Sự thờ cúng các lực lượng nhiên thần và nhân thần

Một phần của tài liệu Tín ngưỡng cầu mùa trong các lễ hội của người Việt ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ (Trang 26)

7. Bố cục của luận văn

1.1.1. Sự thờ cúng các lực lượng nhiên thần và nhân thần

Theo từ điển tiếng Việt (1997), tín ngưỡng là "tin theo một tôn giáo nào đó" [Viện ngôn ngữ học, 1997, tr. 960]. Nói cụ thể hơn, tín ngưỡng là niềm tin của quần chúng nhân dân vào một tôn giáo nào đó. Mỗi tín đồ của một tôn giáo đều có niềm tin riêng với những nghi lễ, nghi thức riêng của mình. Nhưng, tín ngưỡng không có nghĩa là một tôn giáo mà chỉ là "một niềm tin có tính chất tôn giáo" [Hoàng Lương, 2011, tr. 27]. Nhờ những niềm tin đó mới hình thành các yếu tố cấu thành tôn giáo.

Như vậy, giữa tín ngưỡng và tôn giáo có mối quan hệ tương hỗ. Trong trường hợp này, tín ngưỡng là cơ sở đầu tiên tạo nên tôn giáo. Không có những niềm tin đó không thành tôn giáo, cho dù đó là tôn giáo sơ khai của xã hội nguyên thủy hay tôn giáo độc thần của xã hội có giai cấp. Ngược lại, những niềm tin đó không có tính tôn giáo sẽ không thành tín ngưỡng.

Từ khi sinh ra, loài người đã quan niệm rằng, mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới tự nhiên xung quanh đều có sức sống, mà người Anh Điêng Bắc Mỹ thường gọi là "Anima". Đó là những lực lượng thần bí, có thể có lợi hay có hại cho con người, vật nuôi, cây trồng của họ. Cho nên, từ thời nguyên thủy, con người đã biết cầu mong và loại trừ những lực lượng thần bí, có lợi hay có hại qua các nghi thức nghi lễ riêng tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên cụ thể, nơi họ đang sinh sống. "Vì vậy, họ sùng bái các lực lượng

thần bí đó sao cho có lợi nhất cho con người và người nguyên thủy tin tưởng vào sự cầu mong đó.

Đứng trước sự thần bí của các lực lượng tự nhiên xung quanh mình người nguyên thủy chưa thể hiểu được những tác động, chi phối của các lực lượng đó. Ngay cả đối với những hiện tượng sống, chết, ốm đau... của bản thân họ, họ cũng chưa thể hiểu được vì sao lại như vậy.Trong hoàn cảnh này, con người chỉ còn biết sợ hãi, cầu xin, sùng bái những lực lượng thần bí đó. Sự sùng bái này đã tạo nên tín ngưỡng của người nguyên thủy bắt nguồn từ nhận thức luận.

Đến khi xã hội có giai cấp, "... thì ngoài nguồn gốc về mặt nhận thức còn có thêm nguồn gốc về mặt xã hội" [Lê Sĩ Giáo- CB, 2011, tr. 176]. Đến đây, bên cạnh những lực lượng thần bí của thiên nhiên, lại có thêm những sức mạnh xa lạ y như những sức mạnh thiên nhiên... "và cũng chi phối người ta với một cái vẻ tất yếu bề ngoài thật hệt như những sức mạnh tự nhiên vậy"

[Lê Sĩ Giáo- CB, 2011, tr. 176]. Như vậy, sau khi ra đời, loài người đã sớm phải chịu sự chi phối, tác động của cả các lực lượng trong tự nhiên và trong xã hội. Là cư dân nông nghiệp, xã hội Việt Nam thờ cúng các lực lượng tự nhiên phổ biến hơn.

Ở thời kỳ xã hội nguyên thủy, niềm tin đó nằm trong phạm vi của tôn giáo sơ khai, hay còn được gọi là đa thần giáo, vật linh giáo, phiếm thần giáo... của thế giới tự nhiên và bao hàm cả sự tồn tại của các linh hồn và sự bất tử của nó... Giai đoạn này, các ý tưởng tôn giáo đều được coi là

"animisme" (sức sống hay linh hồn) và các dạng thức khác của tôn giáo nguyên thủy như "ma gic" (ma thuật), "fétichisme" (vật linh), "sercellerie"

(phương thuật), và đặc biệt là "totémisme" (tô tem giáo hay vật tổ giáo)... Những dạng thức đó đều có thể tác động, chi phối con người và vật nuôi, cây trồng. Do đó, từ thời nguyên thủy, nhất là sơ kỳ nguyên thủy, người ta đã có

những nghi thức nghi lễ thờ cúng, cầu mong sự phù hộ, độ trì, giúp đỡ và loại trừ sự tác hại của chúng.

Sự tôn thờ những lực lượng thần bí đó còn mang cả ý nghĩa nhân sinh, đầy đủ ý tưởng thẩm mỹ của con người Việt Nam. "Lòng tin vào tha lực - các lực lượng siêu nhiên ấy - chính là tinh thần tín ngưỡng của người Việt xưa" [Nguyễn Minh San, 1994, tr. 49] và trong suốt cả các thời đại tiếp theo. Có thể nói, lòng tin vào các lực lượng siêu nhiên ấy tạo nên điểm tựa vững chắc cho tâm linh Việt Nam vượt qua những thăng trầm của diễn trình lịch sử để tồn tại, phát triển và giữ được bản sắc của mình.

"Hình ảnh khởi đầu của thần linh Việt là các thần cây, thần đá, sau đó là các thần sông nước, thần rắn, thần rết, ... là lực lượng mà sau này được gọi là nhiên thần. Sau này mới xuất hiện nhân thần" [Nguyễn Minh San, 1994, tr. 49].

Với tín ngưỡng thờ thần như thế, người dân Việt cổ đã có cách ứng xử khôn khéo là thường nhân hóa các lực lượng nhiên thần và đồng thời cũng

thần thánh hóa các lực lượng nhân thần. Cách ứng xử đó tạo ra sự gần gũi giữa thế giới tự nhiên và con người để dễ bề giao cảm hơn trong sự giao tiếp, giữa con người và tự nhiên. Đồng thời tạo điều kiện và cơ hội cho các vị nhân thần (nhất là đối với các vị anh hùng có công với dân, với nước) nâng cao thêm vị thế của mình để sự thờ cúng đó thêm phần linh thiêng, trang trọng hơn. "Cũng như các tôn giáo khác, tín ngưỡng thờ thần của người Việt ngoài mục đích nhằm cầu người an vật thịnh, thỏa mãn tâm linh còn có mục tiêu nhằm giải thoát con người, hướng con người đến một lý tưởng Chân, Thiện, Mỹ" [Nguyễn Minh San, 1994, tr. 50- 51]. Niềm tin đó đã khiến người Việt sống nhân ái hơn, lương thiện hơn, khiến con người có nhiều điều thiện hơn ác tâm, làm cho xã hội ổn định hơn, yên bình hơn. Tìm ra sự hài hòa giữa con người và tự nhiên như thế không chỉ làm cho xã hội ổn định, bình

yên hơn mà còn là nền tảng và cơ sở vật chất, tinh thần để xã hội phát triển bền vững hơn. Cho nên, chỉ tính riêng ở đồng bằng Bắc Bộ đã có tới hàng trăm tín ngưỡng thờ nhiên thần và nhân thần. Trong đó, tiêu biểu là một số tín ngưỡng đặc thù của đồng bằng Bắc Bộ như tín ngưỡng thờ Tứ Pháp: bốn lực lượng thần bí làm ra mưa mà đã được dân gian nhân hóa thành bốn bà

Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi và Pháp Điện (Bà Mây, Bà Mưa, Bà Sấm và

Bà Điện - sấm sét hay còn được gọi là Bà Út, Bà Un). Đây là các lực lượng tự nhiên được sùng bái hàng đầu, nhất là đối với các cư dân làm lúa nước như nước ta. Bên cạnh đó còn có tín ngưỡng thờ Tứ Bất Tử cũng là tín ngưỡng khá đặc thù, có lẽ rất riêng của Việt Nam. Đây là bốn lực lượng đã được dân gian tôn thánh bởi sự cao quý của các lực lượng này. Đó là Đức

Thánh Tản (Tản Viên Sơn Thánh), Phù Đổng Thiên Vương (Thánh Gióng),

Chử Đạo Tổ (Chử Đồng Tử) và Thánh Mẫu Liễu Hạnh, một vị thánh vừa là

Tiên, vừa là người, khẳng định quyền sống của con người.

Ngoài ra, ở Việt Nam cũng còn rất nhiều các vị thần (có khi là nhiên thần, cũng có khi nhân thần), nhưng đều được sùng bái, thờ cúng ở nhiều nơi khác nhau. Thí dụ tín ngưỡng thờ Cá Voi (hoặc Cá Ông là tục thờ cá nguyên thủy của cư dân vùng sông nước; Tín ngưỡng thờ Thánh Tam Giang phổ biến ở đồng bằng Bắc Bộ, đặc biệt là vùng Bắc Ninh; tín ngưỡng thờ Mẫu,

ngoài Mẫu Liễu Hạnh ở một số vùng các dân tộc thiểu số còn tín ngưỡng thờ

Pơtao Pui (vua Lửa) ở vùng Tây Nguyên; thờ Thánh Mẫu Thiên Ya na

(Chăm) và rất nhiều các vị thần tự nhiên khác như tín ngưỡng thờ sông nước, các vị thần đá, thần rừng (điển hình là thờ Nhạc phủ) trong tứ phủ ở Việt Nam v.v...

Như vậy, tất cả các vị nhiên thần và nhân thần đó đều là những lực lượng thần bí khiến con người phải sùng bái, thờ cúng mong có sự giao hòa giữa tự nhiên và con người, con người và con người.

Bất kể ở nơi nào, khi muốn tiến hành thờ cúng người ta đều cần hội đủ các yếu tố sau.

- Đối tượng được thờ cúng thường là các sự vật, hiện tượng liên quan đến các bộ phận sinh thực khí; tựu chung là Linga - yoni.

- Nơi chốn để tiến hành thờ cúng bao gồm các quần thể di tích của làng như miếu, đền, am, đình và các tảng đá, cái giếng, đoạn sông suối, gốc cây hang đá...

- Ngoài đối tượng và cơ sở thờ cúng của tín ngưỡng thì nghi lễ thờ phụng trong các tín ngưỡng cũng là nội dung cần chú ý. Thí dụ, nghi lễ rước sinh thực khí ở nhiều nơi như Đồng Kỵ (Bắc Ninh), Sơn Đồng (Hà Tây cũ),

Khúc Lạc, Dị Nậu (Phú Thọ)... cũng là nghi lễ liên quan đến tín ngưỡng cầu mùa. Một số trò như hội tắt đèn của Làng La (La Cả - Hoài Đức), Hội Chen

(Bắc Ninh) và tục bắt chạch trong chum (Vĩnh Phúc) v.v... đều là những nghi thức diễn ra trong các lễ hội mang ý nghĩa cầu mùa.

Nói khác đi đây là những dạng thức sinh hoạt tâm linh tuy có nội dung tôn giáo [Trương Thìn, 2007, tr. 96]. Tín ngưỡng là “một hình thái biểu hiện đức tin, niềm tin của con người và của cộng đồng người ở một trình độ phát triển xã hội và nhận thức nhất định vào một cái thiêng liêng, cái cao cả, cái đáng sùng kính trong thế giới người hoặc thế giới siêu nhiên nào đó

[Nguyễn Trí Nguyên, 2006, tr. 272]. Cho nên, để phù hợp với tên đề tài đã chọn, luận văn này tập trung giới thiệu tín ngưỡng cầu mùa.

Một phần của tài liệu Tín ngưỡng cầu mùa trong các lễ hội của người Việt ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)