cho học sinh THPT
Xuất phát từ nhiệm vụ, mục tiêu môn học, vai trò và ý nghĩa to lớn của sách giáo khoa lịch sử trong quá trình dạy học, các nhà khoa học đã đề xuất nhiều ý kiến để giải quyết mối quan hệ giữa nội dung SGK với bài giảng của giáo viên, giữa SGK với việc tự học của học sinh.
Phát triển kĩ năng sử dụng sách giáo khoa lịch sử có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ bộ môn:
* Về mặt giáo dưỡng: SGK có tác dụng bồi dưỡng nhận thức cho người học. Học sinh có kĩ năng sử dụng tốt SGK, các em sẽ nhanh chóng tiếp thu được kiến thức cơ bản của bài học thông qua các kĩ năng như: kĩ năng đọc SGK, tìm những ý chính của bài, kĩ năng lập bảng so sánh, tổng kết để tìm ra mối liên hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử,.... Bên cạnh
34
việc cung cấp kiến thức mới, SGK còn giúp HS ôn tập, củng cố kiến thức đã học, trả lời câu hỏi, làm bài tập lịch sử.
Ví dụ: Khi dạy học bài 15: “Phong trào dân chủ 1936 - 1939” (Lịch sử 12, chương trình chuẩn), GV yêu cầu HS hoàn thành bảng so sánh giữa phong trào dân chủ 1936 – 1939 và phong trào cách mạng 1930 – 1931.
Nội dung Phong trào cách mạng 1930 -1931
Phong trào dân chủ 1936 – 1939 Kẻ thù Đế quốc và phong kiến Phát xít, phản động thuộc
địa và tay sai Nhiệm vụ Đánh đổ đế quốc và phong
kiến
Đánh đuổi phát xít, phản động thuộc địa, tay sai. Lực lượng Chủ yếu công nhân, nông dân Mọi tầng lớp, giai cấp
Phương pháp
Đấu tranh bí mật Kết hợp bí mật và công khai, hợp pháp với bất hợp pháp
Qua đó, HS có kĩ năng so sánh và rút ra được điểm khác nhau giữa hai giai đoạn 1930 – 1931 và giai đoạn 1936 – 1939 dựa trên sự thay đổi của tình hình thế giới và trong nước, Đảng ta đề ra đường lối đúng đắn cho mỗi giai đoạn.
* Về mặt giáo dục: Nội dung kiến thức SGK có tác dụng rất lớn trong việc giáo dục thái độ, tình cảm, đạo đức, tư tưởng cho HS. Khi các em có kĩ năng sử dụng sách giáo khoa tốt, các em có thể khai thác tư liệu sinh động trong SGK về những con người cụ thể, việc làm cụ thể có tác dụng khơi dậy trong HS những tình cảm đạo đức đúng đắn, có ý thức và thái độ học tập tích cực.
Ví dụ: Khi dạy bài 21: “Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX” – Lịch sử lớp 11 – chương trình chuẩn, GV yêu cầu HS quan sát chân dung của Nguyễn Thiện Thuật và đưa ra các câu hỏi gợi mở (Hãy nêu những hiểu biết về Nguyễn
35
Thiện Thuật, vai trò lãnh đạo nghĩa quân Bãi Sậy từ 1885 được thể hiện như thế nào,...). Qua đó, giúp các em nảy sinh tình cảm trân trọng, thái độ quý mến những anh hùng, nghĩa sĩ đã hi sinh vì độc lập dân tộc. Đó cũng là động cơ thúc đẩy các em phấn đấu, nỗ lực học tập và lao động có kết quả cao, vì những lý tưởng cao đẹp.
* Về mặt phát triển: SGK lịch sử góp phần phát triển óc thông minh, năng lực học tập độc lập, sáng tạo và phát triển kĩ năng tự học, tự rèn luyện, tự kiểm tra, đánh giá của học sinh. Các kiến thức lịch sử có trong SGK trình bày ở từng phần, từng chương, từng bài theo trình tự thời gian, trong mối liên hệ biện chứng của nó, có tác dụng lớn trong việc góp phần phát triển tư duy biện chứng, tư duy logic của HS.
Ví dụ: Khi dạy học bài 22: “Xã hội Việt Nam trong thời kì Pháp thuộc” – Lịch sử 11, chương trình chuẩn, giáo viên yêu cầu HS quan sát hình 70 “Nông dân Việt Nam thời kì Pháp thuộc” và đưa ra những câu hỏi gợi mở: Người nông dân đang làm gì, trang phục ra sao, trình độ kĩ thuật canh tác của họ như thế nào?,... HS sẽ liên hệ với các kiến thức văn học, qua các tác phẩm “Tắt đèn” – Ngô Tất Tố, “Vợ nhặt” – Kim Lân,..., các tác phẩm điện ảnh: Sao tháng Tám,... để có cái nhìn sinh động, chân thực tình cảnh khổ cực của người nông dân trước cách mạng: thân hình gầy guộc, quần áo rách rưới, công cụ lao động thô sơ, .... Đó chính là nguyên nhân lý giải nông dân là lực lượng hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng.
Trong quá trình dạy học lịch sử, với đặc thù của bộ môn còn nhiều giáo viên chỉ quan tâm đến việc cung cấp thông tin, kiến thức lịch sử của bài học để đảm bảo nội dung và phân phối chương trình đã quy định, ít quan tâm đến việc các em sử dụng sách giáo khoa như thế nào. Người học có kĩ năng sử dụng sách giáo khoa tốt cùng với quá trình tự chiếm lĩnh kiến thức thông qua vai trò của người thầy mới có thể phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo, phát triển tư duy, khơi dậy các tiềm năng vốn
36
có trong mỗi học sinh. Giáo viên không chỉ hình thành, mà cần phát triển kĩ năng sử dụng SGK cho HS phổ thông nói chung và HS lớp 12 nói riêng.