Hoạt động vui chơi, giải trí

Một phần của tài liệu Đời sống của người dân sau tái định cư của Dự án khai thác và chế biến khoáng sản Núi Pháo (Nghiên cứu tại huyện Đại Từ – Tỉnh Thái Nguyên (Trang 87)

9. Khung lý thuyết

3.3.3Hoạt động vui chơi, giải trí

Khi tìm hiểu về đời sống tinh thần của người dân thì một khía cạnh rất quan trọng cần phải xem xét và đánh giá đó chính là hoạt động vui chơi, giải trí. Vui chơi, giải trí đóng vai trò quan trọng trong đời sống của con người. Nó được coi là “món ăn tinh thần” để người ta quên đi sự mệt mỏi và lấy lại niềm vui sau những giờ lao động căng thẳng, vất vả.

Bảng 3.3. Hình thức giải trí của ngƣời dân (đơn vị %) Hình thức giải trí Trƣớc sau

Xem TV 86 96

Đọc sách,báo 23 51

Thể dục, thể thao 15 60,5

Đi chơi nhà hàng xóm,anh em 48,5 61,5 Tham gia hoạt động của xóm,xã 43,5 15,5

(Nguồn: kết quả xử lý phiếu điều tra)

Kết quả khảo sát cho thấy người dân ở khu TĐC thường sử dụng các hình thức giải trí như xem tv, đọc sách báo, tham gia các hoạt động thể dục thể thao, các hoạt động chung của xóm, xã hoặc có thể sang chơi nhà hàng xóm, anh em khi có thời gian rỗi. Đây đều là những hình thức giải trí rất đặc trưng ở các khu vực nông thôn.

Bảng số liệu cho thấy có sự biến động trong việc sử dụng các hình thức giải trí trước và sau TĐC. Nhìn chung sau TĐC tỷ lệ người dân sử dụng các hình thức giải trí đều có xu hướng tăng lên. Trong đó có những hình thức tăng nhanh, chẳng hạn như với hình thức tham gia thể dục, thể thao trước là 15% sau tăng lên 61,5% (tăng gấp 4 lần) hay với hình thức đọc sách báo cũng vậy, trước chỉ có 23% nhưng sau TĐC tăng lên 51%. Như đã tìm hiểu ở phần trước, trước đây người dân chủ yếu đều tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, thời gian rảnh rỗi trong ngày không nhiều, dường như cả ngày đều tập trung vào ruộng nương. Đặc biệt nếu vào ngày mùa thì có khi còn làm đến đêm mới được nghỉ ngơi. Chính vì vậy mà thời gian rảnh rỗi để giải trí hầu như rất hạn hẹp. Có chăng chỉ có thể tranh thủ xem tivi, xem phim vào buổi trưa hay buổi tối. Một hình thức giải trí nữa được sử dụng khá nhiều trước đây đó là “đi chơi nhà hàng xóm, anh em” mỗi khi rảnh rỗi. Do đặc điểm cư trú ở các làng, xóm cộng với tính cố kết cộng đồng ở nông thôn thường cao hơn ở thành thị nên việc đi lại, thăm hỏi nhau những khi có thời gian diễn ra rất phổ biến ở nông thôn. Một ngày họ có thể sang nhà nhau chơi đến vài lần chỉ để nói chuyện gẫu, trao đổi các thông tin…Với các hình thức “đọc sách, báo” hay “thể dục thể thao” thường được sử dụng ở những hộ gia đình làm việc trong các cơ quan nhà nước nhiều hơn vì họ chỉ phải làm việc trong giờ hành chính nhất định, còn lại thời gian rảnh họ có thể tham gia các hoạt động thể thao, văn nghệ…

Sau TĐC, sự chuyển đổi nghề nghiệp diễn ra, người dân không còn tham gia hoạt động sản xuất nông nghiệp nữa nên thời gian rảnh rỗi để tham gia vào các hoạt động vui chơi, giải trí tăng lên đáng kể. Họ tham gia vào các hoạt động giải trí nhiều hơn. Nếu trước đây chỉ có xem tivi và sang nhà hàng xóm, láng giềng để tán gẫu thì sau TĐC tỷ lệ người tham gia vào các hoạt động như đọc sách,báo, thể dục thể thao chiếm tỷ lệ rất cao. Kết quả khảo sát ở phần trước đã chỉ ra, sau TĐC số hộ có máy tính tăng lên rất nhiều và với việc kết nối internet thì họ có thể thực hiện các hoạt động đọc báo, tạp chí, xem phim, nghe nhạc, chơi điện tử bất cứ lúc nào. Ngoài ra, ở các khu TĐC hệ thống đường, đèn đường khá

tốt nên người dân có điều kiện để thực hiện các hoạt động thể dục thể thao như đi bộ, chơi cầu lông…những hoạt động này trước kia hầu như không diễn ra hoặc rất ít vì với hệ thống đường xá trong làng, xóm thì việc đi lại đã khó khăn chứ chưa nói đến việc tập thể dục hay vui chơi ở đó.

Ngược lại với các hình thức vui chơi giải trí khác đều tăng lên sau TĐC thì hình thức “tham gia các hoạt động của xóm, xã” lại giảm đi đáng kể (trước là 43,5%, sau còn 15,5%). Khi chuyển đến nơi ở mới, còn chưa quen với cuộc sống, con người mới thì việc tham gia vào các hoạt động, các phong trào chung của xóm hay xã giảm đi là điều dễ hiểu. Hơn nữa, cái mà họ phải tập trung nhiều đó là lo ổn định cuộc sống tại nơi ở mới nên sẽ không còn muốn tham gia các hoạt động của tập thể như trước đây.

Đối với hoạt động vui chơi giải trí cho thanh niên hay trẻ em trước đây và hiện nay cũng có sự biến đổi. Mặc dù có kế hoạch xây dựng các khu vui chơi giả trí ở các khu TĐC nhưng cho đến nay nó vẫn chưa được thực hiện. Ngay cả Nhà văn hóa của mỗi khu hiện nay cũng đều chưa có. Chính vì vậy mà nó ảnh hướng khá lớn đến việc thực hiện các hoạt động vui chơi của các em. Trước đây mỗi xóm đều có Nhà văn hóa riêng và đó là nơi diễn ra các hoạt động tập thể, họp thôn, họp xóm, là nơi các em có thể vui chơi hàng ngày. Hay trước đây các hoạt động thể thao như đá bóng có thể thực hiện dễ dàng vì đất thừa, đất trống nhiều nhưng khi lên khu TĐC do quỹ đất hạn hẹp nên việc thực hiện các hoạt động đó là rất khó.

Như vậy TĐC đã có tác động đến hoạt động vui chơi, giải trí của người dân. Bên cạnh những tác động tích cực, giúp cho họat động vui chơi, giải trí của họ trở nên phong phú và thuận lợi hơn thì việc chú trọng đầu tư hơn nữa cơ sở hạ tầng cho các hoạt động giải trí, đặc biệt khu vui chơi dành cho trẻ em, thanh niên cần được quan tâm và thực hiện sớm trong tương lai để đảm bảo cho các em có được cuộc sống vui chơi lành mạnh, vui vẻ.

Một phần của tài liệu Đời sống của người dân sau tái định cư của Dự án khai thác và chế biến khoáng sản Núi Pháo (Nghiên cứu tại huyện Đại Từ – Tỉnh Thái Nguyên (Trang 87)