Nghi lễ cầu mùa trong sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Tín ngưỡng cầu mùa trong các lễ hội của người Việt ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ (Trang 63)

7. Bố cục của luận văn

3.1.1. Nghi lễ cầu mùa trong sản xuất nông nghiệp

Vì những tư liệu về nghi thức, nghi lễ cầu mùa ở Phú Thọ và những địa phương khác hiện nay chủ yếu chỉ còn trong tâm thức, tín ngưỡng, cư dân ngày nay hầu như không còn biết cụ thể. Cho nên, để bổ sung cho những nguồn tư liệu công bố trong sách báo, luận văn này đã sử dụng phương pháp

quan sát dự nghĩa là phỏng vấn thêm những nhân chứng đang sống (xem thêm phần những nhân chứng cung cấp tư liệu ở phần cuối).

Một lễ hội thường bao gồm hai phần là phần lễ và phần hội. Phần lễ bao giờ cũng phản ánh nội dung một tín ngưỡng nào đó. Còn phần hội là phần

"bách hí" mà nhà nghiên cứu dân gian Nguyễn Khắc Xương gọi là "trò diễn hội làng" [Nguyễn Khăc Xương, 1986, tr. 211]. Thực ra, những "trò diễn" đó mang nội dung một tín ngưỡng, là những hình thức lễ nghi vui chơi của cả cộng đồng người quần cư trên một khu vực địa lý [Nguyễn Khắc Xương, 1986, tr. 211], được thể hiện trong hội làng, tức làng vào đám.

"Trò diễn hội làng" là khái niệm dùng chung cho tất cả những hình thức sinh hoạt văn hóa của nhân dân tại hội làng mang tính biểu diễn, tính nghệ thuật. "Trò diễn" ở đây bao gồm những hình thức nghệ thuật có tính sân khấu và gồm cả những trò phô diễn tài nghệ, những hình thức đua tài thi khéo, những sinh hoạt hội hè truyền thống [Nguyễn Khắc Xương, 1986, tr. 211].

Ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ và các vùng khác của châu thổ Bắc Bộ, "Trò diễn hội làng" chính là những nghi lễ cầu mùa của những vùng này hay có thể nói khác đi là lễ nghi nông nghiệp.

Như đã trình bày ở chương 2, người Việt ở huyện Lâm Thao ngày nay, xưa kia là huyện Phong Châu, phủ Lâm Thao. Đây là vùng đỉnh của tam giác châu Bắc Bộ, là vựa lúa thứ hai của Việt Nam sau đồng bằng Sông Cửu Long. Người Việt và các cư dân trong tam giác châu này sinh sống chủ yếu bằng nghề nông trồng lúa nước. Cho nên, lúa gạo chính là sức sống của vùng này từ thời cổ đại.

"Chi tiết hay nhất của cư dân làm ruộng lúa phú cho ông Gióng trong huyền tích "lớn lên như thổi" là nhờ "Bảy nong cơm" tức là nhờ Lúa gạo của

nền Văn Minh Lúa Nước Việt cổ và Đông Nam Á cổ" [Trần Quốc Vượng,

2009, tr. 435]. Người Việt ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ là lớp cư dân điển hình của những cư dân làm ruộng nước đó ở châu thổ Bắc Bộ. Người nông dân ở đây không chỉ trồng lúa gạo làm nguồn lương thực chính mà còn trồng nhiều loại hoa mầu trên các bãi phù sa mầu mỡ của ba con sông Lô, sông Thao và sông Đà. Việc săn bắn, hái lượm, đánh bắt cá là nguồn thực phẩm dồi dào làm cho đời sống người Việt nơi đây sung túc. Tất cả những nguồn lương thực, thực phẩm đó đã được các "Trò diễn hội làng" phản ánh khá đầy đủ, sáng tạo. Đó chính là những nghi lễ cầu mùa đã được nghệ thuật hóa "trên sân khấu" hội làng. Đây là thế giới những biểu trưng là một hệ thống những biểu tượng, những chuẩn mực, những giá trị, những "mã" số, mật mã... đòi hỏi nhà nghiên cứu phải giải mã [Trần Quốc Vượng, 2009, tr. 438].

Những nghi lễ cầu mùa trong lễ hội huyện Lâm Thao, Phú Thọ đã được "mã hóa" của thế giới biểu trưng mà văn hóa, văn nghệ dân gian gọi là

"Trò diễn hội làng" (Nguyễn Khắc Xương). Hiện nay, những trò diễn đó không còn có thật trong thực tiễn đời sống cư dân nơi đây mà chỉ còn trong

tâm thức nhân dân, trở thành tín ngưỡng để tôn thờ của cư dân trồng lúa nước huyện Lâm Thao, Phú Thọ nói riêng, vùng châu thổ Bắc Bộ nói chung. Những nghi lễ của tín ngưỡng đó hàng năm, vào tiết xuân vẫn được nhân dân huyện Lâm Thao tổ chức diễn lại trong lễ hội của mình, theo sắc thái riêng của từng làng.

Theo ý kiến của ông Nguyễn Thế Kỷ, 67 tuổi (Bí thư chi bộ khu, huyện Lâm Thao, cho rằng trong thực tế nhân dân hiện nay nhiều người không còn biết "Trò diễn hội làng" là gì, nội dung của nó ra sao, nhất là những người còn trẻ. Vì những nghi thức của các trò diễn này hiện nay không còn và rất xa lạ với họ.

Nhận xét đó còn được các ông Vũ Thu Hoan, 47 tuổi, trưởng khu I, huyện Lâm Thao; ông Nguyễn Phúc Tấn, 60 tuổi, cán bộ về hưu ở khu II, thị trấn Lâm Thao và ông Tạ Quang Thuật, 52 tuổi, cán bộ khu XVI huyện Lâm Thao và nhiều người khác cũng đồng ý với ý kiến trên.

Ở đây, nhiều người đều cho rằng quá trình sản xuất đều tùy thuộc rất nhiều vào tình hình thời tiết, chứ không phụ thuộc vào các nghi thức trong lễ hội, nhất là các nghi thức mà họ cho là có tính chất mê tín dị đoan như việc thờ cúng thần làng hay thần thôn, thần xóm... như thế.

Theo phong tục cổ truyền của người Việt, thông thường hội làng được tổ chức vào mùa xuân. Đây không chỉ là đầu mùa mưa ở Việt Nam, mùa làm ăn cày cấy của cư dân làm ruộng nước mà còn là mùa của lễ hội, đình đám của cư dân châu thổ Bắc Bộ. Ngoài nhu cầu tín ngưỡng cầu mùa, còn là mùa của phồn thực, trai gái gặp gỡ, giao duyên, tình tứ. Trò diễn phổ biến ở đây là trò trình nghề mang ý nghĩa cầu mùa. Đêm ngày 11 tháng Giêng, trước ngày tổ chức Trò Trám vào ngày 12 để tế bản thổ nữ thần, tên húy là Thanh, con gái người lập ra xóm Trám. Vào nửa đêm diễn ra một lễ mật gọi là lễ

"linh tinh tình phộc" là lễ cầu sinh thực khí. Sau lễ này, trai gái hát ví giao duyên và tự do đùa nghịch, trêu chọc nhau xung quanh miếu.

Sáng ngày 12, dân làng tổ chức rước lúa thần là một cụm (bó lúa to) lúa giống từng hạt mập vàng, chắc nịch, và đặt một khẩu mía tươi ở giữa làm lõi cum lúa thần. Trò diễn ở miếu Trám, chỉ có người xóm Trám tham dự.

Bà ẵm cháu, mẹ bồng con

Không xem Trò Trám cũng buồn cả năm.

Cum lúa thần được rước dến sân miếu Trám, rồi đặt lên bàn thờ. Sau đó, phường Trám trình diễn trò. Trước khi diễn trò, có một người cầm loa làm bằng cái nơm đã tháo hom và được bọc giấy mầu xanh đỏ, làm nhiệm vụ vừa đẹp đám vừa nói to "loa, loa, loa", "mời bà con hàng xứ giãn ra để phường ta làm trò". Phường diễn xếp thành hàng theo thứ tự lần lượt đi ra. Người cầm biển đề 4 chữ "Tứ dân chi nghiệp" đi trước, vừa đi vừa hát theo giọng đọc sớ "năm cũ đã qua, bước sang năm mới; Tôi ra trình trò...", tiếp theo là người gẩy đàn tranh, rồi người đi cày, các cô thợ cấy, người đi câu, người đánh lờ, các vai thợ mộc, thợ xẻ cầm cưa, cầm đục, đến các cô gái vừa đi vừa làm động tác kéo sợi, hai cô gái "bán xuân" , thầy đồ và học trò theo sau...

Các vai trên phản ánh các ngành, nghề, công việc thường xuyên của dân Tứ Xã như cày, cấy, kéo sợi dệt vải, thợ mộc và công việc đánh bắt cá của dân nơi này. Các cô thợ cấy mặc áo nâu cộc tay, đầu chít khăn mỏ quạ, vai gánh mạ đi ra vừa hát và cầm tay các anh thợ cày co đi kéo lại:

Thợ cấy mà lấy thợ cày. Làm cho thợ mạ lo ngày lo đêm...

Sau đó, các anh thợ cày đi ra, thợ câu xuất hiện với sào dài đầu buộc sợi dây thừng đầu dây buộc con cá bện bằng rơm bọc giấy có vẽ mắt cá, lưng đeo giỏ dán giấy điều. Đặc biệt có vai người đánh lờ (mang ra ba cái lờ thật), trong để mấy con bấc đèn dầu lạc, đóng thành ông già, chống gậy lụ khụ, ra vẻ ngất ngưởng, loạng choạng, thỉnh thoảng giả vờ ngã dúi vào đám các cô gái đứng xem, khiến cho cả đám đông reo hò vui vẻ.

Như vậy, trò "linh tinh tình phộc" là trò trai gái xóm Trám trực tiếp đùa nghịch xung quanh miếu sau khi tế thần miếu, để thần thành hoàng chứng giám cảnh giao hoan giữa nam nữ, đực cái, âm dương của dân xóm Trám. Năm nào cảnh giao hoan đó diễn ra suôn sẻ, tốt đẹp thì năm đó mùa màng sẽ tốt tươi, mọi người được khỏe mạnh. Năm nào không được như thế, dân xóm Trám sẽ phải chịu hậu họa khó lường, hậu họa lớn nhất mà dân trong xóm phải chịu là cảnh mất mùa, đói kém, người, vật ốm đau...

Cảnh ông già đánh lờ, thỉnh thưởng giả vờ ngã dúi vào đám các cô gái đứng xem không chỉ là trò mua vui đơn thuần mà trong đó ẩn tục thờ sinh thực khí để cầu mong âm dương, đực cái, nam nữ giao hòa. Sự giao hòa đó cũng sẽ mang lại ấm no, hạnh phúc cho xóm làng. Cũng như vậy, trò trình nghề của làng Đông Mật (Phong Châu) còn gọi là trò "Thiên Lôi" (bao gồm các vai thợ cày, các cô thợ cấy, nhưng do nam đóng giả, đôi ba con trâu sừng bằng rơm bện, mình phủ chiếu bó, bôi trát nhọ nồi đen sì. Vai "Thiên Lôi" vẽ từng mảng mầu đen đỏ trên mặt, mang ống bương đục nhiều lỗ thủng xung quanh. Đoàn trò diễn từ sân đình ra đến một bãi ruộng trước sân đình. Trò có hát ví, nói giọng khôi hài gây cười, ba con trâu húc nhau rồi cố tình xông tới đám các cô gái đang đứng túm tụm trên bờ, cười khúc khích. "Thiên Lôi"

múa may quay cuồng và hò hét quanh đó rồi vung ống bương tưới nước vào các cô gái và mặt ruộng, mong cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tốt tươi.

Qua trò này cũng phản ánh cảnh lao động sản xuất đông vui trước cửa đình. Đặc biệt là cảnh "Thiên Lôi" xông tới đám các cô gái đứng xem trên bờ làm cho mọi người phấn khích, vui vẻ, hò hét ồn ào, nhất là khi bị "Thiên Lôi" vung ống nước tưới lên người các cô gái, càng khiến cho không khí đám hội thêm vui vẻ, náo nhiệt. Cảnh đó thể hiện sự giao hòa âm dương, nam nữ ngay trên đám ruộng trước sân đình, cầu mong thần thành hoàng làng chứng giám mà phù hộ dân làng được mùa, mọi người vui vẻ, ấm no.

Ông Phan Văn Khiêm, 70 tuổi, Ban quản lý di tích Đình Hùng Sơn, thị trấn Hùng Sơn, Lâm Thao và ông Vũ Văn Minh, 76 tuổi, người giữ, bảo quản tư liệu về Đình Hoàng Sơn cho biết thêm: Cảnh lao động sản xuất đông vui trước cửa đình thì vẫn còn diễn ra khá sôi động. Nhưng, khi ông Thiên Lôi xông tới các đám con gái đứng xem xung quanh thì thật ra không còn. Năm nào còn có cảnh đó cũng là nghi thức tượng trưng. (Vì các cô gái bây giờ cũng kiêu lắm) không dễ đến gần các cô ấy đâu. Cảnh này chỉ diễn ra một cách tượng trưng.

Đến đây, tín ngưỡng cầu mùa không dừng lại ở những hành vi trêu ghẹo, giao hoan nam nữ mà người nông dân đã nói thẳng ra mong muốn của mình là cầu cho người đông, vật thịnh. Thôn Triệu Phú, xã Hy Cương (Phong Châu) diễn trò rước Chúa Gái, hay rước Chúa Trai, Chúa gái diễn vào ngày mồng 8 tháng Giêng cùng trò diễn bách nghệ khôi hài tại đình làng Vi Cương nay thuộc xã Chu Hóa (xưa hai thôn Triệu Phú và Vi Cương chung nhau một đình). Trong trò này, Chúa Gái mới là nhân vật quan trọng, được kiệu từ đình Cả, trong khi Chúa Trai đi bộ đằng sau kiệu. Đến cây hương làng Triệu Phú, đoàn rước dừng lại diễn trò Bách nghệ khôi hài để Chúa Gái phấn chấn, vui vẻ. Trò diễn này phản ánh cuộc đưa dâu công chúa Ngọc Hoa về núi Tản. Khi tới thôn Triệu Phú thì công chúa Ngọc Hoa không chịu đi nữa nên phải diễn trò Bách nghệ để khích lệ nàng vui lòng. Trò diễn

này do phường trò thôn Trẹo, xã Hy Cương [Trong Hội thảo Khoa học Quốc tế, 2010] đợi sẵn ở đây, trên đường đưa dâu của Tản Viên - Sơn Tinh. Đến ngòi Cầu Cáp (cũng thuộc xã Hy Cương) công chúa Ngọc Hoa xuống kiệu để lên cái mảng chờ sẵn, theo sông Hồng về núi Tản cùng Sơn Tinh.

Trò này có thể đặt tên khác là trò Sơn Tinh đón dâu hay Trò rước Chúa Gái được diễn theo một chuỗi liên hoàn ở nhiều xã của huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ và từ Đền Hùng đến bến sông Đà của các xã bên kia sông làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt (Sơn Tây), nay là xã Sơn Đà, huyện Ba Vì, Hà Nội.

Trong trò diễn thôn Trẹo (xã Hy Cương) có một tình tiết liên quan đến tín ngưỡng cầu mùa, mỗi vai diễn đều mang theo một số sản vật nông nghiệp, chủ yếu là các loại bánh trái như bánh chưng (gói nhỏ tượng trưng) hay bánh bỏng, bánh nẳng... Đến cuối trò diễn, các vai diễn đó tung những sản vật mang theo vào đám đông đứng xem, mọi người tranh nhau lấy lộc cho mùa màng bội thu, làm ăn tươi tốt. Đây cũng là một tình tiết của tín ngưỡng cầu mùa,

mặc dù không có cảnh nam nữ giao duyên, nhưng lại nói lên ước mong mùa màng bội thu để có nhiều sản vật nông nghiệp phục vụ con người.

Ông Triệu Văn Chính, 71 tuổi, thủ từ của Đền làng Trẹo, thị trấn Hùng Sơn, Lâm Thao; ông Nguyễn Đình Thân, 81 tuổi, nông dân xã Hùng Sơn, Lâm Thao; ông Vũ Văn Minh, 76 tuổi, người giữ từ (bảo quản tư liệu về đền) và ông Phan Văn Khiêm, 70 tuổi, Ban quản lý di tích đình Hùng Sơn, Lâm Thao... đều cho rằng những lễ vật hay dụng cụ phục vụ các nghi thức trong trò diễn ở Thôn Trẹo hiện nay phần lớn là đồ giả, đồ hàng mã, trừ cái cày, cái bừa, giỏ cua, giỏ cá... là thật. Trong đó có các loại bánh làm từ lúa gạo như bánh chưng, bánh gai (bánh nẳng) là thật, có thể ăn được sau khi tranh cướp được.

Vì được tham dự lễ hội Thôn Trẹo, tôi cũng đã cố chen chúc tranh cướp được một cái bánh chứng và bánh nẳng (làm nhỏ hơn bánh thật và ăn thử lấy lộc, rất ngon.

Ở làng Tứ Xã (Phong Châu) có tục rước bông lúa thần. Người ta buộc những túm lúa vào ngọn mía rồi rước ngọn mía đó đi khắp cánh đồng làng, cầu mong lúa tốt như thân mía. Tục này còn phổ biến ở nhiều nơi trồng lúa nước, sau khi cấy xong, người ta thường cắm cây mía xuống một góc hay giữa thửa ruộng, mong cho lúa bắt chước cây mía mà cứng cáp, trổ nhiều bông, trắc hạt.

Truyền thuyết còn kể lại rằng, các Vua Hùng thường đi thăm dân, thăm lúa và chỉ dẫn dân làng trồng lúa, cấy lúa rồi cùng các bô lão trong làng gọi hồn lúa, cầu trời đất, mong cho dân đủ ăn, đủ mặc. Đỉnh núi Hùng là nơi vua Hùng lên gọi vía lúa, đồng thời nơi đó cũng là nơi thờ Trời, thờ thần lúa. Nơi ấy, nay là Đền Thượng của khu Đền Hùng. Ngày xưa, nơi này có thờ một hòn đá hình hạt lúa, năm 1917, năm đại trùng tu Đền Thượng vẫn thờ hạt lúa thần tạc bằng đá khổng lồ đó.

Ngày mồng 6 tháng Giêng, sắp đến ngày "khai hạ", "hạ nêu" thì có trò

"chạy tùng dí" mỗi làng cử ba người gánh ba gánh thóc, trên có để nắm xôi

"tết lúa" (như tết cau trầu ngoài vườn, trâu bò trong chuồng, trại), chạy ba vòng quanh sân đình. Chiêng trống nổi lên, dân làng hùa nhau xô vào cướp lấy những bông lúa cầu được mùa. Tín ngưỡng nông nghiệp bao giờ cũng gắn với sự phồn thực gái - trai với sự cầu được mùa. Động tác tính giao được

"tượng trưng" hóa. Bánh chưng hình trụ, tượng trưng "dương vật", bánh dày được coi là "âm vật". Âm dương giao hòa "ông Khiu" cầm bánh tày dúi vào

"oa" ba lần. "Bà Khiu" tung bánh dày xuống sân đình, mọi người tranh nhau cướp lấy lộc. Ai cướp được bánh dày hy vọng sẽ nhanh chóng có con trai nối dõi, ai cướp được lúa, ngô, khoai sắn, đậu... mong sẽ làm ăn phát đạt...

Tục cướp ngũ cốc, cướp bánh, cướp cơm, cướp xôi, cướp kén tằm và các vật tượng trưng cho sinh thực khí nhằm cầu mùa, cầu đinh (cầu sinh con đẻ cái) còn thấy ở nhiều làng khác như xã Thanh Uyên (Tam Thanh), xã Đại

Một phần của tài liệu Tín ngưỡng cầu mùa trong các lễ hội của người Việt ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)