Thực trạng sử dụng sách giáo khoa và phát triển kĩ năng sử dụng

Một phần của tài liệu Phát triển kỹ năng sử dụng sách giáo khoa Lịch sử cho học sinh huyện Lý Nhân - tỉnh Hà Nam (vận dụng trong dạy học Lịch sử thế giới hiện đại 1945-2000, lớp 12, (Trang 46)

sách giáo khoa lịch sử cho học sinh huyện Lý Nhân

Thực trạng dạy học và chất lượng môn Lịch sử đã được báo chí, các phương tiện truyền thông đề cập đến rất nhiều trong những năm gần đây. Qua các kì thi Đại học, Cao đẳng cho thấy chất lượng môn học đang giảm sút nghiêm trọng. Thực tế dạy học của bản thân, trao đổi với giáo viên giảng dạy lâu năm, quan sát, dự giờ đồng nghiệp chúng tôi thấy, đa phần học sinh không thích học lịch sử, không quan tâm tới môn học. Phương pháp giảng dạy của giáo viên nặng về thuyết trình, chưa chú ý nhiều đến đổi mới phương pháp dạy học. Nếu có thì cũng chỉ một bộ phận nhỏ GV có sự quan tâm, đầu tư tới bài giảng.

Để tìm hiểu rõ hơn về thực trạng sử dụng SGK lịch sử của HS huyện Lý Nhân – tỉnh Hà Nam, chúng tôi đã phát phiếu điều tra GV và HS tại bốn trường THPT của huyện Lý Nhân: Nam Lý, Bắc Lý, Nam Cao và Lý Nhân. Dựa vào kết quả điều tra đó, là căn cứ để chứng tôi đề xuất một số biện pháp phát triển các kĩ năng sử dụng SGK cho HS, nhằm nâng cao

47

hứng thú và chất lượng môn học. Nội dung phiếu điều tra và các câu hỏi phỏng vấn giành cho GV hướng vào các nội dung sau:

- Vai trò của SGK lịch sử

- Nhận thức về các kĩ năng cơ bản cần hướng dẫn cho HS khi sử dụng SGK.

- Các biện pháp hướng dẫn HS kĩ năng sử dụng SGK.

- Khó khăn và biện pháp khắc phục khi hướng dẫn HS các kĩ năng sử dụng SGK có hiệu quả

Phiếu điều tra giành cho HS, chúng tôi đề cập đến các vấn đề: - Mức độ hứng thú với môn lịch sử

- Vai trò của SGK

- Mức độ và cách thức sử dụng SGK Lịch sử của HS

Qua quá trình thu thập, phân tích và xử lý số liệu thu được, chúng tôi có kết quả sau về thực trạng sử dụng SGK lịch sử của HS huyện Lý Nhân – tỉnh Hà Nam.

● Đối với GV:

Chúng tôi đã phát phiếu điều tra 14 GV dạy lịch sử thuộc các trường THPT trên địa bàn huyện Lý Nhân. Qua phân tích, chúng tôi đã thu được kết quả như sau:

Nội dung 1: Vai trò của SGK Lịch sử

Nội dung khảo sát Trả lời

SL %

Theo thầy (cô), SGK lịch sử có vai trò như thế nào đối với quá trình nhận thức của học sinh

- Đảm bảo kiến thức cơ bản của bài học 14 100

- Phát triển tư duy và khả năng tự học cho HS 4 28.6 - Đảm bảo chương trình và mục tiêu đào tạo 6 42.9 - Là tài liệu bắt buộc GV và HS phải sử dụng 14 100

48

Nhìn vào bảng số liệu cho thấy, 100% giáo viên tham gia đều cho rằng, SGK có vai trò đảm bảo kiến thức cơ bản của bài học. 14/14 GV nhận thấy SGK là tài liệu bắt buộc mà GV và HS phải sử dụng trong quá trình dạy học. Có 42.9% nói rằng SGK được sử dụng để đảm bảo chương trình và mục tiêu đào tạo. Vai trò phát triển tư duy và khả năng tự học cho HS của SGK chỉ có 28.6% GV nhận thức như vậy. Có thể dễ dàng nhận ra, nhận thức phiến diện, một chiều của GV chỉ quan tâm tới mục tiêu kiến thức khi hướng dẫn HS sử dụng SGK.

Nội dung 2: Nhận thức về các kĩ năng cơ bản cho HS khi sử dụngSGK

Nội dung khảo sát Trả lời

SL %

Theo thầy (cô), học sinh cần có những kĩ năng cơ bản nào khi sử dụng SGK lịch sử

- Kĩ năng trả lời câu hỏi và làm bài tập dựa vào SGK. 14 100 - Kĩ năng tự học, ghi chép và tóm tắt nội dung của bài 5 35.7 - Kĩ năng viết, trình bày, ghi nhớ kiến thức kiến thức, sử

dụng kênh hình. 12 85.7

- Kĩ năng đọc SGK và phát hiện kiến thức cơ bản 6 42.9 Về vấn đề này, 100% GV cho rằng, khi sử dụng SGK, HS cần có các kĩ năng cơ bản là trả lời câu hỏi, làm bài tập lịch sử. 35.7% GV đồng ý HS cần có kĩ năng tự học, ghi chép, tóm tắt nội dung bài học. Kĩ năng viết, trình bày, ghi nhớ kiến thức, sử dụng kênh hình có tới 85.7% GV có cùng quan điểm như vậy. Còn lại 42.9% GV cho rằng HS chỉ cần có kĩ năng đọc và phát hiện kiến thức cơ bản trong SGK.

Nội dung 3: Các biện pháp hƣớng dẫn HS kĩ năng sử dụng SGK. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nội dung khảo sát Trả lời

SL %

Thầy (cô) đã sử dụng những biện pháp nào để hướng dẫn học sinh khai thác nội dung kênh chữ trong SGK Lịch sử ?

14

49

- Khai thác kiến thức qua phần chữ in nhỏ 8 57.1

- Đọc SGK tóm tắt lại nội dung của bài 2 14.3

- Dựa vào SGK ôn tập, củng cố kiến thức 7 50

- Đọc SGK tìm ý chính 5 35.7

- Đọc SGK để chuẩn bị bài mới 10 71.3

- Trình bày kiến thức cơ bản dựa vào SGK 3 21.4

Qua bảng thống kê cho thấy, 100% GV đều yêu cầu HS dựa vào nội dung bài viết trong SGK để trả lời câu hỏi và làm bài tập lịch sử. Có tới 57.1% GV hướng dẫn HS khai thác kiến thức qua phần chữ in nhỏ. Số lượng rất ít, có 2/14 GV hướng dẫn HS đọc SGK rồi tóm tắt lại nội dung của bài. 35.7% là tỉ lệ HS được GV yêu cầu trình bày kiến thức cơ bản dựa vào nội dung SGK.10/14 GV thường yêu cầu các em về nhà dựa vào SGK để chuẩn bị bài mới nhưng lại không được nhiều GV hướng dẫn cụ thể.

Nội dung khảo sát Trả lời

SL %

Thầy (cô) đã sử dụng biện pháp nào để hướng dẫn HS khai thác kênh hình trong SGK Lịch sử?

1 14

- Hướng dẫn HS sử dụng lược đồ, bản đồ lịch sử 11 78.6

- Hướng dẫn HS sử dụng tranh ảnh bài học 14 100

- Hướng dẫn HS sử dụng bảng biểu trong SGK 3 21.4

- Yêu cầu HS vẽ thực hành lược đồ, bản đồ trong SGK

trong quá trình học ở nhà 1 7.1

Kết quả điều tra cho thấy, 100% GV được hỏi cho rằng, trong các bài học lịch sử, có quan tâm đến khai thác kiến thức qua tranh ảnh trong SGK. Nhưng khi hỏi sâu thêm: khai thác như thế nào, thì chủ yếu GV sử dụng tranh ảnh đó mang tính chất minh họa, bổ sung kiến thức cho bài học. 78.6% GV hướng dẫn HS sử dụng lược đồ, bản đồ lịch sử trong SGK. Còn việc hướng dẫn HS sử dụng bảng biểu trong SGK chỉ có 21.4% GV thực hiện biện pháp đó. Rất ít GV (7.1%) yêu cầu HS vẽ thực hành lược đồ, bản đồ trong SGK trong quá trình học ở nhà.

Khi được hỏi: “ Thầy cô sử dụng biện pháp nào để phát triển kĩ

năng kết hợp nghe giảng với theo dõi SGK và tự ghi chép?”, các thầy cô

50

người yêu cầu HS chia vở làm hai phần, một phần ghi nội dung kiến thức cơ bản, phần còn lại ghi bổ sung lời giảng, ví dụ minh họa để bài học dễ hiểu. Có GV yêu cầu HS tập trung nghe giảng và ghi chép nội dung kiến thức của bài theo ý hiểu của bản thân, những phần nào trọng tâm, trùng với bài giảng của GV trong SGK, HS có thể gạch chân hoặc đánh dấu bằng bút khác mực để ghi nhớ. Đa phần các thầy cô được hỏi đều khuyến khích các em tự quy ước các ký hiệu viết tắt để ghi chép hiệu quả hơn.

Nội dung 4: Khó khăn và biện pháp khắc phục khi hƣớng dẫn HS các kĩ năng sử dụng SGK có hiệu quả.

Nội dung khảo sát Trả lời

SL %

Những khó khăn thầy (cô) thường gặp khi hướng dẫn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

HS sử dụng SGK Lịch sử là gì ? 14

- Học sinh lười đọc sách giáo khoa 14 100

- Học sinh không biết khai thác kiến thức lịch sử qua

tranh ảnh trong SGK 11 78.6

- Học sinh không biết làm bài tập lịch sử dựa vào SGK 7 50 - Học sinh không biết trình bày kiến thức của bài 8 57.1 - Học sinh không biết kết hợp ghi chép với nghe giảng

và theo dõi SGK 9 64.3

Kết quả khảo sát cho thấy, 14/14 GV được hỏi đều nói rằng khó khăn thường gặp là do HS lười đọc SGK. Khó khăn do học sinh không biết kết hợp ghi chép với nghe giảng và theo dõi SGK chiếm tới 78.6%. Còn 64.3% là do học sinh không biết kết hợp ghi chép với nghe giảng và theo dõi SGK. Học sinh không biết khai thác kiến thức lịch sử qua tranh ảnh trong SGK là lí do mà 11/14 GV đưa ra. Một nửa số GV được hỏi lại đưa ra quan điểm là do HS không biết làm bài tập lịch sử dựa vào SGK. 57.1% là do HS không biết trình bày kiến thức của bài.

Khi được hỏi: “Theo thầy (cô) cần làm gì để HS có kĩ năng sử dụng SGK Lịch sử hiệu quả?”, có tới 12/14 GV cho rằng cần có sự thay

đổi hình thức kiểm tra – đánh giá, nhà trường và các cấp liên quan có sự quan tâm, đầu tư nhiều hơn nữa cho môn lịch sử. Ví dụ: có thể đưa môn

51

lịch sử vào các kì thi định kì: tám tuần học kì I, hết học kì I, 24 tuần học kì II, cuối năm. Như vậy, ít nhất làm cho HS bắt buộc phải học lịch sử mà kiến thức chủ yếu dựa trên SGK, GV mới có nhiều cơ hội hướng dẫn HS các kĩ năng sử dụng SGK.

● Đối với HS:

Chúng tôi đã phát phiếu điều tra tìm hiểu về tình hình sử dụng SGK đối với 446 HS (trong đó có 135 HS THPT Nam Lý, 112 HS THPT Lý Nhân và 115 HS THPT Nam Cao và 84 HS THPT Bắc Lý). Trong đó, tập trung vào những vấn đề chủ yếu sau:

Nội dung 1: Mức độ hứng thú đối với môn học.

Nội dung khảo sát Trả lời

SL % Em có thích học môn Lịch sử không? - Rất thích 32 7.2 - Thích 176 39.4 - Bình thường 208 46.7 - Không thích 30 6.7

Qua nội dung số liệu đã thu được cho thấy, có 7.2% HS rất thích học Sử, có tới 39.4% HS thích học môn này, còn chiếm phần đông khoảng 46.7% HS thấy bình thường, còn lại chiếm số lượng ít nhất có 6.7% HS không thích học.

Nội dung 2: Vai trò của SGK

Nội dung khảo sát Trả lời

SL %

Theo em, sách giáo khoa có tác dụng:

- Đảm bảo kiến thức môn học 135 30.3

- Là tài liệu tham khảo trong quá trình học tập trên

lớp và ở nhà 220 49.3

- Rèn luyện kĩ năng tư duy, thực hành, tự học 18 4.0 - Dựa vào đó để trả lời các câu hỏi của giáo viên 73 16.4

52

Dựa vào kết quả phân tích cho thấy, đại đa số HS khẳng định, SGK là tài liệu tham khảo trong quá trình học tập trên lớp và ở nhà (chiếm tới 49.3%). Có 30.3% HS lại quan niệm SGK để đảm bảo kiến thức cho môn học. Trong số 446 phiếu điều tra thu được, chỉ có rất ít HS (chỉ chiếm có 4.0%), các em nhận thấy giá trị rèn luyện kĩ năng tư duy, thực hành và tự học qua việc sử dụng SGK. Còn lại là 16.4% HS sử dụng SGK chỉ để trả lời các câu hỏi của GV đưa ra trong quá trình dạy học.

Nội dung 3: Mức độ và cách thức sử dụng SGK Lịch sử của HS

Nội dung khảo sát Trả lời

SL % (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Em có thường xuyên đọc SGK, tóm tắt nội dung của bài trong quá trình học tập môn LS không?

- Thường xuyên 45 10.1

- Thỉnh thoảng 113 25.3

- Rất ít 204 45.7

- Không bao giờ 84 18.9

2. Em đã sử dụng SGK như thế nào trong quá trình học tập?

- Đọc lướt qua trước khi đến lớp 121 27.1

- Trên lớp, cô giáo bảo đọc mới đọc 255 57.2

- Đọc, suy nghĩ câu hỏi và làm bài tập trước khi tới lớp 37 8.3 - Đọc, tìm ý chính của bài, ghi lại những vấn đề chưa rõ

để trao đổi với giáo viên và ban bè trên lớp. 33 7.4

3. Em làm thế nào để phát hiện kiến thức trọng tâm trong các bài học ở sách giáo khoa?

- Tự đọc, tự suy nghĩ 65 14.6

- Cô giáo cung cấp 247 55.4

- Dựa vào phần tóm tắt ở đầu mỗi bài học 79 17.7

- Ý kiến khác……… 55 12.3

Mức độ đọc SGK, tóm tắt nội dung của bài trong quá trình học tập môn Lịch sử được thể hiện như sau: Số lượng HS thường xuyên thực hiện quá trình trên chiếm số lượng ít nhất, chỉ có khoảng 10.1%, trong khi có tới 45.7% HS rất ít khi đọc và tóm tắt nội dung của bài học trong quá trình học môn Lịch sử. 25.3% HS thỉnh thoảng mới thực hành kĩ năng đọc SGK. Có tới 18.9% các em không bao giờ đọc SGK và tóm tắt nội dung bài học.

53

Về phương pháp đọc SGK của HS rất thụ động, có 57.2% HS cho rằng trên lớp GV bảo đọc gì thì mới đọc. Có 27.1% số lượng HS đọc lướt qua trước khi đến lớp, để xem nội dung bài học hôm nay học về những vấn đề gì. Chỉ có 7.4% HS đọc, tìm ý chính của bài, ghi lại những vấn đề chưa hiểu để lên lớp trao đổi với GV và bạn bè. Còn lại 8.3% HS có ý thức tự giác, tích cực đọc, trả lời câu hỏi và làm bài tập trước khi đến lớp.

Do số lượng HS rất ít khi đọc SGK, thụ động trong quá trình sử dụng SGK chiếm số lượng lớn, có tới 55.4% HS không tự giác, chủ động trong xác định kiến thức trọng tâm của bài, chủ yếu dựa vào sự cung cấp của GV. 14.6% HS tự đọc và suy nghĩ tìm ra kiến thức cơ bản. Có một số ít HS (17.7%) dựa vào phần tóm tắt trước mỗi bài học trong SGK. 12.3% các em đưa ra các ý kiến khác nhau trong việc phát hiện kiến thức trọng tâm của bài: dựa vào nội dung các mục, tiêu đề, kiến thức cơ bản nằm ở phần có nội dung được viết sâu, dài, hay dựa vào phần tóm tắt ở trước mỗi bài và các câu hỏi, bài tập cuối mục, cuối bài….

Nội dung 4: Mức độ quan tâm tới các nội dung trong SGK

Em thích nhất nội dung nào trong sách giáo khoa? Vì sao?

Đa phần các em cho rằng thích học nhất là các hình ảnh, khai thác được kiến thức lịch sử qua tranh ảnh, sẽ để lại ấn tượng khi học bài sẽ tưởng tượng lại các hình ảnh đó, qua đó nhớ lại nội dung kiến thức mà GV đã sử dụng để miêu tả, nhận xét về một nhân vật hay sự kiện lịch sử.

Theo em, trong quá trình học tập môn Lịch sử, ngoài sách giáo

khoa có cần tài liệu nào hỗ trợ nữa không?

Có khoảng 1/3 số lượng HS được hỏi đưa ra câu trả lời “có”, các em lý giải rằng, để ghi nhớ, ôn tập, củng cố kiến thức thì cần có thêm tài liệu hỗ trợ: sách bài tập, bài tập thực hành.

Còn lại phần nhiều cho rằng học Lịch sử chỉ cần SGK là đủ. Bởi nhiều em nói rằng, có khi các nội dung trong SGK còn chưa đọc hết. Các

54

em chỉ cần cố gắng nắm chắc được kiến thức cơ bản trong SGK để vượt qua các kì thi trước mắt như thi tốt nghiệp.

1.2.2. Nguyên nhân của thực trạng trên

Khi chúng tôi phát phiếu điều tra, kể cả từ phía GV và HS đều nhiệt tình tham gia và hợp tác để chúng tôi hoàn thành phiếu thăm dò ý kiến. Như vậy, có thể thấy có sự quan tâm giành cho môn học ở một chừng mực nhất định. Tuy nhiên, qua số liệu mà chúng tôi thu được đã phần nào phản (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Phát triển kỹ năng sử dụng sách giáo khoa Lịch sử cho học sinh huyện Lý Nhân - tỉnh Hà Nam (vận dụng trong dạy học Lịch sử thế giới hiện đại 1945-2000, lớp 12, (Trang 46)