiến thức phần chữ in nhỏ trong SGK. Đoạn chữ in nhỏ này cung cấp cho HS những số liệu cần thiết minh chứng cho thành tựu mà Trung Quốc đạt được về mặt kinh tế từ sau năm 1978: “GDP tăng trung bình hàng năm trên 8%. Năm 2000 GDP của Trung Quốc vượt qua ngưỡng 1000 tỉ USD đạt 1080 tỉ USD (tương đương gần 9000 tỉ nhân dân tệ). Cơ cấu tổng thu nhập

73

trong nước theo khu vực kinh tế có sự thay đổi lớn, từ chỗ lấy nông nghiệp làm chủ yếu, đến năm 2000 thu nhập nông nghiệp chỉ chiếm 16% trong khi đó thu nhập công nghiệp và xây dựng tăng lên tới 51%, dịch vụ 33%. Từ năm 1978 đến năm 1997, thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn tăng từ 134 lên 2090 nhân dân tệ; ở thành thị, tăng từ 343 lên 5160 nhân dân tệ.” Qua đó, HS có thể bổ sung cho câu trả lời của mình:

+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao: GDP tăng trung bình hàng năm trên 8%. + Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: từ nông nghiệp chủ yếu sang các ngành công nghiệp và dịch vụ.

+ Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt: thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn tăng từ 134 lên 2090 nhân dân tệ; ở thành thị, tăng từ 343 lên 5160 nhân dân tệ.

Như vậy, đoạn chữ nhỏ chính là phần bổ trợ kiến thức mà không thể bỏ qua. Nó làm cụ thể hóa kiến thức ở phần chữ to. Học sinh khai thác tốt nội dung đoạn chữ nhỏ, giúp các em hiểu được bài học sâu sắc hơn. Qua đó giúp các em rèn luyện và phát triển được kĩ năng tự nghiên cứu SGK, làm việc một cách độc lập, chủ động, tích cực. Đặc biệt khi chính bản thân các em phát hiện ra được vấn đề các em sẽ thấy hứng thú hơn, quan tâm hơn tới môn học. Không chỉ vậy, khi mà có được kĩ năng này, góp phần trở thành hành trang cho các em ở các trường Đại học, Cao đẳng. Bởi ở bậc học đó, quá trình tự đọc tài liệu tham khảo là việc làm bắt buộc, thường xuyên diễn ra.

2.3.2. Phát triển cho HS kĩ năng sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa

Kênh hình trong SGK là phương tiện dạy học quan trọng giúp HS khắc sâu những sự kiện lịch sử, hình thành các khái niệm lịch sử quan trọng, phát triển khả năng quan sát, tư duy và ngôn ngữ học tập. Trong nội dung chương trình lớp 12 có khá nhiều lược đồ, bản đồ, tranh ảnh (đặc biệt là giai đoạn lịch sử thế giới hiện đại 1945 – 2000), phục vụ cho nội dung kiến thức bài viết. Phát triển kĩ năng sử dụng kênh hình tốt (tranh ảnh, lược

74

đồ, bản đồ, sơ đồ) góp phần làm cho khả năng diễn đạt của các em trôi chảy, khúc chiết, rèn luyện được các thao tác tư duy, có năng lực độc lập trong suy nghĩ, sự sáng tạo và trí thông minh sẽ được phát huy, làm cho các em hứng thú với môn học hơn.

Khi học tập phần “Lịch sử thế giới hiện đại (1945 – 2000)” (SGK lớp 12), cần phát triển cho HS sử dụng các kĩ năng sau:

2.3.2.1. Phát triển kĩ năng sử dụng bản đồ, lược đồ trong SGK Lịch sử

Trong các phương tiện trực quan trong học tập lịch sử, bản đồ là phương tiện trực quan có vị trí quan trọng. Ở mỗi bài học đều có bản đồ, phù hợp với nội dung kiến thức của bài. Tuy nhiên, phần lớn HS huyện Lý Nhân lại chưa biết cách khai thác kiến thức lịch sử qua các bản đồ, lược đồ trong SGK. Do có nhiều loại bản đồ, nên việc hướng dẫn học sinh sử dụng bản đồ trên lớp cần có các biện pháp sư phạm phù hợp.

Khi sử dụng bản đồ, lược đồ có hiệu quả khi các em đã xác định được các bước:

+ Xác định loại bản đồ, lược đồ được sử dụng trong bài học là: bản đồ kinh tế, bản đồ chính trị, hay bản đồ chiến dịch,.., để từ đó định hướng cách tiếp cận thích hợp.

+ Khi sử dụng bản đồ, lược đồ, các em giải thích phần chú giải, chú thích, các ký hiệu trên bản đồ, lược đồ, quan sát, đọc bản đồ và tìm hiểu nội dung lịch sử thể hiện trên bản đồ, lược đồ.

+ Hiểu một cách cụ thể nội dung các sự kiện lịch sử được diễn đạt bằng ngôn ngữ của bản đồ, lược đồ, nêu lên kết luận khái quát về những sự kiện trên bản đồ, lược đồ.

Qua quá trình hướng dẫn HS sử dụng lược đồ, rèn luyện cho các em khả năng quan sát, tư duy logic, óc phán đoán, khả năng lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ. Vì vậy, giáo viên có thể rèn luyện và phát triển kĩ năng sử dụng bản đồ cho học sinh theo các bước:

75

+ Nghiên cứu các kí hiệu, đọc và hiểu được phần chú thích, chú giải trên

Một phần của tài liệu Phát triển kỹ năng sử dụng sách giáo khoa Lịch sử cho học sinh huyện Lý Nhân - tỉnh Hà Nam (vận dụng trong dạy học Lịch sử thế giới hiện đại 1945-2000, lớp 12, (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)