Tín ngưỡng cầu mùa và sự phát triển của nó

Một phần của tài liệu Tín ngưỡng cầu mùa trong các lễ hội của người Việt ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ (Trang 30)

7. Bố cục của luận văn

1.2. Tín ngưỡng cầu mùa và sự phát triển của nó

Tín ngưỡng phồn thực là hiện tượng tôn giáo phổ biến trên thế giới từ xa xưa, có lẽ ra đời từ cuộc cách mạng Đá mới.

Vậy, phồn thực là gì? thuật ngữ này bắt nguồn từ tiếng Hán của tục thờ sinh, thực, khí (sinh = đẻ, thực = nảy nở, khí = công cụ). Đó là những

biểu tượng của năng lượng thiêng sinh ra muôn loài. Cho nên, qua nhiều thuyết dân gian, con người thường có cái nhìn phóng đại, sùng bái các năng lượng thiêng này. Đối với cư dân nông nghiệp như nước ta, sự tôn thờ đó càng quan trọng hơn.

Trong tư duy nguyên thủy, con người và cuộc sống thực tế của con người là trung tâm của muôn loài, mọi hành vi của con người đều có thể truyền dẫn, ảnh hưởng đến mọi sự vật, hiện tượng xung quanh. Nói nôm na là, những sự vật hiện tượng đó đều có thể bắt chước con người. Nhu cầu cốt yếu của con người là duy trì sự tồn tại và duy trì nòi giống. Lòng mong ước duy trì nòi giống và nhân giống nhanh vật nuôi cây trồng để nuôi sống con người đã trở thành tín ngưỡng quan trọng từ đầu. Đó là tín ngưỡng cầu mùa.

Trong xã hội nguyên thủy, con người kiếm ăn bằng cách săn bắt rồi săn bắn hái lượm bằng những công cụ thô sơ như gậy gộc, mảnh tước vỡ tự nhiên từ đá cuội, mà ngành khảo cổ học gọi là những trốp pơ. Đây là một trong những điều kiện tiên quyết làm cho con người thực sự thoát khỏi đời sống động vật [Lê Sĩ Giáo- CB, 2001, tr. 170]. Cùng với sự phát triển dần dần của mình, con người đã biết chế tạo ra công cụ sản xuất thích hợp với trình độ sản xuất của mình. Từ những mảnh tước thô sơ, con người đã biết đến ghè, đẽo rồi mài một bên lưỡi, hai bên lưỡi làm cho công cụ Đồ Đá Mới

ra đời, tạo nên cuộc cách mạng Đá mới, đánh dấu một bước quan trọng trong sự nghiệp phát triển của xã hội loài người - ngành sản xuất nông nghiệp ra đời

Đến đây, lòng mong ước nhân nhanh những vật nuôi, cây trồng và kể cả bản thân con người, với tư cách là lực lượng lao động, cơ sở của tín ngưỡng đã ra đời. Điều đó không thể ra đời sớm hơn từ thời đá cũ và đá giữa. Nghĩa là chỉ đến khi con người biết trồng trọt và chăn nuôi thì loài người mới có những nhận thức về truyền giống nhân giống, làm linh thiêng hóa những cơ quan sinh sản với mong ước phồn sinh phồn thực. Bởi

vậy, nỗi cầu mong phồn sinh phồn thực đã trở thành tín ngưỡng (niềm tin)

vào sự sùng bái các bộ phận âm dương vật, hạt nhân của tín ngưỡng phồn thực. Nói khác đi, sư sùng bái sinh thực khí là hạt nhân của tín ngưỡng phồn thực [Đỗ Lai Thúy, 1999, tr. 59- 61]. Thờ cúng sinh, thực, khí, chính là sùng bái các nguồn thiêng này, truyền sức mạnh cho nguồn thiêng đó linh thiêng hơn để đạt được ước mong phồn sinh phồn thực của bản thân con người cũng như vật nuôi, cây trồng của họ. Trong thực tế, bản thân con người cũng là lực lượng tái sản xuất ra lực lượng sản xuất, là kẻ làm ra cái ăn để duy trì con người. Cho nên, cầu viện cái thiêng để mang đến sự sinh sôi nảy nở cho bản thân con người con đàn cháu đống cũng mang ý nghĩa phồn thực.

Từ nguyên lý phổ biến, có mặt ở khắp mọi nơi thời nguyên thủy như thế, “tín ngưỡng phồn thực về sau phát triển hoặc tàn lụi, hoặc đâm cành rẽ nhánh khác nhau, tùy theo từng thổ ngơi văn hóa - xã hội. Theo ý kiến của nhiều nhà nhân học văn hóa, tín ngưỡng phồn thực thường phát triển mạnh mẽ hơn trong các nền văn minh nông nghiệp... Sau này sự phát triển của tín ngưỡng phồn thực còn phụ thuộc ở việc ra đời của các tôn giáo lớn và các giáo lý của chúng” [Đỗ Lai Thúy, 1999, tr. 59- 61]. Đến đây, đã có thể thấy rằng, tuy tín ngưỡng phồn thực là một hiện tượng tôn giáo phổ biến của nhân loại từ thời xa xưa, nhưng trên đường phát triển của nó không đồng đều ở các nơi, nhất là khi xã hội nguyên thủy biết đến nghề trồng trọt và chăn nuôi. Sự xuất hiện của nông nghiệp đã làm cho xã hội loài người bước sang một thời kỳ mới, thời kỳ nhân giống truyền giống của văn minh nông nghiệp. Tín ngưỡng cầu mùa ra đời và phát triển phục vụ đắc lực cho mục đích đó.

Đó là sự ra đời của Phật Giáo ở Ấn Độ rồi lan rộng ở các nước, nhất là vùng châu Á, tiếp đó là Kitô giáo xuất hiện ở Châu Âu (tuy tín ngưỡng thờ thần vẫn còn tồn tại ở một số nơi như Hy Lạp, La Mã...). Cho đến khi đạo Thiên Chúa lên chiếm ngôi độc tôn, tín ngưỡng phồn thực bị xòa dần. Đến

đây, tôn giáo nhất thần đã chi phối loài người, hầu như chỉ cho phép con người tin vào đấng tối cao duy nhất (Phật tổ ở Ấn Độ và các nước theo Phật giáo, Chúa Trời và Chúa con là Giê Su và đến thế kỷ thứ VII, khi Hồi giáo ra đời thì chỉ thờ thánh A La và Mô Ha Mét...). Lúc này, tôn giáo nhất thần cấm mọi người thờ bất kỳ một ngẫu tượng nào. Cho nên, sau này ở các nước trên (nhất là các nước theo Kitô giáo và Hồi giáo) hầu như không còn tìm thấy vết tích tín ngưỡng phồn thực; có chăng chỉ còn những ảnh xạ trong các lễ hội dân gian.

Ở Châu Á, nhất là trong các nước nông nghiệp phát triển, tín ngưỡng phồn thực còn được lưu giữ và phát triển theo các hướng khác nhau, ở những mức độ đậm, nhạt khác nhau. Ví dụ, trên đất Ấn Độ, với sự phát triển của Ấn Độ giáo, từ sự đề cao sự phát triển nòi giống đã trở thành vũ trụ luận như thần Shiva, vị thần sáng tạo của Ấn Độ giáo mà đại diện là biểu tượng của dương vật Linga, biểu tượng của cột vũ trụ và là biểu tượng của sự sinh thành mãi mãi của vòng tròn sinh tử (sinh, lão, bệnh, tử) mà Đạo Phật đề cao. Người Ấn Độ sùng bài thần sáng tạo Shiva còn để cầu sự sinh sôi, may mắn và hạnh phúc cũng như sự bằng an trong xã hội đầy thăng trầm, khó khăn, đói khổ do chiến tranh, sự phân biệt đẳng cấp khắc nghiệt. Thực trạng đó đã phản ánh trong sự xuất hiện của Đạo Phật, khiến Hoàng tử Tất Đạt Đa,

con trai vua nước Tịnh Phạn bỏ cả Hoàng cung đi tìm cách cứu nhân độ thế. Sau này, tư tưởng của Phật giáo đã lan rộng ra nhiều nước xung quanh, nhất là các nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ như Nêpan,

Chăm Pa, Thái Lan, Lào, một phần Việt Nam... Tư tưởng Phật giáo ở các

nước này không còn giữ nguyên thời sơ khai của nó là tông phái Đại thừa

(Mahayana) (nghĩa là cỗ xe lớn, chở được nhiều người) mà theo tông phái

Tiểu thừa (Hinayama) (nghĩa là cỗ xe nhỏ, ngụ ý chỉ chở được một người). Phật giáo Đại thừa phát triển lên phía Bắc, phổ biến ở Trung Hoa, Nhật Bản,

Triều Tiên thường gọi là Bắc Tông; còn lại là tông phái Tiểu thừa mở rộng xuống phía Nam, gọi là Nam tông.

Vì thế, tín ngưỡng phồn thực nguyên thủy ở các nước phía Nam còn được bảo tồn sâu đậm và phổ biến hơn ở các nước theo Bắc Tông, như Trung Hoa, Nhật Bản... ở các nước này điển hình là Trung Hoa tín ngưỡng phồn thực đã phát triển lên thành triết học và văn hóa tính dục. Nghĩa là từ hạt nhân phồn thực, tín ngưỡng này đã được phát triển, nâng cao thành triết học và văn hóa mà không còn giữ nguyên triết lý âm dương, đực cái như thời sơ khai. Điều đó cũng giống như ở phương Tây khi tín ngưỡng phồn thực hội ngộ với tôn giáo độc thần đã trở thành công cụ của các tôn giáo đó. Ví dụ, các nước theo Kitô giáo với tính chất hướng thiêng tức lấy cái thực phục vụ

cái thiêng của nó, đã để cho tình dục núp dưới các hình thái tình yêu - tình yêu thiên chúa. Điều đó đã giúp nghệ thuật tình dục ở Châu Âu và các nước Kitô giáo phát triển mạnh khi đã xóa bỏ tín ngưỡng phồn thực nguyên thủy. Tuy hạt nhân sinh thực khí ở giai đoạn này của tín ngưỡng phồn thực đã trở thành triết lý triết học và văn hóa tính dục như ở Trung Hoa, nhưng về cơ bản những hạt nhân đó vẫn mang ý nghĩa sinh sôi, nảy nở. Đặc biệt sự giao hòa âm dương là nguyên lý tạo ra sự biến hóa, đổi thay của vạn vật, kể cả mỗi kiếp người, chữa bách bệnh và kéo dài tuổi thọ (trường sinh bất lão).

Tóm lại, các nước văn minh lớn như Trung Hoa và Ấn Độ, tín ngưỡng phồn thực một khi đã đi vào các tôn giáo lớn đã phát triển thành vũ trụ luận

hoặc trở thành một nền văn hóa tính dục của một tầng lớp thị dân đông đúc hay một tầng lớp quý tộc giàu có cha truyền con nối. Điều đó đã tạo ra sự khác nhau trong quá trình phát triển của tín ngưỡng phồn thực ở các nước, các thời kỳ lịch sử và các chế độ chính trị - xã hội khác nhau với các tôn giáo khác nhau. Sự khác nhau đó rõ ràng hơn, đặc biệt hơn giữa các nước Châu Âu công nghiệp, các nền văn minh lớn như Ấn Độ, Trung Hoa và các nước

nông nghiệp thuần túy như nước ta và một số nước anh em ở vùng Nam Á, nhất là Đông Nam Á.

Có thể nói, tín ngưỡng phồn thực và tín ngưỡng cầu mùa tuy chia làm hai khái niệm, nhưng lại có chung một nguồn gốc là sùng bái sinh thực khí, nguồn năng lượng thiêng sinh ra muôn loài. Nhưng, do điều hiện môi trường sinh thái, điều kiện kinh tế - xã hội và lịch sử khác nhau, đặc biệt là sự ra đời của các tôn giáo lớn khác nhau mà sự thờ cúng các năng lượng thiêng đó mỗi nơi mỗi khác, nên có các khái niệm khác nhau.

Đối với các nước châu Âu Kitô giáo và các nền văn minh lớn như Ấn Độ, Trung Hoa... thì tính chất phồn thực đã trở thành vũ trụ luận hoặc những triết lý của một nền văn hóa đặc thù tính dục. Còn các nước nông nghiệp thuần túy như Việt Nam thì tín ngưỡng phồn thực lại phát triển theo ý nghĩa cầu mùa đậm đà sắc thái dân gian nguyên thủy. Vì vậy, tôi đã chọn tín ngưỡng cầu mùa làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình, phù hợp hơn với thực tiễn Việt Nam.

Một phần của tài liệu Tín ngưỡng cầu mùa trong các lễ hội của người Việt ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)