9. Khung lý thuyết
2.5.1. Sự thay đổi việc làm trước và sau tái định cư
Như chúng ta thấy, mức sống của mỗi người cao hay thấp phụ thuộc vào việc làm. Còn trên bình diện toàn xã hội thì việc làm là một trong những yếu tố cơ bản tạo ra tình trạng ổn định hay bất ổn định của xã hội.
Việc làm là một hoạt động lao động nghề nghiệp có ích không bị pháp luật ngăn cấm, có thu nhập cho bản thân và nuôi dưỡng gia đình, góp phần cống hiến cho xã hội.
Việc làm là một chỉ tiêu quan trọng trong việc xem xét những thay đổi về mặt kinh tế của các hộ gia đình tái định cư. Việc làm trước và sau tái định cư của người dân có sự biến động không nhỏ. Tái định cư đã làm thay đổi việc làm của hầu hết người dân. Khi được hỏi “TĐC có làm thay đổi việc làm không?” thì có đến 75,5% người được hỏi trả lời “có”.
Công việc của người dân được nhóm lại thành 6 nhóm chính, đó là: nông nghiệp, buôn bán/dịch vụ, công nhân/lao động phổ thông, nhân viên Nhà nước, lái xe và những người chưa có việc làm.
Bảng 2.7. Sự chuyển đổi việc làm trƣớc và sau TĐC (đơn vị %) Nghề nghiệp Công việc trƣớc đây Công việc hiện nay
Người Tỷ lệ Người Tỷ lệ
Nông nghiệp 365 71,2 11 2,1 Buôn bán /dịch vụ 51 9,9 91 17,7 Công nhân/LDPT 29 5,7 185 36,1 Công, nhân viên
NN 39 7,6 44 8,6
Lái xe 17 3,3 47 9,2
Bảo vệ 0 0,0 39 7,0
Không làm việc 12 2,3 99 19,3
Tổng 513 100,0 513 100,0
(Nguồn: kết quả xử lý phiếu điều tra)
Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy rõ sự biến động trong việc làm của người dân thể hiện rõ nhất ở các nhóm nghề: nông nghiệp, buôn bán/dịch vụ, công nhân/lao động phổ thông.
Sự biến động diễn ra mạnh mẽ nhất ở lĩnh vực nông nghiệp. Sở dĩ như vậy vì gần như hầu hết các gia đình trong vùng dự án trước đây đều làm nông nghiệp, có đến 71,2% người được hỏi cho biết trước đây họ làm nghề nông. Tuy nhiên sau khi chuyển giao đất và chuyển đến khu tái định cư thì rõ ràng họ còn đất nông nghiệp để sản xuất, chỉ còn tỷ lệ rất ít, 2,1% tiếp tục là do sau khi chuyển đến nơi ở mới họ mua ruộng đất ở những nơi khác để tiếp tục sản xuất nông nghiệp như trước kia.
Trong lĩnh vực buôn bán/dịch vụ thì tỷ lệ sau tái định cư tăng từ 9,9% lên 17,7%. Đây là những hộ trước kia đã từng hoạt động trong lĩnh vực này và sau tái định cư họ vẫn tiếp tục. Bên cạnh đó là những hộ trước kia làm nông nghiệp
nhưng sau tái định cư, do đất đai đã chuyển giao hết nên họ chuyển sang hình thức làm việc khác, đó là chuyển sang buôn bán, kinh doanh để đáp ứng nhu cầu của người dân ở khu tái định cũng như các khu vực lân cận cư như mở quán hát karaoke, quán café hay quần áo, tạp hóa…
Đặc biệt nhóm nghề công nhân và lao động phổ thông có sự tăng đột biến, từ 5,7% lên 36,1%. Sở dĩ có sự tăng lên vượt bậc ở nhóm nghề này là do khi đi vào hoạt động dự án Núi Pháo đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người dân, đặc biệt là người dân trong vùng dự án. Dự án có chính sách hộ trợ việc làm cho các hộ gia đình, đó là mỗi một gia đình thuộc diện giải tỏa sẽ được ưu tiên có một hoặc hai người được vào làm trong dự án. Tuy nhiên, do trình độ học vấn cũng như trình độ chuyên môn thấp, không đáp ứng được nhu cầu nên đại đa số lao động ở đây chỉ có thể được tuyển vào vị trí “công nhân” và lao động phổ thông. Tuy nhiên, số lượng được tuyển vào làm công nhân chiếm tỷ lệ ít còn chủ yếu là làm lao động phổ thông. Bên cạnh đó, để đảm bảo cuộc sống hậu tái định cư cũng như nhằm tạo cơ hội việc làm cho người dân dự án đã có một số chương trình như mở các nhà máy sản xuất nấm để tạo thêm công ăn việc làm cho người dân, đặc biệt là phụ nữ.
“Trước đây nhà tôi cả hai vợ chồng đều làm ruộng hết nhưng bây giờ lên đây làm gì có ruộng mà làm nữa thế là tôi xin đi làm lao động phổ thông cho Núi Pháo mỗi tháng cũng được khoảng 3 triệu, còn vợ tôi thì ở nhà bán hàng linh tinh” (PVS, nam, khu Nam Sông Công)
Sau tái định cư số lượng người làm công/nhân viên Nhà nước cũng tăng lên nhưng không đáng kể. Sở dĩ số lượng này tăng là do một số người trước đây chưa xin được việc làm nhưng nhờ có khoản tiền bồi thường do chuyển giao đất nên họ đã xin được việc làm phù hợp trong khu vực Nhà nước.
Đặc biệt sau tái định cư có sự xuất hiện của một công việc mới, đó là “bảo vệ”. Đây là một công việc thuộc dự án và chủ yếu đối tượng được tuyển dụng là con em trong vùng dự án khi đáp ứng được các yêu cầu của công việc.
“Chồng cô trước thì sửa chữa đồ điện nhưng sau khi chuyển lên đây thì xin được vào làm bảo vệ ở Núi Pháo, công việc cũng nhàn hơn mà lương cũng được” (PVS, nữ, khu Hùng Sơn 3)
Nhóm cuối cùng, đồng thời cũng là nhóm cần xem xét nhất đó là nhóm người hiện tại “chưa có việc làm”. Trước tái định cư tỷ lệ nhóm này là 2,3% thì sau tái định cư đã tăng lên gần gấp đôi với 19,3%. Tuy nhiên, ở đây không phải là những người trước đây chưa có việc làm, sau khi tái định cư vẫn chưa tìm được việc mà đa số là người trước đây hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nhưng sau tái định cư họ không tìm được việc làm phù hợp có thể do tuổi tác hoặc sức khỏe. Và đây cũng là vấn đề đặt ra đối với công tác hậu tái định cư của dự án. Ban quản lý dự cần cần phải có chính sách phù hợp với những đối tuợng này để giúp họ có việc làm giúp tăng thu nhập cho bản thân cũng như cho gia đình.
“Trước đây thì cả nhà tôi đều làm chè và máy sào ruộng. Sau khi lên đây thằng con trai thì được vào làm trong Núi Pháo còn tôi chưa tìm được việc gì để làm cả. Xin vào Núi Pháo thì cũng khó lắm những việc nhàn nhàn thì mình không được vào còn việc nặng thì lại không đủ sức khỏe để làm” (PVS, nam, khu Hùng Sơn 3)
“Ở quanh đây nhà nào cũng có người xin được vào Núi Pháo vì chủ yếu làm công nhân hoặc lao động phổ thông còn con gái tôi đã học xong đại học thì vẫn không xin vào được vì họ bảo chưa có vị trí nào phù hợp”(PVS, nữ, khu Nam Sông Công)
Sự thay đổi việc làm của người lao động chủ yếu diễn ra theo hai xu hướng chính: thứ nhất là từ lĩnh vực “nông nghiệp” sang “buôn bán/dịch vụ” và đặc biệt là sang “công nhân/lao động phổ thông”. Đây là xu hướng chính và có tỷ lệ di chuyển nhiều nhất và từ buôn bán/dịch vụ sang “công nhân/lao động phổ thông”.
Đây là những người trước đây làm nghề buôn bán nhưng sau tái định cư không còn môi trường để tiếp tục nghề này nên họ chuỷên hướng sang làm công nhân hoặc lao động phổ thông cho dự án.
Xu hướng thứ ba là từ “chưa có việc làm” sang “công nhân/lao động phổ thông”, “bảo vệ” hoặc lái xe.
Bảng 2.8. Tƣơng quan giữa giới tính với sự thay đổi việc làm (đơn vị %) Thay đổi việc
làm Giới tính Chung Nam Nữ Có 81,9 71,3 75,9 không 18,1 28,7 24,1 Tổng 100 100 100 92 93 185
(Nguồn: kết quả xử lý phiếu điều tra)
Kết quả khảo sát cho thấy giới tính có sự tác động đến sự thay đổi việc làm của người dân theo hướng ở nam giới sự thay đổi diễn ra nhiều hơn nữ giới (81,9% so với 71,3%). Điều này cho thấy tính chủ động hơn trong việc tìm kiếm cũng như chuyển đổi việc làm của nam so với nữ. Hơn nữa do đặc điểm tính chất của công việc chẳng hạn như công nhân thì chủ yếu làm việc trong lĩnh vực tuyển khoáng hoặc điện hay bảo vệ, lái xe thì nam giới sẽ thích hợp hơn so với nữ nên tỷ lệ chuyển đổi nghề nghiệp của họ sẽ dễ dàng và chủ động hơn nhiều.
Bảng 2.9. Tƣơng quan giữa độ tuổi và sự thay đổi việc làm (đơn vị %) Độ tuổi Thay đổi việc làm Chung
Có Không 19 – 30t 19,9 28,3 21,9 31- 40t 54,6 43,5 51,9 41- 50t 24,1 26,1 24,6 41- 50t 1,4 2,1 1,6 Tổng 100 100 100
(Nguồn: kết quả xử lý phiếu điều tra)
Cùng với yếu tố “giới tính” thì “độ tuổi” cũng là một yếu tố có tác động đến sự chuyển đổi nghề nghiệp. Bảng số liệu cho thấy, nhóm tuổi từ 31 – 40t là độ tuổi có sự thay đổi việc làm nhiều nhất, chiếm tỷ lệ 54,6% số người có thay đổi việc làm. Đây là độ tuổi có hai đặc điểm ưu thế hơn các nhóm khác, đó là vừa có sức khỏe lại vừa có kinh nghiệm làm việc nhất định. Bên cạnh đó thì độ tuổi
này cũng là độ tuổi mà con người có sự chín chắn trong suy nghĩ cũng như cách tính toán làm ăn. Chính vì thế, tái định cư sẽ là cơ hội để họ thay đổi việc làm, chuyển từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác với mức lương cao hơn.