Tục hú tùng dí

Một phần của tài liệu Tín ngưỡng cầu mùa trong các lễ hội của người Việt ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ (Trang 73)

7. Bố cục của luận văn

3.1.2.Tục hú tùng dí

Đây là trò múa phong tục - nghi lễ do hai thôn Vi Cương và Triệu Phú, xã Hy Cương (Phong Châu) cử hành chung vào tối mồng 6 tháng Giêng. Mỗi thôn cử 3 chàng trai ra biểu diễn. Mỗi người cầm một đòn gánh sơn son thếp vàng, ở hai đầu buộc hai túm lúa con và hai nắm xôi gói lá dong tươi. Họ đều mặc áo nỉ đỏ bên trong áo the phủ ngoài, chít khăn lượt, thắt lưng xanh đỏ, chạy quanh sân đình ba vòng, vừa chạy vùa lúc hú tùng dí 3 lần, dân làng đứng xem cũng hú theo. Hú xong, các chàng trai tung lúa và xôi vào đám đông để họ tranh nhau lấy khước cầu may.

3.1.3. Lễ nghi cầu mùa trong việc trồng trọt và mưu sinh

Là cư dân nông nghiệp làm lúa nước, người Việt ở huyện Lâm Thao lấy yếu tố nước làm cơ sở để kiếm ăn sinh sống. Hơn nữa, người Việt ở đây lại lọt vào giữa hai con sông Lô và sông Thao, không chỉ cung cấp phù sa mầu mỡ cho cánh đồng nơi đây tươi tốt mà còn là nguồn cung cấp thủy sản vô tận cho cư dân nơi này. Vì vậy, nếu lúa gạo của các cánh đồng ruộng nước cung cấp lương thực thì sông nước nơi đây là nguồn cung cấp thực phẩm dồi dào cho đời sống người Việt ở Lâm Thao, Phú Thọ. Hai nguồn lương thực, thực phẩm đó không chỉ là nguồn sống chính về mặt vật chất mà còn là cơ sở hình thành những sinh hoạt xã hội và văn hóa tinh thần của người Việt nơi đây.

Trong đó, tục hát Xoan, còn được gọi là hát Lãi Lèn, phản ánh thực tế lao động sản xuất và tục lệ từ ngàn xưa truyền lại. Theo lời kể của các cụ làng Phù Đức, xã Kim Đức (Phong Châu), tục hát Xoan bắt nguồn từ câu chuyện, ngày xưa có ba anh em Vua Hùng đi tìm đất lập nghiệp, khi đi qua làng Phù Đức vào buổi trưa họ nghỉ lại trong khu rừng cạnh làng. Từ khu rừng đó, khi nhìn ra một bãi cỏ thấy đám trẻ chăn trâu đua nhau đùa nghịch và diễn nhiều trò vui. Thấy vậy Đức Thánh Ca liền bảo những người đi theo đem những bài hát dân ca dạy cho lũ trẻ bài hát Xoan.

Sau đó, hằng năm cứ vào ngày 30 tháng Chạp, dân làng phải làm

"bánh nẳng" (loại bánh làm từ bột nếp hòa với nước tro than cây gai, gói vào lá chít, hoặc lá dong). Đây là loại bánh mà ba anh em Vua Hùng mang theo ăn đường khi đi tìm đất. Lễ vật còn có thịt bò (thay thịt trâu của lũ trẻ chăn trâu khi xưa), rồi bày lên miếu Lãi Lèn dựng tại khu rừng mà ba anh em Vua Hùng nghỉ chân. Sau khi chủ tế cúng tại miếu "Lãi Lèn" xong, dân làng tổ chức múa hát, trong đó có điệu dân ca Xoan, còn được gọi là hát "Lãi Lèn". Truyền thuyết này không chỉ có ở thôn Phù Đức mà khá phổ biến ở các thôn xã khác ở Phong Châu như thôn Kim Đơi, thôn Thét, xã Kim Đức và thôn An Thái, xã Phượng Lâu (ngoại thành Việt Trì).

Hát Xoan (Hát Xuân) là sản phẩm văn hóa tinh thần độc đáo của Phú Thọ, bắt nguồn từ các thôn, xã của huyện Phong Châu, nay là huyện Lâm Thao. Hát Xoan chỉ hát vào một thời gian (một mùa) nhất định, là hát vào

mùa Xuân, mùa mưa đầu xuân, mùa của làm ăn của cư dân nông nghiệp lúa nước.

Ngày mồng một tháng Giêng hàng năm, các họ hát ở đình An Thái (Việt Trì) rồi tới Kim Đơi, Phù Đức và thôn Thét. Từ ngày mồng 5 tết trở đi

đến ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch, trước ngày giỗ tổ Hùng Vương, có năm cả bốn họ cùng hát ở Hội Đền Hùng.

Ngày mồng 5 tháng Giêng hát ở cửa đình Tử Đà, An Đạo, Tiên Du, Phù Ninh, Cẩm Đội thuộc huyện Phong Châu.

Ngày mồng 6 đến mồng 10 Tết hát ở cửa đình Cao Mại, Nha Môn, Dữu Lâu, Nông Trang (Phong Châu). Ngày mồng 9 tháng Giêng, con gái làng Phù Đức (Phong Châu) và con trai các làng sở tại hát đối đáp theo một tập tục rất cổ. Sau ba tiếng hát mừng là trò "cài hoa bắt cá". Trai gái đứng xen kẽ cầm tay nhau thành một vòng tròn vây quanh một chàng trai làng sở tại. Người con trai này có quyền chọn một trong số các cô gái làng Phù Đức ra trước bàn thờ để cùng hát mừng thần làng sở tại.

Từ ngày 12 đến ngày 15 tháng Giêng, hát ở cửa đình Y Kỳ, Hữu Bổ (Phong Châu), Tây Cốc (Đoan Hùng).

Trong tháng hai âm lịch, hát ở cửa đình Đức Bác (Lập Thạch), Hương Nộn (Tam Thanh) và Thanh Đinh (Phong Châu). Điểm hát cuối cùng là cửa đình xã Từ Du (Lập Thạch).

Nếu xét theo đơn vị hành chính trước cách mạng tháng Tám, năm 1945, thì hát Xoan đã hát ở 21 đình, miếu của 17 xã trong các huyện Lâm Thao (Phong Châu), Phù Ninh, Tam Nông, Đoan Hùng, Vĩnh Tường, Lập Thạch, trên địa bàn của ba tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang, Vĩnh Yên. Vì thế ngày xưa hát Xoan còn được gọi là hát cửa đình (khúc môn đình).

Ở đây, có một điều chú ý là, ngày mồng 9 tháng Giêng tại đình làng Phù Đức (Phong Châu), con gái làng Phù Đức là người chủ trì tục hát này. Sau ba tiếng hát chào mừng là trò "cài hoa bắt cá", trai gái cầm tay nhau thành vòng tròn quây lấy một chàng trai làng sở tại, chàng trai này có quyền chọn lấy một cô gái làng Phù Đức cùng ra trình trước bàn thờ đình làng. Sau

đó, họ trở về chỗ cũ, và trò diễn bắt đầu cùng những điệu hát Xoan cầm nhịp cho điệu múa cài hoa bắt cá. Theo tập tục cổ xưa, chàng trai đóng vai cá trong vòng vây của các nàng hoa làng Phù Đức sẽ nhảy múa lung tung trong vòng vây của các cô gái đang cầm tay nhau làm lưới quây lấy chàng cá. Thỉnh thoảng chàng cá giả vờ ngã vào vòng tay các cô gái "lưới", mọi người có dịp reo hò vui vẻ.

Cuối cùng, các nàng lưới xúm lại bắt được chàng cá và đưa chàng cá

lên trình trước bàn thờ trong đình làng để dâng tế cho thành hoàng làng. Rõ ràng, qua trò diễn này đã thể hiện nghi lễ cầu mùa, nhưng là cầu cho việc đánh bắt cá của dân làng. Trong nghi lễ này vẫn thể hiện rõ tục cầu sinh thực khí, sự kết hợp giữa nam (chàng cá) và nữ vòng vây làm lưới của các cô gái làng Phù Đức. Kết quả là các cô lưới đã túm được chàng cá dâng lên tế thần thành hoàng làng để cầu mong việc đánh bắt cá của dân làng trong năm sẽ may mắn, tốt đẹp và được nhiều cá dưới sự phù hộ của thành hoàng làng.

Đào Xoan đều là những cô gái tân, xinh đẹp, hát hay, múa giỏi, tuổi từ mười lăm đến hai mươi. Khi đã có chồng thường không theo phường hát nữa. Hằng năm, phường Xoan thường tập luyện các bài bản đã có sẵn từ tháng Chạp tại nhà ông trùm. Ăn tết xong, phường Xoan thường hát ở đình làng mình trước, sang xuân mới bắt đầu cuộc hành trình ca hát ở các đình làng bạn.

Hát Xoan phải theo trình tự nhất định: đầu tiên là hát chúc tụng, cầu khấn cho dân làng mọi sự tốt đẹp, rồi mới trình diễn đúng nghi thức của mình trước cửa đình. Đây là phần lễ có tính chất bắt buộc. Sau đó là các cô gái trẻ mang theo trống nhỏ ra trình giáo đầu, vừa hát vừa làm các động tác trò diễn, có sự phụ họa của phường ở phía sau.

Một số hiện tượng đáng chú ý trong hát Xoan là phần lớn những bài hát đều mang tính chất giao duyên, nam nữ đối đáp. Ví dụ, hát "xin hoa đố

chữ" là một cảnh hát đối đáp giữa trai làng sở tại với các cô đào Xoan Phù Đức, hát đúm cũng là một cảnh đối đáp giữa nam nữ giữa đào Xoan và các trai làng sở tại. Đây là cảnh hát rất hấp dẫn và say mê nhất trong hát Xoan, nên người ta thường gọi phường Xoan là phường Đúm. Đến đây, các làn điệu không còn nghiêm túc của lễ nghi mà đã mang tính chất chữ tình, giao duyên thuần túy. Đặc biệt là, vừa hát vừa tung quả đúm cho nhau. Trai làng hát:

Đào ơi, đào dịch lại đây, đào dịch lại đây, Anh cầm quả đúm trao tay cho đào...

Quả đúm là một chiếc khăn tay có thêu "cành hồng con bướm" bọc lấy một miếng trầu và đôi ba đồng tiền. Đào đón lấy quả đúm và đưa mắt lướt khắp lượt đám trai làng, rồi cất tiếng hát đáp lại.

Phải đôi phải lứa thì se

Đúm tìm cho tới áo the đúm vào Đúm vào người hỏi làm sao? Em là quả đúm, em vào kết duyên.

Dứt lời hát, cô đào ném quả đúm vào lòng một chàng trai nào đó mà nàng thích. Chàng trai nhận quả đúm mở bọc ra lấy miếng trầu ăn, rồi gói một miếng trầu khác, có khi kèm theo đồng tiền thưởng. Sau đó có thể trao quả đúm đó cho một chàng trai khác, hoặc đứng ra hát đáp lại và ném quả đúm lại cho cô đào đó. Cứ như thế, hết đôi này đến đôi khác, cảnh hát đúm diễn ra vui vẻ, sôi nổi suốt đêm hát.

Hát giã cá (hoặc mó cá) được coi là tiết mục kết thúc của trò hát Xoan này. Ở làng Cao Mại (Lâm Thao), "cá" lại là các cô đào Xoan, các trai làng sẽ vây thành vòng "lưới", cầm tay nhau múa đong đưa, dập dềnh hình sóng nước. Hát xong, các cô "cá" chạy tán loạn húc vào lưới rồi bỏ chạy, các trai

hoàng làng. Sau khi chủ tế tế thành hoàng xong, các nàng cá mới được nhắc ra khỏi bàn thờ, trở lại thành các cô đào Xoan. Ở làng Đức Bác, "cá" lại do các chàng trai làng sở tại đóng.

Như vậy, dù ở đâu, các chàng cá hay nàng cá sau khi bị túm đều được dâng lên bệ thờ thành hoàng làng. Cho nên, có thể nói cảnh giã cá hoặc mó cá là trò tiêu biểu nhất của các phường Xoan của huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Qua đây đã thể hiện rõ ràng nghi lễ cầu mùa trong việc đánh bắt cá, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

một công việc phổ biến thường nhật của người Việt ở Lâm Thao.

Ông Nguyễn Đình Thân, 81 tuổi, xã Hùng Sơn, Lâm Thao khi được

hỏi về tục Hát Xoan đã nhấn mạnh rằng: Vì dân huyện Lâm Thao sinh sống giữa vùng sông nước, việc đánh bắt cá là nguồn sống thứ hai sau việc trồng cấy lúa. Cho nên, nội dung Hát Xoan, nhất là làng Cao Mại (thị trấn Lâm Thao ngày nay) thường diễn trò giã cá hay mó cá. Thực ra là nhằm làm sao bắt được nhiều cá hơn phục vụ cho bữa ăn hằng ngày. Lâu dần trò diễn này thành phong tục truyền thống của Hát Xoan. Thực ra, ở Lâm Thao mùa này là mùa cá đẻ rất dễ bắt, cư dân nơi đây đã lợi dụng điều đó của tự nhiên để bắt được nhiều cá hơn.

Trò diễn này cũng "lồng" hiện tượng giao duyên nam nữ vào cầu mong sự giao hòa âm dương, vừa vui vẻ, trẻ trung vừa cầu may. Bắt được cá to dâng cúng thành hoàng để thành hoàng giáng phúc cho dân làng tốt con người, tươi con của.

Các đào Xoan làm lưới vẫn hát đệm "Vông vông tầm vông, tập tầm vông". Cho dù các nàng hay các chàng cá bị mắc lưới mà bị túm được đều đưa lên nộp cho Thành Hoàng, để cầu mong "tốt con người, tươi con của", cả làng bình yên.

May ra bắt được cá măng

Theo tục lệ cổ truyền, khi các vai diễn múa đến lúc các nàng cá hay chàng cá lao ra mắc vào lưới, mọi người đứng xem ở dưới sân khấu cũng được tự do "bắt cá" lẫn nhau. Nếu, trước cảnh đó có ai ghen, kể cả các đào hát đến các kép Xoan đều sẽ bị thần quở trách. Theo các cụ già cho biết, nếu có hát Xoan mà không làm trò "bắt cá" thì năm đó cả làng sẽ mất mùa (cả con người lẫn con của)...

Ngoài trò diễn hát Xoan, ở huyện Lâm Thao ngày nay, huyện Phong Châu ngày xưa còn có trò hát Ví. Tiêu biểu là hát Ví xã Sơn Vi, tên nôm là

Kẻ Vầy. Đây là nơi giới khảo cổ học phát hiện ra nền Văn hóa Sơn Vi, cách ngày này khoảng 15.000 - 20.000 năm [Hát Ví Sơn Vi, trong Địa Chí Vĩnh Phú, tr. 142]. Trong xã Sơn Vi có 4 xóm (xóm Giữa, xóm Giếng, xóm Đa, xóm Chảy là 4 xóm có tục hát Ví nổi trội nhất.

Hát Ví là loại dân ca đặc biệt, phản ánh tình yêu chân thành giữa nam nữ. Hình thức, đối tượng hát có thể thay đổi khác nhau tùy nơi, tùy lúc theo công việc của cư dân.

Tuy trong hát Ví ở đây chỉ là sự đối đáp giữa nam và nữ, không có cảnh giao hoan như trò chơi hội làng trong trình nghề. Nhưng, qua đó cũng đã cho thấy quan hệ trai gái diễn ra khá đằm thắm, chân thành. Qua tình cảm đó, người ta cũng mong dân làng sẽ tốt con người, tươi con của, mùa màng phong đăng hòa cốc, người, vật khỏe mạnh, ấm no, hạnh phúc.

Ở nhiều làng của huyện Phong Châu còn có tục đánh cá thờ, tiêu biểu là Kẻ Giáp, xã Tứ Xã, nơi có tục linh tinh tình phộc độc đáo thờ sinh thực khí nổi tiếng vào đêm 11 tháng Giêng. Tại đây, vào đêm ngày 11 tháng Chạp cũng diễn ra lễ nghi đánh cá thờ. Đêm đó, dù thời tiết đẹp hay mưa gió, rét buốt, dân làng vẫn kéo nhau ra gò Đồng Đậu thực hiện nghi lễ đánh cá thờ. Dân làng mang theo nơm, dập và cả thuyền lớn ra bến sông chờ tới lúc tiếng

chuông chùa tổng đổ ba hồi báo hiệu giờ đánh cá thờ thần đã đến. Ông chủ tế hô lớn: "Dân làng ta xuống đánh cá thôi!" thì mọi người ùa xuống sông đánh cá trong không khí ồn áo, huyên náo, vui vẻ. Người xua, người dập, người reo hò tưng bừng, náo nhiệt. Ai cũng mong đánh bắt được con cá to nhất để dâng cúng thần làng. Sau hai canh (khoảng bốn tiếng đồng hồ), chuông chùa lại đổ ba hồi thu quân. Cả đoàn người đánh cá lại kéo nhau trở lại gò Đồng Đậu. Mọi người chọn lấy đôi cá to nhất, một con mổ ngay đem nướng chín để sáng ngày 12 dâng cúng thần.

Ngoài tục đánh bắt cá, ở đây còn có tục săn thú rừng tại các xã Hy Cương, Hà Thạch (Phong Châu), Phú Mỹ, Trạm Thản (Đoan Hùng), Cổ Tiết (Tam Thanh) có tục săn đuổi lợn. Thực ra, con lợn đó đã được chọn sẵn chăn nuôi cẩn thận nhốt trong chuồng nhà đăng cai chăm sóc từ đầu năm. Đến giờ hẹn, sáng ngày mồng 7 tháng Giêng, dân làng đến phá chuồng cho lợn xổng ra và mọi người hò nhau đuổi bắt. Sau khi bắt được mổ thịt tế thần làng.

Ngoài ra, dân làng còn tổ chức săn tập thể, là cách săn cổ xưa nhất của những làng gần rừng. Ví dụ, làng Phù Đức (Phong Châu) có tục săn lưới, dân làng tập trung ở chỗ hẹn, người mang lưới, người mang giáo sắt hay sào nứa... Tiếng tù và giục giã đàn chó săn nổi lên, lưới vây thu hẹp vòng lại dồn con thú vào túi lưới rồi giết con thú. Sau khi con thú tử thương, dân làng làm lễ tạ ơn Sơn Thần rồi xẻ thịt chia phần theo tục lệ: người tìm ra vết thú được một bắp đùi; người có lưới được một bắp thăn, còn một thăn dành cho người đâm mũi giáo đầu tiên, còn lại chia đều cho mọi người tham gia cuộc săn.

Bên cạnh tục săn như thế, vào ngày mồng 6 tháng Giêng hàng năm, trai làng Phú Lộc (Phong Châu) mang theo cung nỏ, tên tre cùng ông từ và chủ tế lên miếu thờ ở rừng Trám làm lễ cúng cung tên và lễ mở cửa rừng, cầu chúc cho một năm mới dân làng đi săn thu được nhiều thú rừng. Cung,

tên được đặt lên bàn thờ, sau tuần hương và lời cầu khấn của chủ tế, các chàng trai được nhận cung tên, vái lạy thần miếu rồi lui ra. Trai làng lấy cung tên ấy bắn vào đôi gà trống, mái đặt sẵn cạnh miếu rồi lấy tiết của đôi

Một phần của tài liệu Tín ngưỡng cầu mùa trong các lễ hội của người Việt ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ (Trang 73)