0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Mục tiêu

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ CHO HỌC SINH HUYỆN LÝ NHÂN - TỈNH HÀ NAM (VẬN DỤNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI 1945-2000, LỚP 12, (Trang 58 -58 )

2.1.2.1. Kiến thức

Học tập phần Lịch sử thế giới hiện đại (chương trình lớp 12) học sinh nắm được những kiến thức cơ bản sau:

59

- Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ 2 – trật tự hai cực Ianta

- Sự thành lập, mục đích, nguyên tắc hoạt động, vai trò của tổ chức Liên hợp quốc

- Những thành tựu trong công cuộc xây dựng CNXH của Liên Xô và các nước Đông Âu từ 1945 đến giữa 1970, quan hệ hợp tác toàn diện của Liên Xô và các nước Đông Âu đã làm củng cố, tăng cường hệ thống XHCN thế giới.

- Cuộc khủng hoảng của Liên Xô và các nước Đông Âu, dẫn đến sự tan rã chế độ XHCN ở các nước này. Nhà nước Liên Bang Nga ra đời là sự kế tục của Liên Xô trong thập niên 90 (1991 – 2000).

- Những biến đổi to lớn của khu vực Đông Bắc Á sau chiến tranh thế giới thứ hai, đặc biệt là: Sự thành lập nước CHDCND Trung Hoa, đường lối cải cách, mở cửa và những thành tựu chính mà Trung Quốc đạt được từ 1978 – 2000.

- Quá trình xây dựng và phát triển đất nước của các nước Đông Nam Á từ sau khi giành độc lập đến nay, sự hình thành và phát triển của tổ chức ASEAN.

- Phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ giai đoạn 1945 – 1950 cùng với những thành tựu trong công cuộc xây dựng và phát triển của Ấn Độ từ sau khi giành được độc lập đến nay.

- Những nét chính về phong trào đấu tranh giành và bảo vệ độc lập của nhân dân các nước châu Phi và Mỹ Latinh sau chiến tranh thế giới II.

- Những thành tựu cơ bản của các nước TBCN (Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản) về kinh tế, khoa học - kỹ thuật.

- Quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU) - Sự đối đầu giữa hai phe TBCN và XHCN trong cuộc “chiến tranh

60

- Biểu hiện xu thế hòa hoãn Đông – Tây dẫn đến chấm dứt tình trạng “Chiến tranh lạnh” và sự chuyển biến của tình hình thế giới sau“ chiến tranh lạnh”.

- Nguồn gốc, đặc điểm và những tác động của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX.

2.1.2.2. Kỹ năng

- Rèn luyện kĩ năng sử dụng lược đồ, bản đồ.

- Khai thác kiến thức lịch sử qua tranh ảnh trong sách giáo khoa - Lập bảng niên biểu, đường trục thời gian thông qua nội dung SGK - Sử dụng SGK để trả lời và làm bài tập lịch sử.

- Hình thành, rút ra được các khái niệm cơ bản của bài học

- Phân tích các bảng niên biểu thống kê liên quan nội dung bài học - Kĩ năng tổng kết, nhận định, so sánh, tổng hợp để tổng kết lịch sử thế giới hiện đại 1945 – 2000.

2.1.2.3. Thái độ, tình cảm, tư tưởng

- Giúp học sinh nhận thức rõ về tính tất yếu của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, lòng khâm phục những thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng CNXH của các nước XHCN: Liên Xô, Trung Quốc, các nước Đông Âu,… Qua đó, tiếp tục củng cố cho các em niềm tin vào CNXH, vào công cuộc xây dựng đất nước, rút ra những bài học cho công cuộc đổi mới đất nước hiện nay.

- Giáo dục cho các em tinh thần đoàn kết quốc tế và ủng hộ cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân của nhân dân thế giới

- Nhận thức được mối liên hệ giữa lịch sử thế giới với lịch sử Việt Nam: ảnh hưởng của trật tự hai cực Ianta đối với cách mạng Việt Nam, ảnh hưởng cuộc chiến tranh Việt Nam đối với lịch sử nước Mỹ (1954 – 1975).

- Bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc về thắng lợi của nhân dân ta trước một đế quốc hùng mạnh như Mỹ, từ đó ý thức được trách nhiệm của thế hệ sau đối với đất nước.

61

- Giúp học sinh nhận thức về khả năng hợp tác, cùng tồn tại và cùng phát triển (xu hướng toàn cầu hoá), biết trân trọng những công trình nghiên cứu, những phát minh khoa học mà trí tuệ con người tạo ra để phục vụ đời sống con người.

2.1.3. Nội dung kiến thức cơ bản phần lịch sử thế giới hiện đại lớp 12.

Lịch sử thế giới hiện đại (1945 – 2000) lớp 12 tiếp nối giai đoạn lịch sử thế giới trong chương trình lớp 11 (1917 – 1945). Nội dung của thời kì lịch sử này tập trung vào các vấn đề cơ bản của lịch sử thế giới sau khi Chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, bao gồm:

Quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai

Đầu năm 1945, khi chiến tranh thế giới thứ hai đang bước vào giai đoạn kết thúc, đại diện của ba cường quốc: Mĩ, Anh, Liên Xô họp hội nghị quốc tế ở Ianta (Liên Xô) để thỏa thuận việc giải quyết những vấn đề bức thiết sau chiến tranh và thiết lập một trật tự thế giới mới gọi là “trật tự hai cực Ianta” giữa Liên Xô và Đông Âu (XHCN) với Mỹ và Tây Âu (TBCN). Theo nội dung tại hội nghị Ianta, cần thành lập một tổ chức thế giới mới để duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Trên cơ sở đó, tổ chức Liên hợp quốc đã được ra đời có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn hoà bình, an ninh quốc tế, thúc đẩy giải quyết tranh chấp quốc tế bằng hoà bình và phát triển mối quan hệ hợp tác hữu nghị về kinh tế, văn hoá… giữa các nước thành viên.

Sau chiến tranh thế giới thứ hai từ quan hệ đồng minh trong chiến tranh giữa Mĩ và Liên Xô đã chuyển thành đối đầu giữa hai khối Đông - Tây, Mĩ và Liên Xô đã tiến hành cuộc “chiến tranh lạnh” thành lập các tổ chức kinh tế, khối liên minh quân sự ráo riết chạy đua vũ trang. Với sự ra đời của “Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương” (NATO) và “Tổ chức Hiệp ước Vácsava” đánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe, chiến tranh lạnh bao trùm thế giới. “Chiến tranh lạnh” kéo dài hơn 4 thập niên, đến những năm 70 của thế kỉ XX đã xuất hiện xu thế hòa hoãn Đông -Tây giữa hai cực Liên Xô và Mĩ. Hai bên đi đến quyết định chấm dứt tình trạng “chiến tranh

62

lạnh”, trật tự thế giới mới dần hình thành theo xu thế “đa cực”. Tuy nhiên vẫn còn những cuộc xung đột, tranh chấp ở nhiều nước và khu vực về lãnh thổ, sắc tộc, tôn giáo ...

Liên Xô và các nước Đông Âu từ 1945 đến 2000

Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, mặc dù là nước thắng trận nhưng Liên Xô phải gánh chịu những hậu quả nặng nề do chiến tranh để lại. Bằng sự cố gắng nỗ lực của mình dưới sự lãnh đạo của Đảng Bônsêvich, nhân dân Liên Xô đã thực hiện các kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế, xã hội, đạt được nhiều thành tựu to lớn. Những thành tựu đó đã củng cố và tăng cường sức mạnh cho nhà nước Xô Viết, nâng cao uy tín và vị trí của Liên Xô trên trường quốc tế, làm cho Liên Xô trở thành nước XHCN lớn nhất và là chỗ dựa cho phong trào cách mạng thế giới. Tuy nhiên, từ giữa những năm 1970 đến 1991, do mắc phải một sô sai lầm, thiếu sót, chế độ XHCN ở Liên Xô đã bị sụp đổ. Liên bang Nga trở thành quốc gia kế tục Liên Xô, trong thập niên 90, đất nước có nhiều biến đổi tích cực, trở thành một trong số các cường quốc trên thế giới.

Sau chiến tranh, một loạt các nhà nước cộng hòa dân chủ nhân dân Đông Âu ra đời và đi theo con đường XHCN đánh dấu sự lớn mạnh của CNXH từ phạm vi một nước trở thành hệ thống trên thế giới. Các nước Đông Âu cùng tham gia các liên minh kinh tế, quân sự, cùng với Liên Xô tiến hành cuộc “chiến tranh lạnh” với Mĩ và các nước TBCN Tây Âu. Bước sang giai đoạn 1970 – 1991, cùng với Liên Xô, các nước này cũng mắc phải các sai lầm dẫn đến chế tình trạng khủng hoảng và sự tan rã của chủ nghĩa xã hội ở khu vực này.

Các nước châu Á, Châu Phi và Mĩ Latinh sau chiến tranh thế giới thứ 2

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cao trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ ở Á, Phi, Mỹ Latinh dẫn đến sự tan rã của chủ nghĩa thực dân cũ và hệ thống thuộc địa, một loạt các quốc gia độc lập ra đời và phát

63

triển. Ở châu Á: nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời (10/1949) làm tăng cường hệ thống XHCN, có ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Các nước: Việt Nam, Inđônnêxia, Lào, Campuchia,... lần lượt giành được độc lập và bước vào thời kì xây dựng và phát triển đất nước. Năm 1967 “ Hiệp hội các nước Đông Nam Á” được thành lập mang tính chất liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của các nước Đông Nam Á, xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hoà bình, ổn định và phát triển. Cùng với sự phát triển lớn mạnh của phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Á, phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi và khu vực Mỹ Latinh phát triển mạnh mẽ: Năm 1960, 17 nước Châu Phi giành được độc lập dân tộc, cách mạng Cuba do Phiđen Cacxtơrô lãnh đạo thắng lợi, dẫn đến sự ra đời của nước Cộng hoà nhân dân Cu ba (1959).... Sau khi giành được độc lập, các nước ở khu vực này đã bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước và đạt được những thành tựu đáng kể.

Các nước TBCN: Mĩ, Nhật Bản và Tây Âu (1945 – 2000)

Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Mỹ vươn lên trở thành tư bản giàu mạnh nhất đứng đầu phe TBCN với mưu đồ làm bá chủ thế giới, tiêu diệt hoàn toàn chế độ XHCN. Bằng tiềm lực lớn mạnh về kinh tế, khoa học kĩ thuật, an ninh quốc phòng Mỹ muốn khống chế các nước đồng minh để thiết lập trật tự thế giới “đơn cực” với tham vọng chi phối và lãnh đạo thế giới. Cùng với Mĩ, nền kinh tế các nước tư bản cũng tăng trưởng và đạt nhiều thành tựu lớn: Nhật, Đức, Anh, Pháp,.... Dưới tác động của cách mạng khoa học – kĩ thuật cùng với sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, các nước tư bản có xu hướng liên kết khu vực như: Liên minh châu Âu (EU), Mỹ - Nhật - EU trở thành ba trung tâm kinh thế - tài chính lớn của thế giới.

Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại

Cách mạng khoa học – kĩ thuật lần II từ những năm 40 khởi đầu từ Mỹ sau đó lan rộng ra toàn thế giới. Cách mạng khoa học – kĩ thuật đã

64

đem lại những tiến bộ phi thường, những thành tựu kì diệu làm thay đổi đời sống vật chất, tinh thần của con người. Cùng với cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật, xu thế toàn cầu hóa diễn ra đặt các dân tộc trước thời cơ và thách thức mới: xu thế hội nhập và phát triển, ô nhiễm môi trường, bệnh dịch,....

Như vậy, nhìn chung nội dung SGK Lịch sử lớp 12 phần “Lịch sử thế giới hiện đại (1945 – 2000)” được trình bày đã đảm bảo được tính hệ thống và lôgic của lịch sử. Các sự kiện, hiện tượng lịch sử được trình bày chính xác, trong sáng, rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu, đảm bảo tính vừa sức đối với học sinh lớp 12, nhưng vẫn tạo điều kiện cho học sinh học tập một cách thông minh, sáng tạo. Sách giáo khoa cũng có nhiều hình ảnh sinh động, hấp dẫn, đáp ứng yêu cầu sư phạm và tâm lý lứa tuổi. Tuy nhiên, nội dung lịch sử thế giới hiện đại mang tính chất thời sự, kiến thức phong phú, khó hiểu, nếu người học không đầu tư, quan tâm thì sẽ khó lĩnh hội. Kiến thức lại khô khan, nhiều sự kiện, vì vậy để giảng dạy phần này, ngoài việc cập nhật các thông tin thời sự minh họa cho bài giảng, nội dung kiến thức cơ bản mà HS cần nắm được chủ yếu dựa trên SGK. Phát triển kĩ năng sử dụng SGK cho HS tạo hứng thú học tập môn học, giúp HS nắm được kiến thức cơ bản của bài.

2.2. Một số yêu cầu khi lựa chọn biện pháp phát triển kĩ năng sử dụng SGK cho học sinh huyện Lý Nhân – tỉnh Hà Nam

Sách giáo khoa là tài liệu cơ bản của học sinh trong học tập, nó là nguồn tài liệu tri thức khoa học gắn chặt với học sinh trong suốt quá trình dạy học. Trong quá trình dạy học lịch sử ở các trường phổ thông hiện nay, việc tăng cường hoạt động độc lập của HS dưới sự hướng dẫn của giáo viên là một trong những nội dung của yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học lịch sử, nhằm phát huy tính tích cực nhận thức, gây hứng thú học tập, rèn luyện các kĩ năng thực hành và kiểm tra đánh giá học sinh. Phát triển kĩ năng sử dụng SGK là giai đoạn tiếp theo sau giai đoạn hình thành kĩ năng

65

sử dụng SGK cho HS. Nó có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu bộ môn, nâng cao chất lượng môn học.Vì vậy:

Phát triển kĩ năng phải đáp ứng mục tiêu dạy học và nhiệm vụ bộ môn lịch sử

Các môn học ở trường phổ thông (trong đó có môn lịch sử), tùy từng điều kiện, hoàn cảnh, mà có các phương pháp dạy học khác nhau, nhưng giống nhau ở chỗ phải đạt được là đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ bộ môn. Mục đích cuối cùng của môn lịch sử cũng nhằm thực hiện được ba nhiệm vụ: giáo dục, giáo dưỡng, và phát triển. Đưa ra các biện pháp phát triển kĩ năng sử dụng SGK cho HS không chỉ có tác dụng cung cấp kiến thức lịch sử cơ bản cho học sinh, hình thành thế giới quan khoa học, bồi dưỡng tình cảm, đạo đức, nhân cách tốt đẹp cho các em, mà còn phát triển các kĩ năng học tập bộ môn cơ bản: kĩ năng tư duy, phân tích, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.

Phát triển kĩ năng phải phù hợp với đặc điểm học sinh, điều kiện cơ sở vật chất của mỗi trường.

Đối với học sinh huyện Lý Nhân – tỉnh Hà Nam, khi áp dụng các biện pháp phát triển kĩ năng sử dụng SGK, cần quan tâm tới các điểm khác biệt của HS nơi đây. Ngoài việc phát triển các kĩ năng sử dụng kênh chữ trong SGK, kĩ năng trả lời câu hỏi và làm bài tập lịch sử cũng cần được quan tâm. Đặc biệt là HS lớp 12, các em học không chỉ là lĩnh hội kiến thức cơ bản về lịch sử Việt Nam cũng như lịch sử thế giới, mà còn sử dụng các kiến thức đó để áp dụng vào các kì kiểm tra, kì thi quan trọng của năm học cuối cấp. Vì vậy, trong quá trình dạy học, giáo viên cần chú ý đến những đặc điểm này để đưa ra biện pháp phát triển kĩ năng sử dụng SGK phù hợp.

Phát triển kĩ năng cho HS đảm bảo nội dung và chương trình dạy học ở trường phổ thông

66

Trong quá trình dạy học ở trường phổ thông, việc đảm bảo nội dung dạy học theo quy định và phân phối chương trình là việc làm bắt buộc và cần thiết. Phát triển kĩ năng không chỉ yêu cầu phải cung cấp các kiến thức cơ bản của từng bài học, từng tiết học cho HS mà còn phải theo quy định của môn học và phân phối chương trình. Thời gian học tập trên lớp mỗi tiết học chỉ có 45 phút, nhưng là cơ sở để giáo viên đưa ra các biện pháp phát triển kĩ năng sử dụng SGK hợp lý, cân đối, đảm bảo chất lượng môn học và hứng thú cho người học.

Phát triển kĩ năng phải phải phù hợp với đặc điểm tâm lý, nhận thức của HS THPT

HS THPT là giai đoạn có nhiều biến đổi sâu sắc cả về tâm lý và nhận thức. Sự biến đổi này gồm hai chiều hướng: tích cực (tri giác có mục

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ CHO HỌC SINH HUYỆN LÝ NHÂN - TỈNH HÀ NAM (VẬN DỤNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI 1945-2000, LỚP 12, (Trang 58 -58 )

×