phát triển cho học sinh
Có nhiều cách phân chia các kĩ năng sử dụng sách giáo khoa lịch sử: Theo tác giả Nguyễn Hữu Chí, các kĩ năng học tập lịch sử gồm: kỹ năng đọc và phân tích tư liệu; kĩ năng quan sát và phân tích tranh ảnh lịch sử; kĩ năng đọc, phân tích sơ đồ, biểu đồ; kĩ năng so sánh , trừu tượng hóa, khái quát hóa trên cơ sở sử liệu, kỹ năng đánh giá, giải thích các tài liệu gốc; kỹ năng sắp xếp hệ thống hóa các sự kiện, hiện tượng lịch sử theo thời gian và không gian.
Trên cơ sở cấu tạo của sách giáo khoa Lịch sử, GS Nguyễn Thị Côi đã đưa ra ba kĩ năng cơ bản của một giáo viên, sinh viên sư phạm cần có khi sử dụng sách giáo khoa lịch sử trong dạy học ở trường phổ thông hiện nay gồm: Kĩ năng khai thác kiến thức trong bài viết của SGK khi chuẩn bị bài giảng; kĩ năng khai thác kênh hình trong sách giáo; kĩ năng sử dụng câu hỏi trong sách giáo khoa để phát huy tính tích cực, độc lập nhận thức của HS. Ngoài ra, cần phải có kĩ năng hướng dẫn HS biết sử dụng SGK kết hợp với nghe giảng, ghi chép và trao đổi thảo luận…, hướng dẫn HS sử dụng SGK trong học tập ở nhà để học bài cũ và chuẩn bị cho bài học mới.
Trên cơ sở cách phân chia kĩ năng nói trên, cùng với cách phân chia cấu tạo của SGK Lịch sử, trong quá trình sử dụng SGK Lịch sử học sinh cần có những kĩ năng cơ bản sau:
Kĩ năng khai thác kênh chữ trong sách giáo khoa
Kênh chữ là nội dung chính của SGK được các tác giả biên soạn hết sức công phu theo chương trình quy định. Nhưng không phải tất cả kênh chữ đã trình bày trong SGK đều buộc HS phải nắm vững. Ở trường phổ thông, mỗi tiết học trên lớp chỉ có 45 phút, nhưng GV và HS đều phải thực hiện hoàn chỉnh nhiệm vụ của một bài học lịch sử với một khối lượng kiến
37
thức theo quy định của chương trình học. Tuy nhiên, do thời gian có hạn, khối lượng kiến thức cơ bản cần truyền đạt cho HS lớn, vì vậy, giáo viên không thể giảng toàn bộ nội dung của bài, không thể yêu cầu HS phải nắm tất cả nội dung đã trình bày trong SGK mà cần lựa chọn kiến thức cốt lõi, cơ bản nhất để nắm vững và hiểu sâu. Để sử dụng SGK có hiệu quả như mong muốn, HS cần có các kĩ năng cơ bản sau:
Kĩ năng đọc và phát hiện kiến thức cơ bản: HS khi làm việc với SGK không nhất thiết phải nhớ hết các sự kiện, các thông tin lịch sử được nêu ra trong bài viết mà phải biết chọn lọc đâu là những kiến thức cơ bản, trọng tâm của bài học. Nội dung của biện pháp này là rèn luyện cho HS khi đọc một đoạn văn bản nào đó phải biết tìm ra ý chính, cốt lõi, quan trọng nhất. Kĩ năng này được thực hiện khi giáo viên yêu cầu HS đọc SGK trả lời câu hỏi của GV, hoặc đọc SGK xác định các kiến thức cơ bản để làm việc với phiếu học tập, hoặc tự học ở nhà,… Do đó khi đọc bài viết trong SGK để tìm ý chính, HS cần trả lời được các câu hỏi như: nội dung đề cập đến vấn đề gì, có mấy ý, đâu là ý chính, ý quan trọng.
Kĩ năng trình bày kiến thức của SGK: Để đánh giá kĩ năng đọc và tìm ra những ý chính của bài, các em cần phải có kĩ năng diễn đạt nội dung kiến thức cơ bản một cách khái quát, súc tích. Các em có thể trình bày kiến thức của SGK bằng “lời”: tóm tắt nội dung kiến thức theo ngôn ngữ của bản thân sao cho người nghe có thể dễ hình dung, dễ hiểu nhất. Ngoài ra, cũng có thể trình bày kiến thức đã đọc dưới dạng sơ đồ, bảng biểu. Thông qua việc sắp xếp, tổng hợp kiến thức bài học theo mối quan hệ logic, HS sẽ nắm nội dung bài viết một cách vững chắc, cơ bản và có thể vận dụng dễ dàng trong quá trình giải quyết bài tập nhận thức và thực hành.
Kĩ năng phát hiện kiến thức cơ bản qua chữ in nhỏ trong SGK
Trong quá trình sử dụng bài viết của SGK, các em còn chú ý khai thác những đoạn chữ nhỏ trong SGK, bởi ở những đoạn chữ in nhỏ, kiến thức trình bày cũng có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình học tập. Đó thường
38
là các tư liệu làm nổi bật nội dung của bài, có tác dụng bổ sung kiến thức, tạo thêm điều kiện cho người học cụ thể hóa, làm phong phú hơn nội dung các sự kiện lịch sử được học.
Kĩ năng khai thác kênh hình trong sách giáo khoa
Kênh hình trong SGK là một trong những phương tiện trực quan chủ yếu trong dạy học lịch sử, góp phần tạo biểu tượng, cụ thể hóa các sự kiện lịch sử. Kênh hình là chỗ dựa để hiểu sâu sắc bản chất của các sự kiện lịch sử, là phương tiện rất có hiệu quả để hình thành các khái niệm lịch sử quan trọng, giúp cho HS phát hiện các quy luật của sự phát triển xã hội. Kênh hình không chỉ minh họa nội dung bài viết mà là một đơn vị kiến thức cần nắm để hiểu bài viết SGK.
Mặt khác, HS có kĩ năng khai thác kênh hình còn phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ học tập, nâng cao hứng thú trong học tập lịch sử, tạo điều kiện cho HS dễ hiểu, nhớ lâu, phát triển năng lực chú ý quan sát.
Để khai thác kênh hình SGK lịch sử có hiệu quả, HS cần có các kĩ năng sau:
- Kĩ năng sử dụng lược đồ, bản đồ trong sách giáo khoa
Bản đồ, lược đồ là phương tiện trực quan quy ước không thể thiếu trong học tập lịch sử. Có kĩ năng sử dụng bản đồ, lược đồ giúp các em có biểu tượng đúng đắn về không gian, hoàn cảnh địa lý, địa điểm xảy ra sự kiện, ghi nhớ địa danh, cụ thể hóa các kiến thức lịch sử trừu tượng.
- Kĩ năng sử dụng sơ đồ, biểu đồ trong sách giáo khoa
Bên cạnh bản đồ, lược đồ thì biểu đồ, sơ đồ là những loại trực quan khá phổ biến trong học tập lịch sử. Để khai thác sơ đồ, biểu đồ có hiệu quả, các em vừa phải quan sát kết hợp với trả lời câu hỏi, làm bài tập lịch sử, tư duy, khái quát rút ra những kết luận về sự kiện, hiện tượng lịch sử. Qua đó, kĩ năng nhận xét, đánh giá, khái quát kiến thức lịch sử của các em sẽ được nâng cao.
39
- Kĩ năng sử dụng tranh ảnh trong sách giáo khoa
Khai thác được kiến thức qua tranh ảnh lịch sử trong SGK cung cấp cho các em hình ảnh về quá khứ một cách cụ thể, sinh động và xác thực. Trong quá trình học tập khi gặp những bài học dùng hình vẽ, tranh ảnh minh họa, các em biết mục đích sử dụng, kết hợp với nội dung kiến thức đã tìm hiểu ở nhà, phân tích nội dung tranh ảnh, trả lời câu hỏi của giáo viên. Đặc biệt khi khai thác kiến thức lịch sử qua chân dung các nhân vật lịch sử, các em không chỉ hiểu, nhớ được sự kiện lịch sử mà còn bồi dưỡng, giáo dục tình cảm, đạo đức tốt đẹp cho bản thân các em.
Kĩ năng tìm ý trả lời câu hỏi, làm bài tập trong sách giáo khoa.
Câu hỏi, bài tập loại tài liệu thường thấy trong tất cả các bài viết của sách giáo khoa, có tác dụng giúp học sinh lĩnh hội, củng cố, đào sâu tri thức tiếp thu được trên lớp, tự kiểm tra, đánh giá hoạt động nhận thức, phát triển năng lực trí tuệ và giáo dục những phẩm chất, nhân cách cho HS.
- Kĩ năng tìm ý trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa
Trong SGK, sau mỗi bài, mỗi mục đều có những câu hỏi. Các câu hỏi này là một hệ thống hoàn chỉnh có mối quan hệ logic chặt chẽ, làm nổi bật nội dung cơ bản của mỗi mục mỗi bài. Trả lời được các câu hỏi đưa ra các em không chỉ nắm vững được kiến thức cơ bản mà còn phát triển khả năng tư duy, độc lập và sáng tạo.
Câu hỏi trong SGK có nhiều dạng: có thể là câu hỏi tái hiện, câu hỏi so sánh, phân tích, tổng hợp, giải thích, để rút ra những dấu hiệu bản chất của đối tượng nghiên cứu hoặc câu hỏi dưới dạng tổng hợp, khái quát hóa nhằm giúp HS xác định được kiến thức cơ bản, trọng tâm. Mục đích chung của các câu hỏi này là hướng dẫn HS khai thác nội dung kiến thức trong SGK, trên cơ sở đó lý giải, phân tích những mối liên hệ giữa các sự kiện lịch sử. Nội dung của kĩ năng này là HS phải biết phân tích câu hỏi để xác định yêu cầu của câu hỏi, biết vận dụng kiến thức trong SGK để giải quyết
40
các vấn đề nêu ra trong câu hỏi và trình bày câu trả lời dưới dạng một vấn đề lịch sử.
- Kĩ năng làm bài tập lịch sử trong sách giáo khoa
Kiến thức trong sách giáo khoa có liên quan chặt chẽ với bài tập lịch sử. Bài tập lịch sử có tính hệ thống, thể hiện mối liên hệ lôgic giữa các sự kiện trong khóa trình lịch sử. Đồng thời nội dung bài tập cũng đa dạng, toàn diện đòi hỏi HS phải hiểu biết các lĩnh vực của đời sống xã hội trong chương trình lịch sử. Bài tập lịch sử phù hợp với trình độ nhận thức, phát huy trí thông minh, sáng tạo có tác dụng giáo dục tư tưởng, phẩm chất, đạo đức của HS. Nghiên cứu giải bài tập lịch sử đòi hỏi HS phải tri giác, phân tích tài liệu. Thông qua việc làm bài tập lịch sử, học sinh không chỉ nắm vững được các kiến thức cơ bản của bài, mà còn bồi dưỡng các kĩ năng học tập cơ bản như: phân tích, so sánh, đối chiểu, tổng hợp,... Có kĩ năng làm bài tập lịch sử trong sách giáo khoa giúp HS tự phấn đấu, phát triển tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình học tập.
Kĩ năng vừa nghe giảng, ghi chép vừa theo dõi sách giáo khoa
Để tiếp thu nội dung bài học có hiệu quả, học sinh phải có sự kết hợp các kĩ năng nghe giảng, ghi chép, và theo dõi SGK. Giáo viên hướng dẫn HS theo dõi bài giảng, so sánh với SGK, dùng thước gạch chân, đánh dấu những sự kiện quan trọng, cơ bản trong SGK, ghi chép vào vở những phần GV bổ sung và nâng cao. Các kĩ năng này cần có sự kết hợp nhuần nhuyễn với nhau. Để làm được điều này đòi hỏi các em phải có sự tập trung trong tiết học, theo dõi SGK để biết tiến trình bài học, nghe giảng để nắm được nội dung bài học, ghi chép để ghi nhớ, lưu giữ lại bài học và mở rộng kiến thức bản thân.
Kĩ năng đối chiếu sách giáo khoa với vở ghi
Vở ghi ở trên lớp và SGK là nguồn kiến thức chủ yếu để HS tự học ở nhà. Học sinh sau khi đọc lại toàn bộ bài viết trong SGK rồi đọc vở ghi là việc làm cần thiết để nắm nội dung bài học, hiểu được những sự kiện,
41
khái niệm, vấn đề lịch sử. Trên cơ sở đối chiếu SGK với vở ghi cố gắng tái hiện lại bài giảng trên lớp của giáo viên và ghi nhớ những kiến thức cơ bản của bài. Đồng thời mở rộng thêm kiến thức mà trên lớp GV không giảng hay giảng lướt, qua đó, làm phong phú nguồn kiến thức lịch sử cho HS.
Kĩ năng tự học và tóm tắt nội dung cơ bản của SGK
Những nội dung cho HS tự đọc SGK là những nội dung ít phức tạp, không cơ bản, dễ hiểu, không đòi hỏi giáo viên phải giải thích hay phân tích nhiều như: diễn biến một cuộc khởi nghĩa, một trận đánh hay tiểu sử một nhân vật mà các em quen biết. Sau khi học sinh đọc xong phần yêu cầu, cần phải kiểm tra khả năng nhận thức, cảm thụ của các em bằng việc yêu cầu các em phải tóm tắt, kể lại nội dung cơ bản của phần vừa đọc.
Như vậy, trên đây chúng tôi đã đưa ra một số kĩ năng cơ bản của HS khi sử dụng kênh chữ trong SGK lịch sử. GV căn cứ vào từng nội dung từng bài học, chương học đưa ra các phương pháp dạy học phù hợp giúp HS khai thác kênh chữ có hiệu quả.
1.1.5. Tiêu chí đánh giá các kĩ năng sử dụng SGK của học sinh trong dạy học lịch sử
Trên cơ sở xác định nội dung những kĩ năng sử dụng SGK cần hình thành và phát triển cho HS như: kĩ năng sử dụng kênh chữ, kênh hình, tìm ý trả lời câu hỏi, làm bài tập trong SGK, đối chiếu SGK với vở ghi, tự đọc SGK rồi tóm tắt nội dung cơ bản của bài,... chúng tôi xây dựng bộ tiêu chí đánh giá kĩ năng sử dụng SGK của HS trong dạy học lịch sử như sau:
Nội dung các kĩ năng Mức độ 1 (HS chưa có kĩ năng) Mức độ 2 (HS đang hình thành kĩ năng) Mức độ 3 (HS đã có kĩ năng hoàn chỉnh)
42 Kĩ năng đọc và phát hiện kiến thức cơ bản - Chưa tìm được đúng, đủ những ý chính của bài. - Sắp xếp các ý còn lộn xộn, chưa tìm ra được mối liên hệ giữa các ý chính đó. - Tìm được đủ, đúng những ý chính của bài. - Đã biết cách sắp xếp và tìm được mối liên hệ giữa các ý chính của bài, nhưng diễn đạt còn dài dòng.
- Xác định đủ, đúng các ý chính của bài viết.
- Sắp xếp logic và chỉ ra được mối liên hệ giữa các ý chính tìm được, diễn đạt ngắn gọn, dễ hiểu. Kĩ năng trình bày kiến thức trong SGK bằng lời - Trình bày chưa đầy đủ, đúng các kiến thức cơ bản của bài. - Diễn đạt còn lộn xộn, phong cách trình bày thiếu tự tin. - Trình bày đầy đủ, đúng các kiến thức cơ bản của bài. - Các ý diễn đạt theo trình tự, ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu, còn dài dòng. - Trình bày đầy đủ, đúng các kiến thức cơ bản của bài. - Ngôn ngữ trình bày khoa học, phong cách tự tin, nội dung trình bày hợp lý. Kĩ năng trình bày kiến thức trong SGK dưới dạng sơ đồ, bảng biểu - Sơ đồ, bảng biểu thể hiện chưa đầy đủ nội dung kiến thức của bài.
- Chưa thể hiện mối liên hệ giữa các nội dung kiến thức của bài. - Chưa đảm bảo
- Sơ đồ, bảng biểu thể hiện đầy đủ nội dung kiến thức của bài. -Thể hiện mối liên hệ giữa các nội dung kiến thức của bài. - Nội dung trình bày logic, hệ
- Sơ đồ, bảng biểu thể hiện đầy đủ nội dung kiến thức của bài.
- Thể hiện mối liên hệ giữa các nội dung kiến thức của bài.
- Nội dung trình bày logic, hệ
43 tính logic, thẩm mỹ thống, thiếu tính thẩm mỹ. thống, thẩm mỹ cao. Kĩ năng phát hiện kiến thức cơ bản qua chữ in nhỏ trong sách giáo khoa - Trình bày lại còn thiếu, chưa đúng nội dung kiến thức. - Chưa tìm được mối liên hệ giữa phần chữ in nhỏ với nội dung kiến thức của bài. - Trình bày lại đúng, đủ nội dung kiến thức - Tìm được mối liên hệ giữa phần chữ nhỏ với nội dung bài học, diễn đạt chưa ngắn gọn, khoa học. - Trình bày đúng, đủ nội dung kiến thức.
- Tìm được mối liên hệ giữa phần chữ nhỏ với nội dung bài học, diễn đạt ngắn gọn, khoa học, dễ hiểu. Kĩ năng sử dụng lược đồ, bản đồ - Chưa giải thích được phần chú thích trên lược đồ, bản đồ. - Trình bày chưa đúng, đủ các sự kiện lịch sử được thể hiện trên bản đồ, lược đồ. - Phong cách thiếu tự tin.