Cảm nhận về cuộc sống hiện tại và nguyện vọng của ngƣời dân

Một phần của tài liệu Đời sống của người dân sau tái định cư của Dự án khai thác và chế biến khoáng sản Núi Pháo (Nghiên cứu tại huyện Đại Từ – Tỉnh Thái Nguyên (Trang 90)

9. Khung lý thuyết

3.4. Cảm nhận về cuộc sống hiện tại và nguyện vọng của ngƣời dân

Để có thể lắng nghe được tâm tư, nguyện vọng của chính người dân thì ngòai việc thu thập những số liệu liên quan đến các vấn đề như thu nhập, việc làm, nhà ở, giáo dục…đề tài còn đưa ra các câu hỏi để tìm hiểu cảm nhận của chính người dân về cuộc sống hiện tại của họ cũng như tâm tư, nguyện vọng trong cuộc sống của họ, để từ đó giúp cho ban quan lý dự án cùng chính quyền địa phương tìm ra những giải pháp để giúp họ ổn định cuộc sống ở nơi ở mới.

Bảng 3.4: Cảm nhận của ngƣời dân về cuộc sống so với trƣớc TĐC (đơn vị %) Cảm nhận của ngƣời dân

về cuộc sống sau TĐC

Tốt hơn Vẫn thê Xấu hơn Tổng

Về việc làm 37 27 36 100

Về thu nhập 34,5 25 40,5 100

Về nhà ở 85 15 0 100

Về học hành 35,7 59,7 4,6 100

Về quan hệ hàng xóm 10 35 55 100

(Nguồn: kết quả xử lý phiếu điều tra)

Trước hết là cảm nhận của người dân về việc làm và thu nhập của họ so với trước TĐC. Như chúng ta đều biết, việc làm và thu nhập có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Chính vì thế mà có sự tương đương nhau trong sự biến động việc làm và thu nhập của người dân, trong đó hơn 30% hộ cho rằng việc làm và thu nhập của họ “tốt hơn” so với trước kia. Đây là những người mà sau TĐC họ tìm được những công việc thuận lợi, thu nhập tốt hơn so với trước. Có khoảng 25% cho rằng việc làm và thu nhập “Vẫn thế”. Đây là những người mà sau TĐC họ vẫn làm những công việc như trước đây nên thu nhập về cơ bản không có sự biến động nhiều. Chủ yếu đây là những người làm ở các cơ quan Nhà nước hoặc giáo viên…

Tuy nhiên khảo sát cũng cho thấy có 36% (về việc làm) và 40,5% (về thu nhập) hộ cho rằng việc làm và thu nhập của họ “xấu hơn” trước đây. Như vậy có thể thấy, bên cạnh việc tạo ra việc làm mới cũng như góp phần nâng cao thu nhập

cho một bộ phận hộ gia đình thì TĐC cũng gây ra những khó khăn hay tác động tiêu cực đến việc làm và thu nhập của một số hộ. Điều này có thể do sau TĐC họ phải đi làm với khoảng cách xa hơn, chi phí cho việc đi lại nhiều hơn và đặc biệt là một số cá nhân không tìm được việc làm phù hợp nên không tạo ra thu nhập cho bản thân cũng như gia đình.

Các vấn đề còn lại như nhà ở, học hành và quan hệ hàng xóm thì phần lớn đều cho rằng “tốt hơn” và “vẫn vậy”. Kết quả khảo sát về nhà ở đã cho thấy tất cả các hộ sau TĐC đều được sống trong những ngôi nhà kiên cố, khang trang từ 2 tầng trở lên. Chính vì vậy mà người dân không gặp phải vấn đề khó khăn gì về nhà ở. Còn về học hành của con em cũng vậy. Các khu TĐC đều được bố trí gần các trường học nên đã tạo ra khá nhiều thuận lợi cho việc học tập. Chỉ có 4,6% hộ cho rằng “xấu đi”. Đây là những hộ có con em đang theo học các trường chuyên nghiệp. Trước kia vì ở gần đường nên việc đi lại, bắt xe rất thuận lợi. Nhưng khi chuyển vào khu TĐC, không sát đường chính nên việc đón xe, đi lại gặp khó khăn hơn.

Về quan hệ hàng xóm, láng giềng thì gần một nửa cho rằng “tốt hơn” và “vẫn thế”. Sở dĩ như vậy vì phần lớn các hộ trước đây ở cũng xóm thì khi chuyển lên khu TĐC họ vẫn chọn những lô đất ở gần nhau. Còn lại một nửa cho rằng xấu hơn là vì các hộ trước đây ở các xóm, thậm chí xã khác nhau, họ không biết nhau nên khi chuyển đến nơi ở mới họ cũng không thường xuyên giao lưu, tiếp xúc với nhau. Chính vì thế mà việc nhờ vả hay chia sẻ với hàng xóm là rất ít.

Như vậy có thể thấy đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn đặc biệt là khó khăn về việc làm và thu thập. Vậy nên chính quyền cũng như dự án cần nhận thức được những khó khăn mà người dân đang gặp phải để giúp họ giải quyết vấn đề của mình và vươn lện trong cuộc sống.

Biểu đồ 3.6: Đánh giá của ngƣời dân về cuộc sống hiện tại của gia đình (đơn vị %) 40.5 30 29.5 đã ổn định tạm ổn chưa ổ định

(Nguồn: kết quả xử lý phiếu điều tra)

Để mang tính khách quan thì việc để người dân tự đánh giá, tự cảm nhận về cuộc sống hiện tại của họ là điều cần thiết. Kết quả khảo sát cho thấy gần một nửa số hộ cho rằng cuộc sống của họ “đã ổn định”, chiếm 40,5%, 30% hộ cảm thấy họ mới chỉ “tạm ổn”. Những hộ này chủ yếu là những hộ chuyển đến khu TĐC trước, do đó mà họ có thời gian để thu xếp, thích nghi, ổn định cuộc sống về mọi phương diện. Còn lại là những hộ cho rằng cuộc sống của họ “chưa ổn định”. Tập trung chủ yếu trong nhóm này là những hộ mới chuyển đến khu TĐC, chưa tìm được việc làm phù hợp và chưa thật sự thích nghi với cuộc sống ở nơi ở mới nên họ cảm thấy chưa ổn định. Đây cũng chính là nhóm hộ mà dự án cũng như chính quyền địa phương cần có sự quan tâm hơn nữa để giúp họ sớm ổn định cuộc sống của mình.

Đồng thời với việc tìm hiểu sự đánh giá, nhận định của chính người dân về cuộc sống hiện tại của mình thì việc tìm hiểu nguyện vọng, mong muốn của họ để từ đó đưa ra các giải pháp giúp họ hiện thực hóa mong muốn cũng là mục đích của đề tài.

Biểu đồ 3.7: Nguyện vọng của ngƣời dân (đơn vị %) 20.5 38.5 29.5 11.5 0 5 10 15 20 25 30 35 40 Vay vốn Làm việc trong dự án Học nghề Khác

(Nguồn: kết quả xử lý phiếu điều tra)

Kết quả khảo sát cho thấy nguyện vọng chiếm tỷ lệ cao nhất đó là, được làm việc trong dự án. Mặc dù dự án có chủ trương tuyển dụng lao động trong vùng vào làm việc tại công ty nhưng không phải ai cũng có cơ hội được vào. Bên cạnh đó, mức lương trả cho người lao động của dự án là khá cao so với thu nhập bình quân của người dân ở cùng thời điểm cộng với chế độ đãi ngộ cũng như bảo hộ lao động của Núi Pháo khá tốt nên hầu như bất cứ ai cũng mong muốn được vào làm việc ở đây.

“vay vốn” để đầu tư cho sản xuất, kinh doanh cũng là một nguyện vọng của 20,5% hộ. Trong điều kiện kinh tế khó khăn như hiện nay thì việc cần nguồn vốn đầu tư để kinh doanh, buôn bán là điều dễ hiểu. Như phần trên đã tìm hiểu, sau TĐC rất nhiều hộ gia đình chuyển sang hình thức kinh doanh, buôn bán và vì vậy họ có nhu cầu được vay vốn để phục vụ cho công việc của mình. Chính vì vậy, dự án cũng như chính quyền nên có sự quan tâm cũng như giúp đỡ những đối tượng này để họ có thêm nguồn vốn để mở rộng hoạt đông kinh doanh. “học nghề” cũng là một nguyện vọng của các hộ gia đình. Đây là một nguyện vọng rất chính đáng của người dân. Ỏ đây, chủ yếu là đào tạo nghề cho con em họ và tất nhiên họ vẫn mong muốn rằng sau khi học nghề xong có được công

Một số nguyện vong khác của người dân như được hưởng các chính sách

Biểu đồ 3.8. Những nghề mong muốn đƣợc đào tạo (đơn vị %)

14.5

22

26.5 27.5

9.5

Lái xe, lái máy Cơ khí Tuyển khoáng công nhân kĩ thuật Bảo vệ

(Nguồn: kết quả xử lý phiếu điều tra)

Nhìn vào biểu đồ ta thấy, công nhân kĩ thuật, công nhân tuyển khoáng, lái xe, lái máy là những nghề được mong muốn nhiều nhất. Núi Pháo là công ty khoáng sản vì vậy nên nhu cầu tuyển công nhân trong lĩnh vực này khá lớn. Chính vì vậy mà người dân mong muốn được theo học những nghề đó để sau khi học xong có thể tìm kiếm cơ hội để có được công việc trong dự án.

Trên đây là những nguyện vọng chính đáng và hết sức tha thiết của người dân TĐC. Vấn đề đặt ra là với sự hạn chế về ngân sách, nhân lực thì các cơ quan chính quyền cũng như Ban quản lý dự án cần cân đối, lựa chọn để tìm ra những giải pháp tốt nhất sao cho có thể đáp ứng được nguyện vọng của người dân ở mức độ cao nhất.

Một phần của tài liệu Đời sống của người dân sau tái định cư của Dự án khai thác và chế biến khoáng sản Núi Pháo (Nghiên cứu tại huyện Đại Từ – Tỉnh Thái Nguyên (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)