Về phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu Đời sống của người dân sau tái định cư của Dự án khai thác và chế biến khoáng sản Núi Pháo (Nghiên cứu tại huyện Đại Từ – Tỉnh Thái Nguyên (Trang 34)

9. Khung lý thuyết

1.5.2. Về phát triển kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện bình quân 5 năm đạt 11,98%[1], tăng trưởng ổn định, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Năm 2010, tỷ trọng cơ cấu: công nghiệp - TTCN 35,44%, dịch vụ 33,8%, nông nghiệp 30,76%; so với năm 2005, tỷ trọng công nghiệp tăng 3,47%, dịch vụ tăng 3,55%, nông nghiệp giảm 6,93%.

Nông nghiệp, nông thôncó nhiều đổi mới. Do tập trung chỉ đạo xây dựng và thực hiện 08 chương trình, đề án về phát triển nông nghiệp, nông thôn; phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật; tích cực khai thác các lợi thế... nông nghiệp đã từng bước phát triển theo chiều sâu, tích cực chuyển hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng khoa học - công nghệ, thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp đạt bình quân 3,83%/năm, giá trị sản phẩm trên 1 ha đất trồng trọt đạt 57 triệu đồng; bước đầu hình thành một số cánh đồng sản suất hàng hoá đạt hiệu quả kinh tế cao.

Sản lượng lương thực tuy không đạt kế hoạch đề ra nhưng do tập trung chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu giống, ứng dụng KHKT vào thâm canh nên sản lượng thóc tăng 4.600 tấn (bằng 7,5%), bình quân lương thực đầu người tăng từ 415 kg lên 440 kg, đảm bảo an ninh lương thực. Sản lượng cây màu tăng nhanh, phát triển mạnh một số cây màu có giá trị kinh tế cao.

Sản xuất chè đạt hiệu quả khá cao; vượt chỉ tiêu đề ra cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Tích cực quan tâm chỉ đạo ứng dụng kỹ thuật tiên tiến vào chăm sóc, chế biến, bảo quản, nâng cao giá trị sản phẩm; tăng cường công tác thị trường, giới thiệu sản phẩm chè của huyện.

Lĩnh vực lâm nghiệp được quan tâm đúng mức; thực hiện nhiều chương trình, dự án trồng và chăm sóc rừng; trong 5 năm, diện tích trồng rừng tập trung đạt 4.188 ha, tỷ lệ che phủ rừng đạt 48,2%, tăng 1,2% so với nghị quyết. Giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng khá. Công tác quản lý, bảo vệ rừng được đảm bảo.

Thuỷ lợi tiếp tục được quan tâm đầu tư, cơ bản đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất và đời sống. Chỉ đạo tốt công tác phòng chống bão lụt, giảm nhẹ thiên tai, hạn chế tối đa thiệt hại về người và tài sản của nhân dân.

Kinh tế hợp tác, kinh tế hộ gia đình có nhiều tiến bộ; hình thức sản xuất trang trại phát triển khá… cùng với việc đầu tư phát triển mạnh kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật nên bộ mặt nông thôn của huyện đã có bước thay đổi theo hướng hiện đại.

Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tiếp tục phát triển. Tập trung chỉ đạo thực hiện Đề án phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2006-2010 với nhiều giải pháp cụ thể như: hình thành các cụm công nghiệp; tăng cường quản lý, khai thác nguồn tài nguyên, khoáng sản; từng bước hỗ trợ phát triển một số ngành nghề có thế mạnh; tăng cường đầu tư hỗ trợ về vốn, công nghệ; đẩy mạnh công tác khuyến công...Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng bình quân 23,79%/năm, vượt 2,37% chỉ tiêu nghị quyết. Một số ngành nghề phát triển khá, hình thành một số nghề mới. Hoàn thành quy hoạch chi tiết 02 cụm công nghiệp: Phú Lạc và An Khánh I, thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất.

Các hoạt động dịch vụ phát triển. Do tập trung lãnh đạo thực hiện các giải pháp về quy hoạch khu trung tâm, phát triển giao thông, xây dựng chợ nông thôn…nên đã tạo điều kiện cho phát triển đa dạng các hoạt động dịch vụ. Giá trị thương mại - dịch vụ tăng bình quân 23,72%/năm, vượt 6,72% chỉ tiêu nghị quyết. Một số loại hình dịch vụ phát triển khá nhanh . Dịch vụ tín dụng phát triển ổn định, mở rộng nhiều hình thức huy động vốn, đáp ứng nhu cầu nguồn vốn cho phát triển kinh tế - xã hội.

Du lịch bước đầu được quan tâm. Trong phát triển kinh tế - xã hội đã thực hiện nhiều giải pháp gắn với tầm nhìn về phát triển du lịch. Nhiều địa điểm văn hoá, lịch sử, điểm có lợi thế khai thác du lịch đã thu hút khách đến tham quan, tạo tiền đề để phát triển.

Một phần của tài liệu Đời sống của người dân sau tái định cư của Dự án khai thác và chế biến khoáng sản Núi Pháo (Nghiên cứu tại huyện Đại Từ – Tỉnh Thái Nguyên (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)