Những biểu hiện của tín ngưỡng cầu mùa ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Tín ngưỡng cầu mùa trong các lễ hội của người Việt ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ (Trang 35)

7. Bố cục của luận văn

1.3. Những biểu hiện của tín ngưỡng cầu mùa ở Việt Nam

Trong xã hội nông nghiệp, nhất là khi khoa học kỹ thuật chưa bảo đảm chắc chắn cho kết quả của quá trình lao động sản xuất, sự tin tưởng vào sự may rủi, phù hộ độ trì của các lực lượng siêu nhiên là cần thiết. Cho nên, niềm tin ấy trở thành tín ngưỡng trong sản xuất nông nghiệp mà ta thường gọi là tín ngưỡng cầu mùa.

Khi tín ngưỡng cầu mùa ra đời, tuy vẫn là sự sùng bái các năng lượng thiêng của sinh thực khí thời nguyên thủy. Nhưng ở các nước nông nghiệp thuần túy như Việt Nam, nền văn hóa nông nghiệp còn mang tính chất hướng nội, quanh quẩn trong vòng tự cấp, tự túc mà chưa có điều kiện phát triển thành một nền triết học như các nước khác như Ấn Độ và Trung Hoa [Đỗ Lai Thúy, 1999, tr. 62]. Hơn nữa, do nền văn hóa nông nghiệp Việt Nam bị đóng

kín trong vòng vây của lũy tre làng, ít tiếp xúc với bên ngoài làm cho tín ngưỡng nông nghiệp Việt Nam mang những đặc trưng riêng mà không nhào lặn thành một tầng văn hóa cổ đại huy hoàng, rực rỡ như họ. Vì thực tế người nông dân nông nghiệp khi chứng kiến một trái cây hoặc một hạt thóc vùi xuống đất có thể sinh ra đến vài trăm lần [Đỗ Laii Thúy, 1999, tr. 61]. Nên, nền văn hóa nông nghiệp Việt Nam không phát triển về tầm cao mà phát triển theo bề rộng, lan tỏa trong đời sống xã hội và cá nhân, trở thành nét đậm trong tâm linh người nông dân Việt Nam. Tâm linh nông nghiệp ấy không tồn tại và phát triển như một ảnh xạ văn hóa - tôn giáo mà quẩn quanh trong thực tế sống động của đời sống văn hóa hàng ngày. Cách nhìn những năng lượng thiêng của người nguyên thủy Việt Nam về sinh thực khí bằng những hình ảnh cụ thể về các bộ phận đó, đôi khi phóng đại đến lạ mắt sự kinh dị về cái nõ nường. Nói nôm na, đó chính là cái lõi của tín ngưỡng cầu mùa ở Việt Nam.

Chúng ta có thể lấy một số ví dụ cụ thể cho cái nhìn nguyên thủy ở Việt Nam đối với các bộ phận năng lượng thiêng này qua truyền thuyết văn hóa dân gian và một số nghệ thuật đắp tượng thời đó còn lưu lại trong các di tích khảo cổ học. Ở đây chúng tôi chọn một số hiện vật sưu tầm được trong các di chỉ khảo cổ học giai đoạn Phùng Nguyên, chính là những di chỉ khảo cổ học còn giữ gìn được một số tư liệu mang tính phồn thực khá điển hình như tượng người đàn ông bằng đá với bộ phận sinh dục khá to. Phùng Nguyên là tên của một trong ba thôn của xã Kinh Kệ (Lâm Thao), trong đó tập trung nhiều di tích còn lưu giữ những hiện vật của cư dân châu thổ Bắc Bộ thuộc vào loại cổ xưa nhất. Những hiện vật đó còn lưu giữ những hình ảnh của tín ngưỡng phồn thực nguyên thủy của những lớp cư dân nguyên thủy nơi này. Đó là những chứng cứ đáng tin cậy cho những biểu hiện sinh động về tín ngưỡng cầu mùa nguyên thủy của lớp cư dân ở đây.

Trong cuốn "Văn hóa Phùng Nguyên" của PGS. Hán Văn Khẩn, một nhà khảo cổ học có uy tín ở Việt Nam và là chuyên gia về Văn hóa Phùng Nguyên, đã nhận xét khá cụ thể và rõ ràng về những biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực mà các hiện vật ở đây còn lưu lại. Ngoài nghệ thuật trang trí, cư dân Phùng Nguyên còn lưu lại cho chúng ta một số tác phẩm tượng tròn, như tượng người đàn ông bằng đá "nephrite" ở Văn Điển, tượng gà, trâu, bò ở xóm Rền, Gò Hội, Đồng Đậu và tượng Rùa ở xóm Rền. Nhìn chung, tượng được thể hiện khá hiện thực, thể hiện khát vọng của cuộc sống, khát vọng sự sinh sôi nảy nở. Ví dụ, bộ phận sinh dục của tượng Văn Điển được tạo đậm nét [Hán Văn Khẩn, 2005, tr. 175].

Bổ sung cho nhận xét của PGS. Hán Văn Khẩn, tác giả Đỗ Lai Thúy (1991) cũng có nhận xét khá cụ thể về những hiện vật khảo cổ học này.

"Trong một số truyền thuyết dân gian, người ta còn thấy sự sùng bái sinh thực khí qua cái nhìn phóng đại các bộ phận này. Đó là chuyện về hai người khổng lồ ông Đùng, bà Đà, là câu ca về bà Nữ Oa và ông Tứ Tượng... về bà Triệu Ẩu vú dài vắt vai... Nhưng "lưu thanh" (ngôn ngữ) về tục thờ cúng này còn lại không nhiều, nhưng "lưu ảnh" của nó thì có thể bắt gặp ở khắp nơi

[Đỗ Lai Thúy, 1999, tr. 68, 69].

Với những nhận xét trên, tuy chỉ mới qua một số hiện vật khảo cổ học, nhưng đã khẳng định rõ ràng sự có mặt của tín ngưỡng phồn thực trong xã hội nông nghiệp Việt Nam thời nguyên thủy, trong đó có địa bàn huyện Lâm Thao (Phú Thọ). Đó cũng là những cơ sở phát triển tín ngưỡng cầu mùa ở châu thổ Bắc Bộ về sau này.

Ngoài phạm vi tín ngưỡng phồn thực nguyên thủy trong địa bàn nghiên cứu, ở Việt Nam còn rất nhiều nơi có thể tìm thấy những biểu hiện của tín ngưỡng này ở dạng nguyên sơ như các Linga - Yoni của Chăm, Cột đá chùa Dạm (Bắc Ninh), cây Cột đá ở Vũ Ninh, Phú Thọ, tương truyền là

cột buộc ngựa của Thánh Gióng (là hình Linga) hay cột đá trên Đền Thượng của Đền Hùng. Cho đến các giếng nước rải rác ở đây như giếng Tiên (Lạng Sơn), giếng Ngọc Đền Hùng v.v... đều là hình tượng Yoni. Có thể nói, hình ảnh Linga - Yoni có mặt tại những địa phương ở nước ta là những ảnh xạ phổ biến của tín ngưỡng phồn thực nguyên thủy, mà ở đây chúng tôi gọi là tín ngưỡng cầu mùa. Tuy giữa tín ngưỡng cầu mùa và tín ngưỡng phồn thực không phải khái niệm đồng nhất về tên gọi, nhưng lại cùng chung một nội dung thờ sinh thực khí, lực lượng tiêng sinh ra muôn loài.

Tục thờ sinh thực khí không chỉ ở các hình tượng trên đây mà còn liên quan đến các hành động tính giao. Sự mô phỏng các hành động này mang ý nghĩa thị phạm ma thuật [Đỗ Lai Thúy, 1999, tr. 70] như bốn khối tượng

nam nữ đang ôm nhau trên nắp thạp đồng Đào Thịnh; nam nữ ôm nhau tình

tự ở bờ bãi những ngày gieo trồng hay tục tắt đèn đuốc trong hội Giã La

(Thanh Oai - Hà Nội); nam nữ chen lấn trong hội Chen làng Ngà (Bắc Ninh); hội Tùng Dí (Gia Lâm - Hà Nội) cho đến lễ tịch điền với luống cày đầu tiên ở Liễu Đôi làm lễ động thổ đường cày rồi rắc thóc xuống lấy tinh khí cho hạt giống, hay tục rước nõ nường ở Làng Bác Đức (Phú Thọ) v.v...

Những trò chơi và hình ảnh quan hệ tính giao trên thực ra là một nguyên lý thiết yếu của con người, vạn vật tìm tới sự giao hòa âm dương, đực cái, Linga và Yoni là cơ quan sinh dục nam nữ (dương vật và âm vật). Cả hai cơ quan này đều tượng trưng cho sinh thực khí nam và nữ. Những vật tượng trưng này thường có hai hình dạng cụ thể, nam thường hình tròn, khối hình trụ và dài, nữ thường hình dẹt, to bản, hình vuông, hình tam giác với những lỗ, rãnh, hốc, khe, kẽ nét... Tất cả các dân tộc trên thế giới đều hình dung khá thống nhất về Linga và Yoni. Mọi người đều ý thức được rằng tục thờ sinh thực khí là cầu mong sự nảy nở, sinh sôi, đơm hoa kết trái cho cây

trồng, vật nuôi và duy trì nòi giống... Đó là nguyên lý của tín ngưỡng cầu mùa nguyên thủy còn lại tâm thức dân gian hiện nay.

Tuy những tư liệu trên chỉ là những ánh xạ của tín ngưỡng phồn thực nguyên thủy còn rơi rớt lại đâu đó trong các làng xã châu thổ Bắc Bộ. Nhưng, qua đó cũng phản ánh một thực tế tín ngưỡng phồn thực nguyên thủy đã từng tồn tại trong nền văn hóa nông nghiệp Việt Nam.

Những hiện tượng đó không chỉ tồn tại trong lễ hội hay trong các hiện vật khảo cổ học mà còn được thể hiện sinh động trong đời sống hàng ngày. Trong các dịp lễ tết, người ta hay chúc nhau con đàn cháu đống. Mỗi khi chọn vợ chọn chồng cho con cháu thường phổ biến thành ngữ lấy vợ xem tông, lấy chồng xem giống hay lấy vợ hãy xem mẹ vợ... Tất cả những quan niệm đó cũng chỉ nhằm cầu mong sự phồn sinh, phồn thực, con đàn cháu đống của tín ngưỡng phồn thực của người nông dân Việt Nam.

Trong thực tế, tín ngưỡng cầu mùa ở Việt Nam còn được thể hiện ở nhiều nghi thức, nghi lễ khác nhau ở châu thổ Bắc Bộ và những nơi khác. Đó là các tục cầu nước (cầu mưa); Tục cầu tạnh; Tục thờ mặt trời; Tục làm lễ xuống đồng; Lễ cày tịch điền; Tục rước Lúa Thần; Tục rước mạ, thờ bó mạ; Tục thờ vỏ lúa, khấn vía lúa, vía gạo; Tục thờ Thần Nông; Lễ cúng cơm mới; Tục cầu mùa ở những làng đánh cá; Tục cầu mùa ở các bản làng săn bắn hái lượm v.v... Những nghi lễ đó có thể được biểu hiện khác nhau, bằng những hình thức, nội dung khác nhau, nhưng tựu chung vẫn là tín ngưỡng cầu mùa.

Tiểu kết chương 1

Tín ngưỡng cầu mùa bắt nguồn từ tín ngưỡng phồn thực, là tín ngưỡng ra đời từ thuở xa xưa khá phổ biến trên thế giới. Theo nghĩa tiếng Hán: sinh = đẻ, thực = nảy nở, khí - công cụ. Đó là những biểu tượng của lực lượng thiêng sinh ra muôn loài, kể cả bản thân con người.

Tùy theo từng thổ ngơi, văn hóa, xã hội... mà tín ngưỡng phồn thực phát triển hay tàn lụi, đâm cành, rẽ nhánh thành những tín ngưỡng khác nhau. Ở Việt Nam và các nơi làm nông nghiệp đã sinh ra tín ngưỡng cầu mùa. Đối với những nơi này, sự cầu mong nhân giống, truyền giống, sinh sôi, nảy nở càng nhiều càng tốt. Nhưng, trong xã hội nguyên thủy, những ước mong đó không phải lúc nào cũng thuận lợi, may mắn mà gặp nhiều rủi ro, trắc trở... Trước thực tế đó, người nguyên thủy đã phải cầu cúng các lực lượng siêu nhiên phù hộ. Trong đó có các lễ nghi và sự thờ cúng gắn với các lĩnh vực âm - dương, đực - cái, nam - nữ là cội nguồn của sự sinh sôi, nảy nở của muôn loài.

Là cư dân nông nghiệp, các dân tộc ở Việt Nam nói chung người Việt ở châu thổ Bắc Bộ nói riêng, từ thời xa xưa đã phát triển tục thờ sinh thực khí với nhiều dạng thức khác nhau mà vùng Phú Thọ là một trong những nơi điển hình. Cuốn Địa chí Vĩnh Phú văn hóa dân gian vùng đất tổ, do Sở Văn hóa và Thông tin Vĩnh Phú phát hành năm 1986 đã cung cấp nhiều tư liệu bổ ích cho luận văn này. Trong đó, đặc biệt là các bài viết của tác giả Nguyễn Khắc Xương đã giúp chúng tôi hiểu biết khá cụ thể và sâu sắc về những biểu hiện của tín ngưỡng cầu mùa trong lễ hội dân gian ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Ở đây gọi những nghi lễ đó là Trò diễn hội làng (Nguyễn Khắc Xương).

Chương 2

NGƯỜI VIỆT Ở HUYỆN LÂM THAO, TỈNH PHÚ THỌ VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI, KINH TẾ, VĂN HÓA,

XÃ HỘI TRUYỀN THỐNG

Một phần của tài liệu Tín ngưỡng cầu mùa trong các lễ hội của người Việt ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)