Giao thông

Một phần của tài liệu Đời sống của người dân sau tái định cư của Dự án khai thác và chế biến khoáng sản Núi Pháo (Nghiên cứu tại huyện Đại Từ – Tỉnh Thái Nguyên (Trang 71)

9. Khung lý thuyết

2.6.2.Giao thông

Giao thông ở đây là xem xét cơ sở hạ tầng giao thông khu vực tái định cư và sự liên thông giữa khu vực với các khu vực xung quanh cũng như mức độ thuận tiện trong đi lại.

Biểu đồ 2.10: Đánh giá của ngƣời dân về cơ sở hạ tầng giao thông ở nơi ở mới (đơn vị %) 72 12.5 15.5 tốt hơn vẫn thế xấu

(Nguồn: kết quả xử lý phiếu điều tra)

Khi được hỏi về đánh giá của mình đối với vấn đề cơ sở hạ tầng giao thông so với trước kia thì có đến 72% hộ cho rằng “tốt hơn”. Điều này có thể lý giải là do trước kia đại đa số các hộ đều sinh sống trong các xóm, làng, đường xá vẫn là đường đất hoặc đường bê tông nhỏ hẹp và vì thế nên mỗi khi trời mưa việc đi lại gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, khi đến sinh sống ở khu tái định cư với đường nhựa rộng và sạch sẽ tất nhiên đối với họ là “tốt hơn”.

“Ngày xưa ở trong xóm vẫn còn đường đất, mỗi khi trời mưa là lại lầy lội, đi lại rất khó khăn nên từ ngày lên đây tòan đường nhựa và đường bê tông nên đi lại cảm thấy thuận lợi hơn rất nhiều, không ngại ra đường mỗi khi trời mưa bão nữa” (PVS, nữ, khu Hùng Sơn 3).

Số hộ còn lại cho rằng “xấu hơn” và “vẫn thế” là những hộ trước kia họ đã sinh sống ở hai bên đường quốc lộ 37, việc đi lại hết sức thuận tiện nhưng cả khu tái định cư Nam Sông Công và Hùng Sơn 3 đều nằm cách quốc lộ 37 khoảng vài trăm mét nên sẽ bất tiện hơn cho những người thường xuyên phải đi xe buýt hoặc xe khách. Tuy nhiên, khu Hùng Sơn 3 thì gần hơn nên các điều kiện đi lại của

các hộ dân ở đây thuận tiện và dễ dàng hơn so với các hộ ở khu Nam Sông Công. Mặt khác, rất nhiều người ở đây làm việc tại khu Dự án nên quãng đường đi làm của họ cũng xa hơn so với khi họ vẫn ở nơi ở cũ.

Một phần của tài liệu Đời sống của người dân sau tái định cư của Dự án khai thác và chế biến khoáng sản Núi Pháo (Nghiên cứu tại huyện Đại Từ – Tỉnh Thái Nguyên (Trang 71)