Sau khi yêu cầu HS hoàn thành “Phiếu học tập”, dựa trên các tiêu chí chấm điểm đã đề ra, chúng tôi đã tổng hợp kết quả bài kiểm tra nhanh của bốn lớp thu được bảng kết quả như sau:
95
2.1. Bảng thống kê kết quả kiểm tra lớp 12A1 – 12A2, 12C – 12D.
Loại nhóm Lớp Số HS Kết quả thực nghiệm Giỏi Khá Trung bình Yếu, kém Số HS % Số HS % Số HS % Số HS % Thực nghiệm 12A1 45 28 62.2 13 28.9 4 8.9 0 Đối chứng 12A2 45 21 46.7 17 37.8 7 15.6 0 Thực nghiệm 12C 41 10 24.4 14 34.1 13 31.7 4 9.7 Đối chứng 12D 42 6 14.3 8 19.0 19 45.2 9 21.4
2.2. Biểu đồ so sánh kết quả kiểm tra của lớp 12A1 và lớp 12A2
0 10 20 30 40 50 60 70
Giỏi Khá Trung bình Yếu
Lớp 12A1 Lớp 12A2
96
2.3. Biểu đồ so sánh kết quả kiểm tra của lớp 12C và lớp 12D
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50
Giỏi Khá Trung bình Yếu
Lớp 12 C Lớp 12D
Như vậy, thông qua bảng thống kê kết quả kiểm tra của hai cặp lớp thực nghiệm 12A1 – lớp đối chứng 12A2, lớp thực nghiệm 12C – lớp đối chứng 12D, chúng ta có thể thấy: HS lớp thực nghiệm nắm vững và hiểu sâu sắc kiến thức hơn HS lớp đối chứng. Điều đó thể hiện hiệu quả của việc HS có kĩ năng sử dụng tốt SGK, khai thác nội dung SGK để trả lời câu hỏi và làm bài tập của GV đưa ra một cách đầy đủ, chính xác. Số điểm giỏi (9 – 10) ở lớp thực nghiệm chiếm ưu thế hơn lớp đối chứng. Tỉ lệ % số HS đạt loại trung bình của lớp thực nghiệm cũng ít hơn lớp đối chứng (12A1 là 8.9% và 12A2 là 15.6%). Cả hai lớp thuộc Ban A là 12A1 và 12A2 đều không có học sinh bị điểm yếu, kém. Còn với hai lớp thuộc Ban cơ bản, tỉ lệ số HS đạt loại yếu, kém của 12C là 9.7%, trong khi của lớp đối chứng 12D là 21.4%. Số HS đạt loại Khá, Giỏi của lớp thực nghiệm 12C là 58.5% cao hơn lớp đối chứng 12D là 33.3%.
Qua quan sát chúng tôi nhận thấy, với các em ở lớp thực nghiệm, thời gian các em hoàn thành bài tập và trả lời câu hỏi mà GV đưa ra cũng
97
nhanh hơn các em ở lớp đối chứng. Ngoài ra, khi tiến hành dạy giáo án thực nghiệm, không khí tiết học lớp thực nghiệm có phần sôi nổi, HS hứng thú với môn học hơn ở lớp đối chứng.
Sau khi tiến hành thực nghiệm sư phạm, chúng tôi đã trao đổi trực tiếp với giáo viên giảng dạy và học sinh của cả hai trường về các biện pháp phát triển kĩ năng sử dụng SGK lịch sử trình bày trong giáo án thực nghiệm và đã thu được một số ý kiến phản hồi như sau:
Theo thầy Nguyễn Đức Trƣờng (Giáo viên Lịch sử trường THPT
Nam Cao): “Dạy học môn lịch sử vẫn đảm bảo nội dung kiến thức trình bày trong sách giáo khoa, nhưng đúng là trong thực tế giảng dạy của bản thân, thấy học sinh chán học sử, tôi cũng không chú ý nhiều đến việc phát triển các kĩ năng khai thác chữ nhỏ hay lập dàn ý bài học trong SGK. Khi HS có các kĩ năng sử dụng SGK, bài học rõ ràng sinh động và thu hút hơn.” (15/09/2012)
Còn ý kiến của cô giáo Nguyễn Thị Minh (Giáo viên Lịch sử
trường THPT Nam Lý): “Dạy học mà áp dụng các biện pháp phát triển kĩ năng sử dụng SGK cho HS, làm cho giáo viên cũng bớt mệt mỏi, nhàm chán, HS phải làm việc nhiều hơn, nên sẽ nắm được bài tốt hơn. Tôi nhận thấy việc sử dụng SGK không đơn giản, vì thế mà mình cũng chưa khai thác hiệu quả của nguồn tư liệu dạy học quan trọng này.” (20/09/2012)
Theo em Trần Hải Đăng (Lớp 12A1 – THPT Nam Lý): Từ trước em học lịch sử chủ yếu là học thuộc, lên lớp thấy các thầy cô giáo có giảng bài nhưng em cũng rất ít khi chú ý. Khi thầy cô đọc thì chúng em chép bài vào vở, chứ có mấy khi dựa vào sách giáo khoa để lập dàn ý bài học. Em cứ nghĩ SGK chỉ để đọc, mà không ngờ dựa vào nó, mình lại có thể nhớ bài nhanh hơn và lâu hơn.(20/09/2012)
Ý kiến của HS Trần Thị Nga (Lớp 12C – THPT Nam Cao): “Không chỉ em và rất nhiều bạn khi thầy cô yêu cầu đọc đoạn nào, phần nào trong SGK thì chúng em đọc, các tranh ảnh cũng chỉ quan sát, chứ rất
98
ít khi nhận xét nội dung, ý nghĩa của bức tranh đó. Em thấy tiết học sử như hôm nay, không khí lớp em sôi nổi hẳn lên, em cũng không mong hết giờ như những tiết trước”. (15/09/2012)
Những số liệu phân tích kết quả thu được từ bài kiểm tra giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng cùng với các ý kiến phản hồi từ phía GV và HS đã chứng minh tính khả thi, hiệu quả của các biện pháp phát triển kĩ năng sử dụng SGK cho HS lớp 12 huyện Lý Nhân – tỉnh Hà Nam đã được nêu ra ở luận văn.
* * *
Xuất phát từ thực trạng dạy học và sử dụng SGK lịch sử của HS lớp 12 huyện Lý Nhân – tỉnh Hà Nam, chúng tôi đã đưa ra một số biện pháp nhằm phát triển kĩ năng sử dụng SGK cho HS: kĩ năng đọc và tóm tắt kiến thức cơ bản của bài, kĩ năng sử dụng tranh ảnh, lược đồ trong SGK, kĩ năng dựa vào SGK trả lời câu hỏi, làm bài tập, kĩ năng ôn tập, củng cố kiến thức, kĩ năng trình bày,…
Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm tại hai trường học có trình độ nhận thức khác nhau của huyện Lý Nhân, để đảm bảo tính khách quan, chính xác của đề tài. Kết quả thực nghiệm thu được đã khẳng định các biện pháp mà đề tài đưa ra thực sự có hiệu quả đối với giờ dạy nói riêng và chất lượng môn học nói chung, góp phần quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu môn học, phát triển toàn diện cho người học.
99
KẾT LUẬN
Cùng với việc đổi mới nội dung dạy học, việc đổi mới phương pháp dạy học trở thành một yêu cầu cấp thiết để nâng cao chất lượng giáo dục. Đổi mới phương pháp dạy học đã và đang chiếm được sự quan tâm đông đảo của mọi người và toàn xã hội. Trong quá trình dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng, cần phải luôn luôn có quan niệm đúng đắn về vai trò của học sinh là chủ thể hoạt động học tập, còn giáo viên giữ vai trò là người tổ chức, hướng dẫn, điều khiển các hoạt động học tập đó. Trong công cuộc đổi mới phương pháp dạy học ngày nay, người ta đang rất chú trọng đến việc dạy học với quan điểm “lấy học sinh làm trung tâm”. Mọi biện pháp, cách thức tổ chức dạy học đều phải hướng vào mục tiêu phát huy tính tích cực học tập của học sinh, không thể để cho học sinh thụ động tiếp thu kiến thức và giải quyết vấn đề một cách máy móc. Phát triển kĩ năng sử dụng sách giáo khoa cho học sinh là một trong các biện pháp mà chúng tôi đưa ra nhằm thực hiện mục tiêu trên. Hình thành và phát triển cho học sinh kĩ năng sử dụng sách giáo khoa tốt không những chỉ hướng tới mục tiêu về mặt kiến thức, mà còn góp phần thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu về mặt kĩ năng, tư tưởng, tình cảm. Nhưng thực tế dạy và học hiện nay cho thấy kĩ năng sử dụng sách giáo khoa của các em còn yếu, bản thân giáo viên lại chưa quan tâm chú ý đến việc phát triển các kỹ năng sử dụng sách giáo khoa cho học sinh.
Việc hướng dẫn cho học sinh các kỹ năng sử dụng sách giáo khoa là một yêu cầu cấp thiết trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh. Thực tế cũng cho thấy hiện nay nhận thức của cả giáo viên và học sinh về vai trò và vị trí của sách giáo khoa trong dạy học còn hạn chế. Vì vậy, chúng tôi đã đưa ra trong luận văn một số biện pháp để phát triển các kĩ năng sử dụng sách giáo khoa – phương tiện dạy học quan trọng đối với cả giáo viên và học sinh trong các nhà trường
100
phổ thông. Thông qua đó, nhằm nâng cao tính tích cực học tập của học sinh, làm cho các em hứng thú với môn học hơn, khai thác có hiệu quả và triệt để sách giáo khoa trong quá trình học tập.
Để làm được điều này, đòi hỏi giáo viên phải thực sự tâm huyết với nghề nghiệp, luôn cố gắng phấn đấu học tập, trau dồi kiến thức, trao đổi đồng nghiệp, tích lũy kinh nghiệm, để áp dụng sáng tạo, linh hoạt các phương pháp dạy học hiện đại, khắc phục lối dạy học truyền thụ một chiều như hiện nay. Sách giáo khoa là nguồn tài liệu gần gũi và cần thiết với giáo viên và học sinh. Giáo viên có thể dựa vào đó để thiết kế bài giảng, đưa ra các hình thức dạy học phù hợp, hướng dẫn học sinh sử dụng để tiếp thu bài giảng hiệu quả. Học sinh dựa vào sách giáo khoa để nắm vững kiến thức của bài, làm tài liệu ôn tập, củng cố kiến thức lịch sử. Không chỉ vậy, thông qua kĩ năng sử dụng sách giáo khoa còn rèn luyện cho học sinh các kĩ năng học tập cơ bản khác: tư duy, tổng hợp vấn đề, nhận xét, phân tích sự kiện, hiện tượng lịch sử, kĩ năng tự học,…
Qua quá trình nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn, đề xuất các biện pháp và áp dụng thực nghiệm, cho thấy tác dụng của việc phát triển kĩ năng sử dụng sách giáo khoa cho học sinh (đặc biệt là HS lớp 12 huyện Lý Nhân – tỉnh Hà Nam) trong quá trình dạy học trên lớp cũng như quá trình tự ôn tập ở nhà. Để sử dụng sách giáo khoa có hiệu quả tích cực như mong muốn, giáo viên cần phải linh hoạt, sáng tạo, chủ động kết hợp các biện pháp một cách nhuần nhuyễn, khoa học, phù hợp với điều kiện của từng trường, từng địa phương. Tính đúng đắn, khả thi của đề tài đã được chứng minh qua kết quả thực nghiệm sư phạm. Vì thế, có thể nhân rộng phương pháp này hướng tới đối tượng học sinh phổ thông nói chung, không chỉ ở phạm vi học sinh lớp 12, nhằm góp phần cải thiện chất lượng dạy học bộ môn, kích thích sự tìm tòi, suy nghĩ, hứng thú học tập của học sinh.
101
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Thị Kim Anh (1999), Sách giáo khoa lịch sử ở trường phổ thông trung học từ 1954 đến nay. Luận án Tiến sĩ Giáo dục học học,
Đại học Sư phạm Hà Nội.
2. Nguyễn Thị Thế Bình (2011), “Tạo hứng thú tự học bộ môn lịch sử
cho học sinh”, Tạp chí Giáo dục (258), tr. 25 – 26.
3. B. P. Exipôp (1971), Những cơ sở lí luận dạy học, tập 2. Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nộị.
4. Bộ Giáo dục và đào tạo (2009), Lịch sử 11. Sách giáo khoa. 5. Bộ Giáo dục và đào tạo (2009), Lịch sử 12. Sách giáo khoa.
6. Nguyễn Hữu Chí (2000), “Về cấu trúc và yêu cầu biên soạn sách giáo khoa môn sử THCS”, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục (4), tr. 8.
7. Nguyễn Thị Côi (1993), “Về sách giáo khoa lịch sử phổ thông
trung học (chương trình cải cách)”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử (3), tr. 25.
8. Nguyễn Thị Côi (2002), Các con đường biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội.
9. Nguyễn Thị Côi (chủ biên) (2008), Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử lớp 11 THPT. Nhà xuất bản Đại học Sư
phạm.
10. Nguyễn Thị Côi (chủ biên) (2010), Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử lớp 12. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm
Hà Nội.
11. Nguyễn Thị Côi (chủ biên) (2011), Rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm.Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.
12. Phạm Văn Công (2006), Phát triển kĩ năng thiết kế đề toán có văn cho giáo viên tiểu học qua việc khai thác bài toán tìm số trung bình cộng ở lớp 4. Luận văn Thạc sĩ khoa học, Đại học Sư phạm Hà Nội.
102
13. Trịnh Thị Hằng (2005), Sử dụng sách giáo khoa để dạy bài “Nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc của người Việt cổ” ở lớp 11 THPT nhằm nâng cao hiệu quả bài học lịch sử. Khóa luận tốt nghiệp, Đại
học Sư phạm Hà Nội.
14. Võ Ngọc Hoàng (2003), Bồi dưỡng khả năng tự học cho học sinh THPT. Tạp chí Giáo dục.
15. Trần Bá Hoành (2007), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội. 16. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thành (1998), Tâm lý
học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm. Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội. 17. I.F. Kharalamôp (1979), Phát huy tính tích cực của học sinh như
thế nào. Nhà xuất bản Giáo dục.
18. M.A. Đanilôp, M.N. Scatkin (1993), Lí luận dạy học ở trường phổ thông trung học. Nhà xuất bản Giáo dục.
19. M.N. Scatkin (1980), Lý luận dạy học ở trường phổ thông. NXB
Giáo dục Hà Nội.
20. Phan Ngọc Liên (chủ biên) (1998), Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.
21. Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi (2002),
Phương pháp dạy học lịch sử, tập 1. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.
22. Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi (2002),
Phương pháp dạy học lịch sử, tập 2. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.
23. Phan Ngọc Liên (2005), “Một số yêu cầu về xây dựng chương
trình và biên soạn sách giáo khoa lịch sử” , Tạp chí giáo dục (126), tr 29-31.
24. Phan Ngọc Liên (chủ biên) (2008), Phương pháp dạy học lịch sử,
103
25. Phan Ngọc Liên (chủ biên) (2008), Phương pháp dạy học lịch sử
tập II. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.
26. Nguyễn Thị Mĩ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa, Trần Văn Tính (2009), Tâm lý học giáo dục. Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội.
27. Luật Giáo dục (2005), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
28. Lƣơng Thị Mai (2003), Hướng dẫn học sinh lớp 12 THPT sử dụng sách giáo khoa lịch sử trong giờ lên lớp. Luận văn Thạc sĩ khoa học
giáo dục, Đại học Sư phạm Hà Nội.
29. Lê Thị Mƣời (2006), Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học bài ôn tập, tổng kết môn lịch sử lớp 12 THPT. Luận văn Thạc sĩ
Khoa học Giáo dục, Đại học Sư phạm Hà Nội.
30.Tƣởng Phi Ngọ (2009), “Sử dụng lược đồ lịch sử thế giới trong
sách giáo khoa lịch sử 12”, Tạp chí Thiết bị giáo dục (46), tr. 32.
31. Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt (1987), Giáo dục học, tập 1. Nhà xuất bản Giáo dục.
32. N.G.Đari (1973), Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào. Nhà xuất
bản Giáo dục.
33. N.M. Iakovel (1983), Phương pháp và kĩ thuật lên lớp trong trường phổ thông, tập 1. Nhà xuất bản Giáo dục.
34. Lê Thanh Oai (2011), “Kĩ năng đọc sách giáo khoa cho học sinh
trong quá trình chuẩn bị bài học môn Sinh học ở phổ thông”, Tạp chí Giáo dục (261), tr.54 – 55.
35. Hoàng Phê (chủ biên) (1997), Từ điển Tiếng Việt. Nhà xuất bản Đà Nẵng.
36. Sách dùng cho giáo viên (1978), Phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông trung học, theo bản dịch Tiếng Việt lưu ở khoa Sử - Đại học Sư phạm Hà Nội. Nhà xuất bản Giáo dục.
104
37. T.A. Iliana (1979), Giáo dục học tập 2. Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội.
38. Nguyễn Thị Thạch (2006), Thiết kế bài giảng Lịch sử 12, tập I. Nhà xuất bản Hà Nội.
39. Nguyễn Thị Phƣơng Thanh (2006), Một số biện pháp hình thành kĩ năng sử dụng sách giáo khoa cho học sinh trong học tập môn lịch sử lớp 10 THPT. Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sư phạm Hà Nội. 40. Dƣơng Thị Thu (2007), Sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa
theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh khi dạy học lịch sử 11 THPT (Ban cơ bản). Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục,