Hệ thống tổ chức của ngân hàng TMCP Công Thương hiện nay

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Đống Đa (Trang 39)

Thương hiện nay

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của NHTMCP Công Thương

Sơ đồ 2.3: Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành ở chi nhánh

2.1.3. Các nghiệp vụ của ngân hàng TMCP Công thương

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam là một trong những ngân hàng hàng đầu Việt Nam với sự đa dạng hóa về ngiệp vụ cũng như cách thức quản lý chuyên nghiệp, trong đó gồm có các nghiệp vụ:

Huy động vốn

•Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của

các tổ chức kinh tế và dân cư.

•Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn: Tiết

kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, Tiết kiệm dự thưởng,Tiết kiệm tích luỹ...

•Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu...

Cho vay, đầu tư

•Cho vay ngắn hạn bằng VNĐ và ngoại tệ

•Cho vay trung, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ

•Tài trợ xuất, nhập khẩu; chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất.

•Đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn, thời gian

•Cho vay tài trợ, uỷ thác theo chương trình: Đài Loan (SMEDF); Việt Đức (DEG, KFW) và các hiệp định tín dụng khung

•Thấu chi, cho vay tiêu dùng.

•Hùn vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức tín dụng và các định chế

tài chính trong nước và quốc tế

•Đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế

Bảo lãnh

Bảo lãnh, tái bảo lãnh (trong nước và quốc tế): Bảo lãnh dự thầu; Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; Bảo lãnh thanh toán.

Thanh toán và Tài trợ thương mại

•Phát hành, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu; thông báo, xác nhận,

thanh toán thư tín dụng nhập khẩu.

•Nhờ thu xuất, nhập khẩu (Collection); Nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P)

và nhờ thu chấp nhận hối phiếu (D/A).

•Chuyển tiền trong nước và quốc tế

•Chuyển tiền nhanh Western Union

•Thanh toán uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc.

•Chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua ATM

•Chi trả Kiều hối…

Ngân quỹ

•Mua, bán ngoại tệ (Spot, Forward, Swap…)

•Mua, bán các chứng từ có giá (trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc,

thương phiếu…)

•Thu, chi hộ tiền mặt VNĐ và ngoại tệ...

•Cho thuê két sắt; cất giữ bảo quản vàng, bạc, đá quý, giấy tờ có giá,

bằng phát minh sáng chế.

Thẻ và ngân hàng điện tử

(VISA, MASTER CARD…)

•Dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt (Cash card).

•Internet Banking, Phone Banking, SMS Banking

Hoạt động khác

•Khai thác bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ

•Tư vấn đầu tư và tài chính

•Cho thuê tài chính

•Môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư, tư

vấn, lưu ký chứng khoán

•Tiếp nhận, quản lý và khai thác các tài sản xiết nợ qua Công ty Quản lý

nợ và khai thác tài sản.

2.2.KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA

2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển

Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa (NHCT Đống Đa) hiện nay là ngân hàng thương mại quốc doanh trực thuộc Ngân hàng Công Thương Việt Nam, có trụ sở chính tại 187 phố Nguyễn Lương Bằng – phường Quang Trung – Quận Đống Đa – Hà Nội. CN NHCT Đống Đa đã phát triển qua rất nhiều giai đoạn, các giai đoạn này có thể được khái quát như sau:

Năm 1955 – 1957: CN NHCT Đống Đa trước đây là Phòng công thương nghiệp Ô Chợ Dừa thuộc chi nhánh ngân hàng nhà nước thành phố Hà Nội.

Năm 1957: Phòng công thương nghiệp Ô Chợ Dừa được nâng cấp thành Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước khu phố Đống Đa có trụ sở đặt tại 237 phố Khâm Thiên – Hà Nội.

Năm 1972 – 1987: Chi nhánh ngân hàng nhà nước khu phố Đống Đa được đổi tên thành chi nhánh ngân hàng nhà nước khu phố Đống Đa, có chức năng như một ngân hàng trung ương cơ sở, hoạt động vừa mang tính kinh

doanh vừa mang tính quản lý nhà nước.

Năm 1988: Trong bối cảnh hệ thống ngân hàng Việt Nam có sự thay đổi lớn, chuyển từ hệ thống ngân hàng một cấp sang hệ thống ngân hàng hai cấp, chi nhánh nghiệp vụ ngân hàng nhà nước khu phố Đống Đa cũng được chuyển đổi thành NHCT quận Đống Đa trực thuộc NHCT thành phố Hà Nội theo Nghị định 53/HĐBT về “Đổi mới hoạt động Ngân hàng”.

Năm 1993: Hệ thống NHCT thực hiện đổi mới về cơ cấu tổ chức, theo đó NHCT thành phố Hà Nội bị xóa bỏ và CN NHCT Đống Đa trở thành chi nhánh NHCT cấp 1 trực thuộc NHCT Việt Nam. Sự đổi mới này thực sự đã có hiệu quả, điều đó được chứng minh qua những bước phát triển nhanh chóng của CN NHCT Đống Đa. Trong những năm qua chi nhánh liên tục được mở rộng về quy mô hoạt động, về tổ chức bộ máy và mạng lưới, kết quả hoạt động kinh doanh cũng không ngừng tăng trưởng, chi nhánh ngày càng có uy tín được nhiều bạn hàng đánh giá cao. Do những thành tích xuất sắc trong hoạt động nên chi nhánh đã được Chủ tịch nước tặng thưởng huân chương lao động hạng ba năm 1995, năm 1998 được tặng thưởng huân chương lao động hạng hai, năm 2002 được tặng thưởng huân chương lao động hạng nhất. Đặc biệt năm 2003 chi nhánh đã được trao tặng danh hiệu “Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới”.

Để tồn tại, phát triển và hội nhập, chiến lược phát triển đến năm 2012 của chi nhánh NHCT Đống Đa là chủ động đẩy mạnh quá trình cải cách, tiếp tục đổi mới triệt để và toàn diện hơn nhằm đạt được các mục tiêu:

(1) NHCT Đống Đa là một trong những NHTM tốt nhất Việt Nam, với thương hiệu và năng lực tài chính lành mạnh, trình độ kỹ thuật công nghệ, quản trị ngân hàng và nguồn nhân lực đạt mức tiên tiến.

chỉnh cơ cấu đầu tư tín dụng, đầu tư tài chính, phát triển dịch vụ.

(3) Cung cấp các sản phẩm – dịch vụ ngân hàng chất lượng cao, góp phần tạo nên các giá trị mới và sự thịnh vượng của NHCT.

(4) Tiếp tục giữ vững vị trí, vai trò là một trong những NHTM hàng đầu trên thị trường dịch vụ ngân hàng bán buôn, có thị phần lớn trên thị trường dịch vụ bán lẻ và thị trường tín dụng, phát triển dịch vụ ngân hàng cho công ty.

2.2.2. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHCT Đống Đa. 2.2.2.1. Cơ cấu tổ chức chung của chi nhánh NHCT Đống Đa

CN NHCT Đống Đa bao gồm có 13 phòng ban được đặt dưới sự điều hành của ban giám đốc, đó là : Phòng kế toán giao dịch, Phòng khách hàng số 1, Phòng khách hàng số 2, Phòng khách hàng cá nhân, Phòng quản lý rủi ro, phòng quản lý nợ có vấn đề, Phòng thông tin điện toán, Phòng tổ chức hành chính, Phòng tiền tệ kho quỹ, Phòng kiểm tra nội bộ, Phòng tổng hợp tiếp thị, Phòng kế toán tài chính. Ngoài ra chi nhánh còn có 2 phòng giao dịch, 14 quỹ tiết kiệm, 2 điểm giao dịch mẫu, 8 máy ATM nằm rải rác trên địa bàn quận Đống Đa. Các phòng ban này đều được chuyên môn hóa theo chức năng và nghiệp vụ cụ thể.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Đống Đa (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w