9. Khung lý thuyết
2.6.3. Các vấn đề về không khí, rác thải, nhà vệ sinh
Ngoài các yếu tố trên thì vấn đề về môi trường sống cũng cần được phân tích để thấy được tác động của tái định cư đến cuộc sống của người dân một cách toàn diện.
Vấn đề ô nhiễm không khí và tiếng ồn.
Cũng như đa số các khu tái định cư của các dự án khác, khu tái định cư của dự án cũng được bố trí bố trí cách xa quốc lộ 37 , không có các phương tiện lớn như xe tải, xe khách qua lại nên vấn đề bụi bẩn và tiếng ồn không còn là vấn đề đáng lo ngại, đảm bảo môi trường sống trong lành hơn cho các hộ gia đình.
Tuy nhiên, do sau tái định cư khá nhiều hộ gia đình chuyển kinh doanh lĩnh vực giải trí, đặc biệt là các trò chơi như Bi – a hay các quán karaoke. Chính điều này đã tạo ra tác động tiêu cực đến cuộc sống của những hộ xung quanh.
Không còn ô nhiễm tiếng ồn do giao thông gây ra những một số hộ lại bị ảnh hưởng bởi các hoạt động khác. Khi được hỏi về vấn đề tiếng ồn so với trước kia thì có 61% người được hỏi cho rằng “vẫn thế”, tức là tiếng ồn không làm ảnh hưởng đến cuộc sống của họ. Tỷ lệ người cho rằng “tốt hơn” chiếm 32,5%. Đây là những hộ gia đình trước đây sinh sống ở hai bên đường quốc lộ 37. Vì thế thê nên họ luôn bị ảnh hưởng bởi tiếng ôn gây ra bởi các phương tiện như ô tô, xe máy, xe tải, còi tàu…hay ở xóm 1 xã Hùng Sơn vì có nhiều hộ làm nghề cơ khí nên những hộ xung quành dường như thường xuyên bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn của hoạt động này tạo ra. Thế nên khi chuyển đến khu tái định cư cách xa đường quốc lộ và không còn những hoạt động sản xuất đó nữa thì họ cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.
Như trên đã đề cập đến, sau tái định cư có rất nhiều hộ chuyển sang kinh doanh, trong đó có những hộ mở các dịch vụ giải trí như karaoke hay Bi a. Chính vì sự chuyển đổi hình thức kinh doanh này đồng thời việc quản lý giờ giấc của
các phòng hát còn lỏng lẻo làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của các hộ sống xung quanh đó. Đây là lý do có 6,5% hộ cho trả lời “xấu hơn” khi được hỏi.
Biểu đồ 2.11: Đánh giá của ngƣời dân về vấn đề ô nhiễm tiếng ồn so với trƣớc TĐC (đơn vị %) 32.5 61 6.5 Tot van the xau
(Nguồn: kết quả xử lý phiếu điều tra) Vấn đề rác thải
Có đến 81% cho rằng tình trạng vệ sinh môi trường “tốt hơn” so với trước tái định cư. Điều này rất dễ hiểu vì đa số hộ trước kia cư trú trong các làng, xóm nên vấn đề vệ sinh môi trường sẽ không thể tốt bằng ở khu tái định cư. Nếu trước kia mỗi gia đình đêu tự xử lý rác thải thì hiện tại hàng ngày đều có người của bên vệ sinh môi trường đến để thu gom rác thải của từng nhà và tập trung ở bãi chứa rác chung chờ xử lý. Mỗi tháng hộ sẽ phải chi trả cho dịch vụ này khoảng 30 nghìn đồng. Số hộ còn lại cho rằng “vẫn thế” là do trước kia ở nơi cũ họ đã sử dụng dịch vụ này rồi nên sau tái định cư họ vẫn tiếp tục sử dụng và vấn đề rác thải không có gì thay đổi là vì vậy.
Vấn đề ngập nước
Cả hai khu tái định cư đều được xây dựng hệ thống thoát nước đầy đủ. Tuy nhiên ở khu Hùng Sơn 3 thỉnh thoảng hiện tượng tắc hệ thống thoát nước vẫn diễn. Mỗi lần như vậy nước và đất bì đùn lên nhiều làm ảnh hưởng đến sinh
hoạt và đi lại của người dân. Cả hai khu tái định cư đều ở gần sông nên việc để đảm bảo an toàn cũng như môi trường sạnh sẽ cho người dân thì Dự án cần nâng cao hơn nữa chất lượng hê thống thoát nước.
Nhà vệ sinh
Để đánh giá chất lượng cuộc sống cũng như đánh giá về môi trường thì nhà vệ sinh cũng là một tiêu chí cần phải xem xét.
Biểu đồ 2.12: Loại hình nhà vệ sinh của hộ gia đình trƣớc TĐC (đơn vị %)
41.5 0 58.5 100 0 20 40 60 80 100 Trước sau
(Nguồn: kết quả xử lý phiếu điều tra)
Trước tái định cư các hộ gia đình sử dụng hai loại hình nhà vệ sinh là hố xí khô và hố xí tự hoại. Trong đó tỷ lệ hộ có hố xí tự hoại là 58,5%, còn lại là hố xí khô. Nhưng hiện nay thì 100% các hộ đã sử dụng loại nhà vệ sinh tự hoại. Đây cũng là một tác động mang tính chất tích cực rất lớn của dự án đến cuộc sống của người dân sau tái định cư.
Qua kết quả phân tích trên đây cho thấy việc di dời TĐC đã có tác động khá toàn diện trên mọi mặt trong đời sống vật chất của người dân. Trong đó có những tác động rất tích cực, làm thay đổi một cách căn bản cuộc sống của họ so với trước kia, đó là ở phương diện nhà ở, môi trường, tiện nghi, đồ dùng sinh hoạt. Có thể nói với khoản bồi thường từ dự án đã tạo cho các hộ gia đình cơ hội để được sinh sống trong những ngôi nhà mới khang trang, tiện nghi hơn rất nhiều so với trước
tiêu cực cho cuộc sống của họ, đó là về thu nhập và việc làm. Do TĐC mà một số hộ thu nhập bị giảm sút cũng như một nhóm người trở thành thất nghiệp. Đây là một vấn đề rất cần sự quan tâm, xem xét của chính quyền địa phương cũng như Ban quản lý dự án nhằm tạo ra cuộc sống tốt hơn nữa cho người dân.
CHƢƠNG 3. ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA NGƢỜI DÂN TRƢỚC VÀ SAU TÁI ĐỊNH CƢ