Tên gọi, vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên và lịch sử tộc người

Một phần của tài liệu Tín ngưỡng cầu mùa trong các lễ hội của người Việt ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ (Trang 41)

7. Bố cục của luận văn

2.1. Tên gọi, vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên và lịch sử tộc người

Ngày 5/5/1903, toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập tỉnh Hưng Hóa, tỉnh lị ở làng Phú Thọ thuộc phủ Lâm Thao. Từ đó, tỉnh Hưng Hóa đổi thành tỉnh Phú Thọ, thuộc phủ Đoan Hùng gồm có 8 huyện, sau đó huyện Sơn Vi đổi thành huyện Lâm Thao.

Quyết định số 178 ngày 5/7/1977 của Hội đồng Bộ trưởng sáp nhập các huyện thành một huyện mới là huyện Phù Ninh nhập với Lâm Thao thành huyện Phong Châu (thực ra, tên gọi Phong Châu có từ thời Đường, khi Ngô Quyền xưng vương năm 939. Ngày đó 3 huyện Thừa Hóa, Gia Ninh và Tân Xương thuộc Phong Châu Thừa Hóa quận, gọi tắt là Phong Châu).

Năm 1997 tỉnh Vĩnh Phú tách thành hai tỉnh là Vĩnh Phúc và Phú Thọ, năm 1999 huyện Lâm Thao được tái lập, xã Cao Mại (Phong Châu cũ) trở thành thị trấn huyện Lâm Thao ngày nay.

Huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ nằm trong tọa độ khoảng 21015' đến 21016' vĩ độ Bắc, 105015' đến 105021' kinh độ Đông, cách Đền Hùng 7km về phía Bắc, cách thành phố Việt Trì 12 km về phía Tây Nam.

Huyện Lâm Thao lọt vào giữa một bên là sông Lô ở phía Đông Bắc, sông Hồng ở phía Tây Nam. Phía Bắc giáp huyện Đoan Hùng, phía Tây Bắc giáp huyện Hạ Hòa, phía Tây giáp huyện Yên Lập, phía Nam giáp huyện Tam Nông đều thuộc tỉnh Phú Thọ, phía Đông giáp ranh với tỉnh Vĩnh Phúc [Nguyễn Mạnh Hách, 2005].

Với vị trí địa lý như thế, có thể nói huyện Lâm Thao nằm trong vùng đất phù sa của hai con sông lớn tạo nên châu thổ Bắc Bộ. Vì vậy, đây là một vùng đất thấp, có độ cao trung bình từ 12 - 13m cách mặt biển, thấp dần từ Bắc xuống phía Nam, từ Đông sang Tây có độ dốc chênh lệch khoảng 300. Phần lớn diện tích huyện Lâm Thao là đất ruộng, trừ một số đồi thấp ở phía Tây và phía Bắc như đồi Bông, đồi Vùng Lẩu, Đồng Nhung, Đồng Trũng.

Nguồn nước tưới tiêu được điều chỉnh bởi hệ thống thủy nông nội đồng hoàn chỉnh của kênh Diên Hồng. Ngoài ra, còn một số đầm, ao, chuôm, mạch nước ngầm cung cấp nước cho cánh đồng này.

Huyện Lâm Thao nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm có nhiệt độ trung bình khoảng 23,20C với số giờ nắng trung bình tháng là 94,16 giờ và có lượng mưa trung bình là 175mm/năm. Với đặc điểm khí hậu như thế rất thích hợp với việc trồng cấy lúa nước. Đặc biệt là vùng lúa nước này lại được phát triển trên cơ sở mầu mỡ của phù sa của hai con sông Lô và sông Hồng hợp lại. Vì vậy, cánh đồng huyện Lâm Thao càng có những điều kiện thuận lợi để trở thành vựa lúa của vùng này từ thời xa xưa. Cách ngày nay khoảng 3.000 năm, nơi có Trò Trám, Tứ Xã (di chỉ khảo cổ học nổi tiếng Gò Mun) đã tìm thấy một hầm thóc mục. Còn Đền Hùng (trước năm 1917, năm đại trùng tu Đền Thượng) vẫn thờ "Hạt lúa thần" tạc bằng đá khổng lồ

[Cố Gs.Trần Quốc Vượng, 2010, tr. 6].

Những cứ liệu đó chứng minh huyện Lâm Thao từ xưa đã có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc canh tác lúa nước và sớm trở thành một trong những trung tâm phát triển lúa nước điển hình của vùng châu thổ Bắc Bộ. Đó là môi trường sinh thái thích ứng và thuận lợi cho việc khởi nguồn tụ cư đông đúc để xây dựng nên những xóm làng trù phú của các nhóm Việt cổ nơi đây.

Căn cứ vào các dấu vết khảo cổ học để lại hiện diện trên mặt đất, đây là nơi hội tụ của hơn 70 làng, trong đó có khoảng 50 làng tập trung ở huyện Lâm Thao, từ thời Hùng Vương [Vũ Kim Biên, 1999, tr. 30]. Đó là các làng:

Phùng Nguyên, Gò Mun, Đồi Dung, Gò Ông Kế, Gò Miếu, Ngỏ Đỗ, Nội Gan, Bản Nguyên, Đồng Đường, Chùa Cao, Thành Dền, Đồng Đậu Con, Gò Chiền, Gò Mã Nguộn, Liêu Minh, Xóm Kiếu, Gò Con Lợn, Gò Mồng, Gò Tro Trên, Gò Tro Dưới, Đồng Xấu, Gò Tôm, Gò Thế, Gò Gai, Gò Con Cá, Gò Thờ, Gò Ghệ, Đồi Hoàng Long, Mả Nứa, Lê Lợi, Đồi Giàm, Làng Cả, Mã Lao, Núi Voi, Gò Vừng, Gò Dền, Xóm Dền, Đôn Nhân, Bình Sơn, Đồng Quế,

Gò Re, Gò Diễn, Bò Bún, Gò Sanh, Gò Ông Tiễn, Gò Ma Lầy, Thọ Sơn,

hơn 20 di tích làng nằm ngoài vòng trung tâm huyện Lâm Thao. Do sự biến đổi của lịch sử, có thể tên gọi của các làng cổ này đã được thay đổi không còn giữ nguyên tên các làng cổ như thuở ban đầu. Ví dụ xã Cao Mại huyện Lâm Thao nay là thị trấn Lâm Thao đã được thành lập từ ba làng cổ khác

như Cao Mại, Sơn Thị, Lâm Nghĩa. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945,

được đổi thành xã Nam Tiến. Từ năm 1977, khi huyện Lâm Thao, Phù Ninh sáp nhập huyện Phong Châu thì xã Nam Tiến lại được đổi thành tên cũ là

Cao Mại, huyện Phong Châu, tỉnh Vĩnh Phú. Năm 1997, với Nghị định số

55/CP của Chính Phủ, xã Cao Mại được gọi là thị trấn Lâm Thao (bao gồm cả một phần dân cư và đất đai xã Chu Hóa dọc quốc lộ 32C). Cũng năm 1997, tỉnh Vĩnh Phú được tách thành hai tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc và năm 1999, huyện Lâm Thao được tái lập, xã Cao Mại lại trở thành thị trấn Lâm Thao, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ như hiện nay.

Nhưng, cho dù tên đất, tên làng có bị thay đổi thì những vùng đất cổ này vẫn giữ nguyên như xưa, vẫn thuộc đất đai huyện Lâm Thao, một trong những trung tâm của châu thổ Bắc Bộ. Có thể nói, đây là nơi phát sinh, phát triển nghề trồng lúa nước lâu đời ở vùng châu thổ Bắc Bộ. Vì thế, khi chọn

vùng đất này làm địa bàn nghiên cứu của luận văn về đề tài Tín ngưỡng cầu mùa của người Việt ở châu thổ Bắc Bộ, chúng tôi đã có cả một hệ thống tư liệu về khảo cổ học, dân tộc học, sử học,... đáng tin cậy làm cơ sở khoa học.

Phùng Nguyên là một trong ba thôn ở xã Kinh Kệ, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Đây là tên di chỉ văn hóa khảo cổ học đầu tiên của hệ thống Đồng Đậu, Gò Mun và Đông Sơn ở châu thổ sông Hồng. Địa điểm khảo cổ học này được phát hiện năm 1959 và thật sự trở thành cái mốc mở đầu cho việc phát hiện ra hàng loạt các di tích để xác lập các nền văn hóa Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun và Đông Sơn... [Hán Văn Khẩn, 2005, tr. 7, 37].

Trong đó, địa bàn cư trú của cư dân Phùng Nguyên đều có điều kiện thuận lợi cho nghề nông trồng lúa nước, điển hình là Xóm Rền, xã Gia Thanh, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ [Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam- VKCH, tập 1- 1969, tập 2- 1970…]. Đây là những lớp cư dân Việt cổ đầu tiên, thậm chí là những cư dân Tiền Phùng Nguyên, bao giờ cũng tọa lạc, dù ở trên sườn đồi gò thuộc vùng trung du hay ở những khu đất cao thuộc đồng bằng sông Hồng, ở cận kề các nguồn nước, như sông suối, đầm hồ và sẵn đất đai canh tác.

Cách ngày naykhoảng 4.000 năm, về cơ bản những điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phép người Phùng Nguyên sống định cư lâu dài và làm lúa nước đã được bảo đảm [Hán Văn Khẩn, 2005, tr. 8].

Đây là địa bàn huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, nơi tạo nên đỉnh cao của tam giác châu Bắc Bộ mà cố Giáo sư Sử học Trần Quốc Vượng gọi là

đỉnh tam giác châu giai đoạn I Việt Trì (4.000 năm) [Hoàng Lương, 2011, tr. 39]. Theo kết quả nghiên cứu địa chất, đồng bằng châu thổ sông Hồng mà đỉnh cao của nó là Việt Trì rất bằng phẳng, rất thấp. Độ cao trung bình tại huyện Lâm Thao cũng chỉ là 12-13m so với mặt biển. Điều kiện địa hình này

rất thuận lợi cho việc gieo trồng lúa nước và trồng trọt các loại cây rau màu khác. Đây là khu vực được bồi đắp đầu tiên khi con sông đã tiếp nhận các phụ lưu lớn là sông Lô và sông Đà, và sau đó mới tách ra các chi lưu là sông Đáy, sông Đuống, sông Luộc [Hán Văn Khẩn, 2005, tr. 38- 39]

Hợp lưu của các con sông này tạo nên đỉnh cao của tam giác châu Bắc Bộ, dân gian thường gọi là Ngã ba Bạch Hạc. Bạch Hạc là tên gọi có xuất xứ từ lâu đời. Sách Lĩnh Nam chích quái chép: "Đất Phong Châu thời thượng cổ có một cây lớn, gọi là chiên đàn cao hơn nhận (một đơn vị đo lường cổ),

cành lá rậm rạp, có chim hạc làm tổ ở trên, cho nên gọi đất ấy là Bạch Hạc. Cây đó sống đã lâu, không biết mấy nghìn năm...". Theo nhận xét của Sarran (kỹ sư địa chất người Pháp) "Ở Việt Trì, quãng sông Lô chảy vào sông Hồng, có hai, ba chỗ sâu tới 30 mét, quanh những chỗ ấy, hằng năm thường đánh được một số cá thờn bơn, giống hệt cá thờn bơn ở biển". Sarran đoán rằng, vào một thời kỳ xa xưa, vùng Việt Trì - Bạch Hạc là biển cả [Địa chí Vĩnh Phú, tr. 92]

Năm 1978, trong bài: "Văn hóa Phùng Nguyên, nhận thức mới và vấn đề", GS.Hà Văn Tấn đã nhắc đến Vịnh Hà Nội mà đỉnh cao về phía Bắc của vịnh này là vùng Ngã ba Bạch Hạc [Hà Văn Tấn, 1978, tr. 14]. Như vậy, nhận xét của Sarran trước đó là có thể tin được. Với vị trí cửa bể như thế, đất Phong Châu xưa kia, huyện Lâm Thao ngày nay quả là một vùng đắc địa

"Sơn chầu thủy tụ", có giá trị chiến lược về nhiều mặt. Trong đó, đất Văn Lang của các Vua Hùng là một minh chứng hùng hồn, là vùng Đất Tổ của người Việt Nam.

Vùng đất này có điều kiện để con người nguyên thủy (trong đó có người Việt cổ Lâm Thao) sinh cơ lập nghiệp. Ở thời nguyên thủy, nếu chỉ dựa vào rừng núi thì con người chỉ có thể sống nhờ săn bắn, hái lượm, dựa vào thiên nhiên. Nếu chỉ có vậy, con người không thể ăn nên làm ra được và

không thể phát triển đông đúc. Nhưng, nếu chỉ dựa vào đồng bằng, thì một khi thiên tai giáng xuống, hạn hán hay hồng thủy dâng lên, mọi nguồn của cải làm được sẽ mất sạch sành sanh, không còn gì để tiếp tục làm ăn, sinh sống. Khi người Việt cổ Lâm Thao chọn ngã ba sông này (sau là đỉnh cao của tam giác châu Bắc Bộ) là một sự lựa chọn khôn ngoan để tụ cư, làm ăn, sinh sống và phát triển. Vì ở đây là vùng đất có sự kết hợp giữa rừng núi và đồng bằng thành một thế chân vạc vững chắc, phòng khi gặp khó khăn do thiên tai gây ra thì rút lên rừng núi mà làm ăn, sinh sống. Còn khi mưa thuận gió hòa thì tỏa xuống đồng bằng mà khai khẩn, mở mang như Tản Viên Sơn Thánh (Sơn Tinh) đã làm trước đó hàng ngàn năm.

Do đó, tuy là vùng trung du, bán sơn địa, nhưng bao quanh các chân đồi gò thường lại là các cánh đồng bằng phẳng, nhất là vùng hẹp bên sông thao phía Nam huyện Phong Châu và cả phần đất huyện Tam Thanh dọc sông Đà. Những cánh đồng đó là những vựa lúa của tỉnh Phú Thọ nói chung, huyện Lâm Thao nói riêng. Mạn nằm phía trên đường quốc lộ số 2 là vùng phù sa cổ, đất pha cát thích hợp với cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, các loại đậu, đỗ tương, thầu dầu... Còn mạn dưới quốc lộ này là vùng phù sa mới, giàu chất dinh dưỡng cho cây trồng, đặc biệt là "quê hương" của những vụ lúa đạt năm, bảy tấn một ha và bạt ngàn ngô, khoai, mía, chuối, trong đó có loại lúa tẻ tám thơm, lúa nếp cái hoa vàng là những đặc sản quý hiếm của châu thổ Bắc Bộ.

Ngoài ra, đây không chỉ là các bãi phù sa sông Đà, sông Thao, sông Hồng bồi đắp màu mỡ mà còn có nhiều thủy sản tôm, cá như cá trắm đầm rừng, cá mè, cá chép, tôm tép đầm vạc... lợn ỷ pha Yên Đồng. Có thể nói, Phong Châu xưa, Lâm Thao ngày này là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi, tạo nên nguồn lương thực, thực phẩm phong phú, dồi dào, làm nên cơ sở kinh tế cho nơi tụ cư lý tưởng của người nông dân Phú Thọ nói chung, người Việt ở huyện Lâm Thao nói riêng.

Theo ý kiến của các nhà khảo cổ học ở nước ta, địa vực cư trú của cư dân Phùng Nguyên xưa kia (có thể gọi là lớp cư dân Việt cổ đầu tiên), nay thuộc địa giới hành chính của các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Hà Nội và Bắc Ninh. Các tỉnh này có diện tích 7.567,34 km2 và 7.742.900 người đang sinh sống [Hán Văn Khẩn, 2005, tr. 38- 39]. Cách đây 4000 năm, đấy là địa bàn sinh tụ của những cư dân Việt cổ, nơi này có nhiệt độ trung bình năm từ 210C - 230C, có lượng mưa từ 1.500mm - 2000mm/năm khá thuận lợi cho sự sinh sôi nảy nở của động và thực vật và thích hợp với đời sống bình thường của con người nơi đây.

Đây là điều kiện tự nhiên thuận lợi bảo đảm chắc chắn cho những lớp cư dân Phùng Nguyên an cư lập nghiệp trên một không gian rộng lớn từ miền Trung du đến đồng bằng Bắc Bộ mà điểm trung tâm của nó là huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Như đã trình bày ở phần trên, cho dù các lớp cư dân Phùng Nguyên hay những người Việt cổ và bản thân người Việt hiện nay đang sinh sống ở huyện Lâm Thao là ai,bắt nguồn từ đâu, thì một điều rõ ràng là họ đều thuộc những cư dân Việt cổ có mặt ở đây từ thời cổ đại, ít ra là cư dân thời các Vua Hùng. Với bề dày lịch sử như thế, người Việt ở đây chính là những lớp cư dân tạo dựng, khai sơn phá thạch vùng đất này. Họ chính là những cư dân gieo trồng lúa nước đầu tiên trên vùng châu thổ Bắc Bộ, trước hết là châu thổ ba con sông Thao, sông Lô và sông Đà. Đó là lưu vực đỉnh của tam giác châu Bắc Bộ mà huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ có vinh dự "trời cho" làm chủ đầu tiên của vùng đất này.

Với sự ưu đãi của tự nhiên như thế, người Việt ở huyện Lâm Thao cho dù họ được sinh ra, hình thành như thế nào thì trước sau họ vẫn là những cư dân chủ thể của vùng đất đắc địa này. Theo những tài liệu khảo cổ học và dân tộc học... cách ngày này khoảng một vạn năm, Lâm Thao đã có người Việt cổ sinh sống. Chỉ riêng những địa danh xung quanh thi trấn đã tìm thấy

dấu vết người nguyên thủy sinh sống như rừng Sân Sơn Thị thuộc thời kỳ đá cũ, di chỉ Phùng Nguyên - Kinh Kệ thuộc hậu kỳ đá mới, di chỉ Gò Mun - Tứ

Xã, Gò Da - Thanh Đình tiêu biểu cho nền văn hóa thời Đông Sơn các Vua

Hùng dựng nước. Lúc đầu, dân cư vùng này còn thưa thớt, rải rác ở ven sông, suối, ven đồi... bằng cách săn bắn, hái lượm và trồng một số ruộng lúa nước. Về sau, nhất là từ khi Vua Hùng phong tặng vùng đất này cho hoàng thân, quốc thích thì dân số mới ngày một đông đúc hơn. Đến trước cách mạng tháng Tám, năm 1945, bốn làng Đông Chấn, Bình Chính, Lôi Thôn, Lan Thôn là những làng có đông dân nhất. Trong đó, Đông Chấn là làng tập trung đông đúc và được chọn làm trung tâm của huyện lỵ Lâm Thao. Sau hòa bình năm 1954, đất Cao Mại ngày càng tăng dân số do cán bộ, công nhân viên Nhà nước của huyện ngày càng đông đúc. Đặc biệt là từ năm 1959, khi nhà máy Supe phốt phát được xây dựng, xã Nam Tiến càng đông vui hơn [Nguyễn Mạnh Hách, 2005, tr. 17].

Theo tài liệu điều tra dân số miền Bắc tháng 3 - 1960, xã Nam Tiến có 713 hộ với 3.467 người, trong đó phụ nữ có tới 1.828 người, không kể hàng ngàn cán bộ, công nhân viên, chuyên gia trong nước và nước ngoài đến xây dựng nhà máy Supe phốt phát, đứa con đầu lòng của ngành hóa chất Việt Nam.

Đến năm 2000, dân số của riêng thị trấn Lâm Thao có 7.286 người (nữ có 3.963 người), lao động nông nghiệp có 5.229 người, công nhân viên chức Nhà nước có 1.200 người, lao động thủ công và dịch vụ có 857 người. Mật

Một phần của tài liệu Tín ngưỡng cầu mùa trong các lễ hội của người Việt ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)