Quan điểm của Chính phủ về tái định cƣ

Một phần của tài liệu Đời sống của người dân sau tái định cư của Dự án khai thác và chế biến khoáng sản Núi Pháo (Nghiên cứu tại huyện Đại Từ – Tỉnh Thái Nguyên (Trang 29)

9. Khung lý thuyết

1.3. Quan điểm của Chính phủ về tái định cƣ

Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về di dân tái định cư được thể hiện qua các văn bản pháp lý liên quan đến bồi thường thiệt hại và tái định cư. Trong thời gian gần đây, sự ra đời của Hiến pháp 1992 và Luật đất đai năm 2003 đã đặt cơ sở nền tảng pháp lý cho chính sách bồi thường, tái định cư các chính sách này ngày càng hòan chỉnh hơn để đáp ứng nhu cầu thực tiễn.

Bản Hiến pháp sửa đổi được thông qua năm 1992 đảm bảo quyền dân chủ của công dân, quyền sở hữu của Nhà nước đối với đất đai và tài nguyên, quyền sử dụng đất của các tổ chức và cá nhân; đặc biệt Hiến pháp 1992 còn bao gồm việc công nhận và bảo vệ quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tư nhân về tài sản và sản xuất.

Luật đất đai sửa đổi năm 2003 là văn kiện quan trọng làm cơ sở cho việc bồi thường tái định cư cho những người bị mất nơi ở và phải tái định cư không tự nguyện. Luật đất đai đã xác định: đất đai thuộc sở hữu của tòan dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Các tổ chức và cá nhân không thể sở hữu đất đai nhưng lại được giao quyền sử dụng đất và điều này tạo ra cơ sở pháp lý cho quyền được bồi thường tái định cư của người dân khi Nhà nước thu hồi.

Nghị định 197/2004/NĐ – CP là văn bản quy định về việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi. Trong đó đã có những quy định chặt chẽ về việc bồi thường, hỗ trợ cũng như việc lập khu tái định cư để tạo ra nơi ở mới và ổn định đởi sống, sản xuất của người dân sau tái định cư. Các chính sách hỗ trợ trong Nghị định này đã nêu và hướng dẫn chi tiết về các khoản hỗ trợ như hỗ trợ di chuyển, đào tạo nghề và tạo việc làm, các biện pháp hỗ trợ sản xuất… Đặc biệt, gần đây nhất, chính phủ đã ban hành Nghị định 84/2007/ND – CP trong đó đưa ra một số điều khỏan sửa đổi, bổ sung các điều, khỏan của Nghị định 197 như Điều 51 bổ sung công tác “lập, thẩm định và xét duyệt phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư”, bao gồm các nội dung:

a. Các căn cứ để lập phương án

b. Số liệu tổng hợp về diện tích các loại đất, hạng đất đối với đất nông nghiệp, số tờ bản đồ, số thửa; giá trị ước tính của tài sản hiện có trên đất.

c. Số liệu tổng hợp về số hộ, số nhân khẩu, số lao động trong khu vực thu hồi đất, trong đó nêu rõ số lao động phải chuyển đổi nghề nghiệp, số hộ phải tái định cư d. Dự kiến mức bồi thường, hỗ trợ và dự kiến địa điểm, diện tích đất khu

vực tái định cư hoặc nhà ở tái định cư, phương thức tái định cư.

e. Dự kiến biện pháp trợ giúp giải quyết việc làm và kế hoạch đào tạo chuyển đổi ngành nghề.

f. Danh mục các công trình và quy mô các công trình của Nhà nước, của tổ chức, của cơ sở tôn giáo, của cộng đồng dân cư phải di dời và dự kiến địa điểm để di dời.

h. Dự tóan kinh phí thực hiện dự án i. Nguồn kinh phí thực hiện dự án j. Tiến độ thực hiện dự án

Và Điều 62 “Việc tách nội dung bồi thường, hỗ trợ tái định cư thành tiểu dự án riêng và trách nhiệm tổ chức thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với dự án đầu tư thuộc các Bộ, ngành”, nghĩa là theo quy mô thu hồi đất nhất định, việc triển khai công tác thu hồi đất và tái định cư được coi như một hợp phần riêng biệt. Điều này sẽ hỗ trợ cho việc xây dựng một hành lang pháp lý hòan chỉnh, một thể chế/ tổ chức và kinh phí phù hợp, giúp cho việc thực hiện công tác thu hồi đất và tái định cư ngày một hòan thiện hơn.

1.4. Khuyến cáo của các tổ chức quốc tế về cuộc sống “hậu tái định cƣ” của ngƣời dân.

Bên cạnh việc đề cập đến những chi phí và những tổn thất “vô hình”, các tổ chức quốc tế còn rất quan tâm đến việc ổn định cuộc sống của người dân sau tái định cư.

Trong 6 nguyên tắc mà tổ chức UNDP khuyến cáo thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh (Sở Xây Dựng, 1997, Dự án VIE/95/051), có nguyên tắc: Khi bắt buộc phải tiến hành giải toả di dời, trước tiên cần phải xây dựng một kế hoạch thực hiện thật chi tiết và cụ thể, kể cả kế hoạch quản lý hậu di dời, để bảo đảm rằng những người bị di dời, tối thiểu có cuộc sống tốt hơn hoặc ngang bằng so với nơi ở trước đây về khía cạnh kinh tế và xã hội. Để có thể thực hiện được đầy đủ nguyên tắc thứ hai này, những người có trách nhiệm không chỉ cần quan tâm đến vấn đề nhà ở cho người dân tái định cư, mà còn phải có trách nhiệm quan tâm đầy đủ và thăm dò ý kiến của chính những người dân về vấn đề tái định cư để có thể có những kế hoạch cung cấp tốt nhất và sớm nhất các cơ hội về nhà ở, về sinh kế của người dân sau khi họ thay đổi chỗ ở.

Tương tự như nguyên tắc của tổ chức UNDP, Ngân hàng Thế giới (World Bank, Resettlement and Rehabilitation Policy) cũng khẳng định rằng: khi việc di dời không thể tránh khỏi, cần phải lên một kế hoạch tái định cư chi tiết. Tất cả các

hoạt động tái định cư cần được bàn thảo và thực hiện nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững. Người dân tái định cư phải được cung cấp đầy đủ các nguồn lực đầu tư và được tạo cơ hội hưởng lợi từ dự án. Người dân tái định cư phải được bồi thường mọi thiệt hại và mất mát do phải di dời, được hỗ trợ di dời và được trợ giúp trong suốt quá trình thích nghi với nơi ở mới, và được hỗ trợ để nâng cao mức sống và thu nhập, để có cuộc sống tốt hơn hay ít nhất là ngang bằng so với trước tái định cư.

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB, 1995) đã có những đề nghị cụ thể nhằm giúp cho cuộc sống “hậu tái định cư” của người dân được ổn định và dễ dàng hơn. Trong chính sách tái định cư không tự nguyện của Ngân hàng Phát triển Châu Á đã đề cập: nếu các cá nhân hay cộng đồng dân cư nào bị mất đất, mất kế sinh nhai, mất lối sống quen thuộc thì phải được:

+ Bồi thường mọi tài sản, thu nhập và kế sinh nhai bị mất. + Giúp di dời và tái định cư.

+ Giúp đỡ để đời sống kinh tế và xã hội được tốt hơn, hay ít nhất là ngang bằng so với trước tái định cư.

+ Cung cấp đầy đủ đất đai, nhà ở, cơ sở hạ tầng và những yếu tố khác như cuộc sống ban đầu.

+ Cung cấp đầy đủ thông tin và tư vấn kỹ càng về các mức bồi thường và các phương án tái định cư.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Phát triển Châu Á còn yêu cầu các dự án phát triển phải tìm cách giảm thiểu và bồi thường những mất mát về tiềm năng kinh tế cho nhóm dân cư bị ảnh hưởng bởi dự án và cho nền kinh tế của địa phương và khu vực. Đồng thời giúp đỡ phát triển các tiềm năng kinh tế, văn hoá và xã hội của cộng đồng bị ảnh hưởng bởi dự án.

Như vậy, có thể thấy các tổ chức quốc tế đã quan tâm nhiều đến cuộc sống “hậu tái định cư” của người dân. Họ đã nhìn thấy tất cả những nguy cơ mà người dân gặp phải khi phải di dời, giải toả, và tái định cư. Trong đó, sự suy giảm về kinh tế, thu nhập và những khó khăn trong công việc làm ăn là những vấn đề

đáng được quan tâm nhất. Và đối với các tổ chức quốc tế, quan trọng nhất là người dân phải được bồi thường đầy đủ và công bằng mọi mất mát họ phải chịu, nhất là những mất mát và tổn thất liên quan đến kế sinh nhai và thu nhập của họ. Tuy nhiên, bên cạnh việc trang bị đầy đủ các điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng,…tại nơi ở mới cho người dân tái định cư để họ có thể mau chóng ổn định được việc làm và thu nhập tại nơi ở mới, tiến tới ổn định cuộc sống.

Một phần của tài liệu Đời sống của người dân sau tái định cư của Dự án khai thác và chế biến khoáng sản Núi Pháo (Nghiên cứu tại huyện Đại Từ – Tỉnh Thái Nguyên (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)